Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP vươn xa

(LĐTĐ) Là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển sản phẩm OCOP, thời gian qua Hà Nội đẩy mạnh phát triển và nâng tầm các sản phẩm OCOP, cùng với đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để sản phẩm OCOP của Thủ đô vươn xa tới các thị trường trong và ngoài nước.
Quận Bắc Từ Liêm đánh giá, phân hạng 3 sản phẩm OCOP trên địa bàn Hà Nội đánh giá, phân hạng 2.758 sản phẩm OCOP Quận Tây Hồ: Lan tỏa phong trào thi đua yêu nước tới từng tập thể, cá nhân

Tiềm năng phát triển lớn

Thủ đô Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề, làng có nghề, trong đó có 331 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận; có 1.090 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, 1.695 trang trại; 149 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm; với hơn 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao, trên 13.000 sản phẩm nông lâm thủy sản đã được cấp mã truy xuất nguồn gốc.

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP vươn xa
Sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp của quận Bắc Từ Liêm được quảng bá, giới thiệu tới người tiêu dùng.

Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến phát triển làng nghề, sản xuất sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng. UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1356/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình OCOP thành phố Hà Nội đến năm 2025.

Theo thống kê của Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới, lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng được 2.758 sản phẩm, trong đó: 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 4 sao và 1.255 sản phẩm 3 sao.

Trong 8 tháng đầu năm 2024, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 47 sản phẩm OCOP thuộc 5 quận, huyện (Bắc Từ Liêm, Long Biên, Ba Đình, Hoàn Kiếm và Ứng Hòa) trong đó có 35 sản phẩm đạt 3 sao; 12 sản phẩm tiềm năng 4 sao đang chờ Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố tiến hành đánh giá.

Dự kiến đến hết năm 2024, Thành phố sẽ đánh giá thêm khoảng 510 sản phẩm OCOP, nâng tổng số sản phẩm OCOP đạt được trong giai đoạn 2021 - 2024 là 2.167 sản phẩm (hoàn thành vượt mức mục tiêu của Chương trình là đến hết năm 2025 Thành phố đánh giá, phân hạng được 2.000 sản phẩm OCOP).

Bên cạnh đó, nhằm tăng cường quảng bá sản phẩm, thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã chủ động phối hợp với các sở Công Thương, Du lịch, Y tế và các quận, huyện, thị xã tổ chức các sự kiện, hội chợ, Festival, tuần hàng, hội thảo để thực hiện xúc tiến đẩu tư, thương mại và du lịch nhằm giới thiệu sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và quảng bá giới thiệu sản phẩm du lịch, văn hóa của Thủ đô đến với người tiêu dùng, khách du lịch trong và ngoài nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy quảng bá sản phẩm nông sản của Thủ đô đến các tỉnh, thành và kích cầu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm giữa Hà Nội với các địa phương trên cả nước.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch

Thực hiện chương trình OCOP, mỗi địa phương chọn hướng đi mang nét riêng, phù hợp với thế mạnh của địa phương. Đơn cử như, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương với các mô hình nông nghiệp sản xuất sạch, có hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình này bước đầu đã thu được nhiều kết quả tích cực, qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế theo hướng hiệu quả, bền vững.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng Thiều Văn Son cho biết: Nhận thấy rõ ý nghĩa quan trọng của việc thực hiện chương trình OCOP, UBND huyện đã ban hành kế hoạch triển khai đồng bộ đến các xã, thị trấn; chỉ đạo xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực, như: Đông trùng hạ thảo, hoa lan, rau củ các loại... Đồng thời, tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ quản lý, điều hành chương trình OCOP cấp huyện, xã và các đơn vị, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký tham gia chương trình về chuyên môn, phương thức quản lý, kinh doanh, chiến lược phát triển sản phẩm.

Đến năm 2023, huyện Đan Phượng đã có 25 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao; 75 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao gồm các loại rau, củ, quả, nấm, hoa,… góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Trước đó, từ năm 2019 đến năm 2022, huyện Đan Phượng có 97 sản phẩm được đánh giá phân hạng OCOP.

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP vươn xa
Nhiều sản phẩm OCOP của quận Tây Hồ được giới thiệu tới người tiêu dùng tại Trung tâm Giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch.

Không chỉ tại các vùng ven đô, ngay chính các quận trung tâm Thủ đô thời gian qua cũng đã và đang tích cực tham gia thực hiện chương trình OCOP. Quận Tây Hồ luôn chú trọng phát triển các sản phẩm OCOP xuất phát từ các làng nghề truyền thống, nghề gia truyền gắn với du lịch và dịch vụ.

Chỉ tính riêng trong năm 2023, quận đã tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP đối với 20 sản phẩm, của 8 chủ thể trên địa bàn. Trong đó, với 5 chủ thể lựa chọn sản phẩm tham gia OCOP là các loại bánh truyền thống đặc trưng của quận (bánh nướng, bánh dẻo, bánh chả, bánh cốm…): Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Thanh Hương; hộ kinh doanh bánh trung thu Bảo Phương; hộ kinh doanh Thanh Vân; hộ kinh doanh Đỗ Thế Gia; hộ kinh doanh bánh trung thu Ba Thể. Ngoài ra, còn có sản phẩm trà sen Hiền Xiêm của hộ kinh doanh Lưu Thị Hiền; một số thực phẩm chế biến của Công ty TNHH Thảo Nguyên Hà Nội…

Với những lợi thế sẵn có, tính đến đầu năm 2024, quận Tây Hồ có trên 40 sản phẩm OCOP được Thành phố đánh giá, công nhận. Quận xác định mục tiêu tăng cường nâng cao, mở rộng các sản phẩm OCOP, đáp ứng việc phát triển kinh tế, du lịch làng nghề trên địa bàn quận; tiếp tục giữ vững và lan tỏa những giá trị, thương hiệu, sở hữu trí tuệ nhãn hiệu tập thể làng nghề, sản vật của quận... Theo đó, quận ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP theo nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng và các điểm du lịch, kết nối để tạo thành sản phẩm “Dịch vụ du lịch OCOP Tây Hồ”.

Bên cạnh những sản phẩm truyền thống tham dự chương trình OCOP, trong thời gian qua, quận Tây Hồ chú trọng đến các sản phẩm ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao. Công ty TNHH thực phẩm Thảo Nguyên là một điển hình.

Theo Giám đốc Công ty TNHH thực phẩm Thảo Nguyên Nguyễn Thị Nguyên, công ty có 35 sản phẩm, trung bình đạt sản lượng 800-1.000kg/ngày với mỗi sản phẩm. Tham gia thị trường thực phẩm đã được 15 năm nên nguyên liệu đầu vào sản xuất, Công ty đều lựa chọn những nhà cung cấp uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thực phẩm sạch hữu cơ. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nên sản phẩm của Công ty đều đạt chuẩn theo yêu cầu. Tham gia Chương trình OCOP, Công ty ngày càng hoàn thiện tốt hơn mẫu mã, bao bì, tem nhãn cũng như tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (6/1): Ghi nhận sự ổn định trên thị trường trong nước

Tỷ giá USD hôm nay (6/1): Ghi nhận sự ổn định trên thị trường trong nước

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay ngày 6/1/2025 ghi nhận sự ổn định trên thị trường trong nước. Trên thế giới, tuần qua chỉ số USD Index (DXY) tiếp tục giữ đà tăng nhờ kỳ vọng Fed duy trì lãi suất cao.
Giá vàng hôm nay (6/1): Tương đối ổn định

Giá vàng hôm nay (6/1): Tương đối ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay (6/1), giá vàng tương đối ổn định, với giá vàng miếng và vàng nhẫn hầu hết các thương hiệu giữ nguyên mức giá giao dịch của rạng sáng qua.
Công an Hà Nội trực 100% quân số sau trận chung kết lượt về giữa Việt Nam và Thái Lan

Công an Hà Nội trực 100% quân số sau trận chung kết lượt về giữa Việt Nam và Thái Lan

(LĐTĐ) Sau chiến thắng đầy cảm xúc của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan trong trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, hàng vạn người dân Thủ đô đã đổ ra đường hò reo, cổ vũ. Giám đốc Công an Hà Nội yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị Cảnh sát giao thông, Cảnh sát hình sự,... Công an quận, huyện, thị xã huy động tối đa lực lượng trực và ứng trực triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống ùn tắc giao thông và đua xe trái phép trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

(LĐTĐ) Thông tin về việc thực hiện các chính sách tiền lương, quan hệ lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, trong năm 2024, các cơ chế, chính sách về lao động, tiền lương tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện, trong đó tập trung vào thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách tiền lương trong doanh nghiệp.
Những trường hợp được cộng điểm khuyến khích trong xét công nhận tốt nghiệp THPT

Những trường hợp được cộng điểm khuyến khích trong xét công nhận tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT, có 2 trường hợp được cộng điểm khuyến khích để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Nhiều điểm sáng trong hoạt động công đoàn huyện Phúc Thọ

Nhiều điểm sáng trong hoạt động công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Chiều 5/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Ngừng tim do dùng phải “hạt sang rởm” chữa viêm dạ dày

Ngừng tim do dùng phải “hạt sang rởm” chữa viêm dạ dày

(LĐTĐ) Sau khi uống một loại bột được bào chế từ hạt cây được cho là “hạt sang” để chữa viêm dạ dày, người phụ nữ rơi vào tình trạng ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng. Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, người bệnh được xác định ngộ độc strychnin, một chất có trong hạt mã tiền.

Tin khác

Hà Nội: Trên 80% hồ sơ lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua VneID

Hà Nội: Trên 80% hồ sơ lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua VneID

(LĐTĐ) Từ khi thực hiện thí điểm đến nay, người dân trên địa bàn Thành phố đã chủ yếu lựa chọn yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID, với tỷ lệ hồ sơ trên 80% tổng số hồ sơ tiếp nhận.
Thường Tín: Nhiều thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật

Thường Tín: Nhiều thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật

(LĐTĐ) Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) tiếp tục đạt được những kết quả khả quan.
Năm 2025: Thành phố Hà Nội tổ chức thi tìm hiểu Luật Thủ đô

Năm 2025: Thành phố Hà Nội tổ chức thi tìm hiểu Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoach số 395/KH-UBND về phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố năm 2025.
Các phường, xã mới sau sắp xếp: Hoạt động ổn định, nghiêm túc

Các phường, xã mới sau sắp xếp: Hoạt động ổn định, nghiêm túc

(LĐTĐ) Thực hiện Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 20 quận, huyện có đơn vị hành chính cần phải sắp xếp đã khẩn trương thực hiện sắp xếp theo đúng lộ trình, đảm bảo cho bộ máy hoạt động ổn định từ ngày 1/1/2025.
Thay đổi mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

Thay đổi mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

(LĐTĐ) Chiều 3/1, Văn phòng Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác văn phòng cấp ủy năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự và phát biểu chỉ đạo.
Giải quyết dứt điểm vướng mắc của 3 dự án tại Hà Nội

Giải quyết dứt điểm vướng mắc của 3 dự án tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tổ công tác đặc biệt của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã họp, tháo gỡ khó khăn cho 3 dự án: Dự án khu nhà ở xã hội cao tầng Bảo Ngọc tại phường Thạch Bàn (quận Long Biên); Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa kết hợp trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại xã Đan Phượng và xã Phương Đình (huyện Đan Phượng) và Dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ chiến sỹ Cục B05 - Bộ Công an tại phường Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm).
Phố Hàng Mã "thay áo" đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Phố Hàng Mã "thay áo" đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Mặc dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, tuy nhiên, các cửa hàng trên phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã nhộn nhịp bày bán đồ trang trí Tết.
Tăng cường tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông

Tăng cường tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông

(LĐTĐ) Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội vừa có công văn đề nghị tăng cường tuyên truyền pháp luật về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Phụ nữ chung sức, đồng lòng xây dựng Thủ đô phát triển thịnh vượng

Phụ nữ chung sức, đồng lòng xây dựng Thủ đô phát triển thịnh vượng

(LĐTĐ) Sáng 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Tổng kết công tác Hội năm 2024, phát động phong trào thi đua năm 2025.
Nét mới ở Hội hoa Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ năm 2025

Nét mới ở Hội hoa Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ năm 2025

(LĐTĐ) Hội hoa Xuân và các sản phẩm OCOP vùng miền Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ năm 2025 được tổ chức từ ngày 16 - 20/1, tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ với sự góp mặt của gần 100 nhà vườn tham dự Hội thi “Tinh hoa nghệ thuật quất cảnh, đào cảnh”, thể hiện quyết tâm của người dân vượt qua thiên tai, khôi phục nghề, làng nghề truyền thống.
Xem thêm
Phiên bản di động