Nỗ lực giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ ba, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa 16 đã thông qua Nghị quyết về “Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025”. Đây là cơ sở pháp lý để kịp thời giải quyết các vấn đề dân sinh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
Trao hỗ trợ công nhân môi trường có hoàn cảnh khó khăn gặp tai nạn giao thông Góp phần giảm ùn tắc giao thông

Phát huy các chương trình mục tiêu

Ngày 1/12/2015, HĐND Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 06 về Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2029. Sau 5 năm triển khai thực hiện, các mục tiêu cơ bản của Nghị quyết đặt ra đã cơ bản hoàn thành. Ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo TTATGT của người dân đã từng bước được cải thiện.

Nhiều công trình hạ tầng giao thông khung của Thành phố đã hoàn thành, đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi kết nối các khu vực, góp phần nâng cao năng lực giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông so với diện tích xây dựng đô thị tăng từ 8,65 năm 2015 lên 10,07 năm 2020, bình quân tăng khoảng 0,3%/ năm.

Nỗ lực giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông
Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng giao thông vận tải Thủ đô đồng bộ, thông minh, hiện đại. (Ảnh: Minh Phương).

Công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; công tác tổ chức giao thông được thực hiện thường xuyên, đồng bộ, linh hoạt với nhiều giải pháp tích cực phát huy hiệu quả các công trình giao thông hiện có, xử lý kịp thời những bất cập trong tổ chức giao thông, giảm ùn tắc giao thông.

Mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tiếp tục được quan tâm đầu tư mở rộng, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao; từng bước bố trí hợp lý luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, phát triển hợp lý các loại hình vận tải; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2019 đáp ứng được 17,03% nhu cầu đi lại của người dân, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đáp ứng được 14,85% nhu cầu đi lại của người dân.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về TTATGT đã được tăng cường. Từ năm 2016 đến nay đã xử lý được 67 điểm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố; hàng năm đều giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương so với các năm trước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn Thành phố vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể: Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chưa đạt yêu cầu đề ra, tỷ lệ đất dành cho giao thông, tỷ lệ vận tải hành khách công cộng còn thấp, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức, điều hành, giám sát giao thông còn chậm và thiếu đồng bộ. Đồng thời công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, thanh tra, kiểm tra có lúc, có nơi còn chưa thường xuyên, chưa kiên quyết khiến tình trạng ùn tắc giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao…

Đề ra những giải pháp cụ thể

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông là một trong những khâu đột phá, đồng thời Nghị quyết cũng đã chỉ ra tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố là một trong những tồn tại cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Từ yêu cầu thực tiễn này, Ủy ban nhân dân Thành phố xác định cần thiết tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo TTATGT giai đoạn 2021-2025, tạo điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân.

Trên cơ sở này, tại kỳ họp thứ ba, HĐND thành phố Hà Nội khóa 16 đã thông qua Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và bảo đảm TTATGT giai đoạn 2021-2025. Tổng kinh phí để thực hiện chương trình là hơn 1.864 tỷ đồng và được phân bổ theo từng năm. Trong đó, riêng năm 2021 có kinh phí là 335 tỷ đồng (đã được Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí để thực hiện trong năm 2021). Đây là cơ sở pháp lý để kịp thời giải quyết các vấn đề dân sinh, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng của Thủ đô…

Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện, hàng năm, Hà Nội phấn đấu xử lý từ 7 đến 10 điểm thường xuyên ùn tắc giao thông, hạn chế phát sinh mới và không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài hơn 30 phút. Xóa bỏ kịp thời các điểm đen về tai nạn giao thông, qua đó góp phần giảm tai nạn giao thông từ 5% đến 10%/năm trên cả ba tiêu chí (về số vụ, số người chết và số người bị thương).

Mục tiêu tổng quát của chương trình sẽ huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức, quản lý điều hành giao thông. Xây dựng giao thông vận tải Thủ đô đồng bộ, thông minh, hiện đại, thuận lợi, trật tự, an toàn, chất lượng, hiệu quả. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc bảo đảm TTATGT, giải quyết ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố.

Điểm sơ qua các dự án được thông qua đều là những dự án dân sinh thiết yếu. Trong đó có các dự án Xây dựng trường Trung học phổ thông tại ô đất A1, khu quy hoạch K7-1, quận Cầu Giấy; nâng cấp Bệnh viện Ung bướu Hà Nội-bệnh viện mũi nhọn về chẩn đoán và điều trị ung thư. Một số công trình nâng cấp, bảo vệ đê điều như kè chống sạt lở bờ tả sông Đuống thuộc xã Yên Viên (huyện Gia Lâm); cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu Hiệp Thuận kết hợp đường giao thông ở huyện Phúc Thọ; cải tạo, nâng cấp đê hữu Hồng, đê Ngọc Tảo kết hợp giao thông ở huyện Phúc Thọ...

Đáng chú ý, Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 4 cầu vượt cho người đi bộ qua đường trên đường Lê Đức Thọ và đường Trần Hữu Dực (quận Nam Từ Liêm); đường Nguyễn Khánh Toàn, đường Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy). HĐND Thành phố cũng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng hầm đường bộ có kết hợp cho người đi bộ từ phố Trần Nguyên Hãn sang phố Chương Dương Độ (quận Hoàn Kiếm).

Để hoàn thành các chỉ tiêu, Hà Nội sẽ tập trung triển khai đồng bộ 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp để giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông. Trong đó, việc đầu tiên là nâng cao nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu chính quyền các cấp, các đơn vị chức năng trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo TTATGT, giải quyết ùn tắc giao thông.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng sẽ nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách, hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải…Một trong những nhóm giải pháp khác là đồng bộ, hiệu quả công tác quản lý quy hoạch xây dựng, huy động mọi nguồn lực, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, tăng diện tích đất phục vụ giao thông.

Đây là giải pháp cơ bản, mang tính đột phá, có vai trò cực kỳ quan trọng với chương trình. Đồng thời mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Giải pháp này còn có ý nghĩa rất lớn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường Thành phố./.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương khắc phục bão lũ, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương khắc phục bão lũ, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Ngày 21/9, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát", Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Sân chơi văn hóa của đoàn viên Công đoàn Cụm thi đua số 6

Sân chơi văn hóa của đoàn viên Công đoàn Cụm thi đua số 6

(LĐTĐ) Không chỉ nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, về hành trình xây dựng và phảt triển của tổ chức Công đoàn Hà Nội, vòng sơ khảo Hội thi "Công đoàn Hà Nội - hành trình xây dựng và phát triển" do Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức còn là một sân chơi văn hóa, đáp ứng kịp thời nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tới năm 2025 có 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 của châu Á

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tới năm 2025 có 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 của châu Á

(LĐTĐ) Chiều 21/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Không đùn đẩy, không né tránh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Không đùn đẩy, không né tránh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các bộ, ngành lắng nghe, tiếp thu và phải giải quyết khó khăn của doanh nghiệp cả trước mắt và lâu dài trên tinh thần đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước…
Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn diễn ra Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024. Tham dự Lễ hội có ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng; ông Lê Thanh Liêm - Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong, ngoài thành phố cùng hàng vạn người dân quận Đồ Sơn và du khách muôn phương.
Tổng kết hoạt động Công đoàn khối trường học quận Hai Bà Trưng năm học 2023 - 2024

Tổng kết hoạt động Công đoàn khối trường học quận Hai Bà Trưng năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (21/9), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Công đoàn khối trường năm học 2023 - 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.
Thần tốc dựng và bàn giao nhà tạm cho người dân Làng Nủ

Thần tốc dựng và bàn giao nhà tạm cho người dân Làng Nủ

(LĐTĐ) Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn Vingroup đã hoàn thành khu nhà tạm cư mới cho người dân Làng Nủ sau 7 ngày thi công, mang lại nơi ở an toàn và ổn định cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Tin khác

Cư dân chung cư được trải nghiệm thực hành về phòng cháy chữa cháy

Cư dân chung cư được trải nghiệm thực hành về phòng cháy chữa cháy

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Công an huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy (PCCC); trải nghiệm, thực hành chữa cháy và cứu hộ cứu nạn tại khu đô thị Tân Tây Đô.
Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Khai mạc Festival Thu Hà Nội 2024: Tôn vinh mùa thu lịch sử

Khai mạc Festival Thu Hà Nội 2024: Tôn vinh mùa thu lịch sử

(LĐTĐ) Tối 20/9, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức khai mạc Chương trình “Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024” với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử”.
Bắc Từ Liêm triển khai Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi năm 2024

Bắc Từ Liêm triển khai Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi năm 2024

(LĐTĐ) Quận ủy Bắc Từ Liêm vừa tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch 208-KH/QU ngày 12/9/2024 về tổ chức Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi năm 2024.
Sau bão Yagi, rau xanh khan hiếm, giá cả đắt đỏ

Sau bão Yagi, rau xanh khan hiếm, giá cả đắt đỏ

(LĐTĐ) 2 tuần sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, các mặt hàng thực phẩm vẫn được cả người mua, người bán quan tâm, đặc biệt là rau xanh. Tại một số chợ truyền thống ở Hà Nội, giá rau xanh chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt” do nguồn cung vẫn còn khan hiếm.
Hiệu quả từ trông giữ xe không dùng tiền mặt

Hiệu quả từ trông giữ xe không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) Thời gian qua, dịch vụ trông giữ xe không dùng tiền mặt tại Hà Nội đã nhận được phản hồi tích cực của người dân nhờ tính minh bạch, công khai... Từ hiệu quả đó, thành phố Hà Nội sẽ quyết liệt đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tĩnh.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Xem thêm
Phiên bản di động