Nỗ lực phục hồi thị trường lao động

(LĐTĐ) Trước tình hình thiếu nguồn cung lao động do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều giải pháp đã được các cơ quan chức năng khẩn trương triển khai như: Tăng cường chăm lo, hỗ trợ cho lao động thất nghiệp, người lao động khó khăn để giúp họ an tâm gắn bó với doanh nghiệp...
Sớm đảm bảo nguồn cung cho thị trường lao động Kịch bản thị trường lao động Hà Nội sau nới lỏng giãn cách Lĩnh vực công nghệ vẫn có nhu cầu tuyển dụng lớn

Thiếu hụt lao động ở một số thị trường trọng điểm

Theo Tổng cục Thống kê, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong quý III/2021, số người tham gia lao động của cả nước là 43,2 triệu người, giảm 1,9 triệu người so với quý II, giảm 3 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Đây là một trong những nguyên nhân khiến không ít địa phương, ngành, nghề thiếu hụt lao động sau khi nới lỏng giãn cách xã hội.

Nguyên nhân khác là, tại một số địa phương lớn - thị trường việc làm trọng điểm, hàng triệu người lao động trở về quê, khiến nguồn cung lao động khan hiếm, thậm chí đứng trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng lao động. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, ở nhiều địa phương, nhất là thành phố Hồ Chí Minh, mức thiếu hụt lao động chiếm tới khoảng 30% so với nhu cầu sử dụng nhân lực.

Nỗ lực phục hồi thị trường lao động
Trao hỗ trợ cho người lao động khó khăn tại huyện Gia Lâm, Hà Nội.

“Khi 19 tỉnh, thành phía Nam áp dụng Chỉ thị 16 thì 2/3 trong số 18 triệu lao động bị ảnh hưởng về việc làm, chỉ có 1/3 lực lượng lao động có việc làm ổn định do doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu 3 tại chỗ khiến thị trường lao động rất ảm đạm”, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Hồi cho biết tại buổi Tọa đàm trực tuyến "Nguồn nhân lực lao động cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận sau đại dịch" do báo Người Lao Động tổ chức mới đây.

Còn tại Hà Nội, tuy thị trường lao động không đứng trước nguy cơ đứt gãy, song hiện nay, nhiều đơn vị, doanh nghiệp vẫn thiếu người làm việc, rõ nhất là ở một số ngành nghề, lĩnh vực, như: Xây dựng, lắp đặt nội thất, cơ khí...Chị Nguyễn Lan Hương, nhân viên phụ trách nhân sự Công ty Cổ phần Yamaguchi Việt Nam (Cụm Công nghiệp Lai Xá, huyện Hoài Đức, Hà Nội), chuyên sản xuất, gia công cơ khí chính xác, cho biết: “Chúng tôi đang cần tuyển bổ sung cho lực lượng lao động thiếu hụt, nhưng hầu như không có lao động tham gia ứng tuyển”.

Trên thực tế, tình trạng thiếu lao động ở những thị trường trọng điểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hồi phục của các đơn vị, doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội.“Để khôi phục đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu phải mất từ 3-9 tháng, còn để khôi phục nguồn nhân lực, cả lao động phổ thông và lao động có tay nghề, những vị trí lao động kỹ thuật, phụ trách chuyên môn sẽ phải gặp khó khăn và thời gian gấp 3 lần như thế. Đây là vấn đề thực sự nan giải cần sự nỗ lực chung của tất cả các bên”, TS Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) nhấn mạnh.

Để thị trường lao động dần hồi phục, bảo đảm việc làm, đời sống cho người lao động, tạo đà cho đơn vị, doanh nghiệp phát triển, các chuyên gia đã đề xuất nhiều ý kiến. Bà Nguyễn Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động Xã hội, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, hiện nay chúng ta đã làm tốt việc chi trả Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động mất việc trong mùa dịch. Nhưng về lâu dài cần giúp người lao động có việc làm bền vững, để đạt được điều đó, cần sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn ngân sách từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại lao động, giúp người lao động tiếp cận được với những cơ hội việc làm tốt hơn.

TS Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thì cho rằng, trước tiên, để giữ chân người lao động và thu hút họ trở lại với doanh nghiệp, cần tập trung thực hiện tiêm vắc-xin đầy đủ. Ngoài công bố và thực hiện tốt các chế độ tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi, theo TS Vũ Minh Tiến, doanh nghiệp cũng cần có chính sách khuyến khích đặc biệt đối với những người lao động đã gắn bó với doanh nghiệp lúc khó khăn.

Nỗ lực phục hồi thị trường lao động

Trên thực tế, nhiều giải pháp phục hồi thị trường lao động cũng đã và đang được cơ quan chức năng triển khai. Giải pháp cấp bách chưa có tiền lệ đang được khẩn trương triển khai, đó là Chính phủ quyết định hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp với số tiền lên tới 38.000 tỷ đồng.

Ngoài nhóm lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thời gian qua, cả nước có hàng chục triệu lượt người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cũng được thụ hưởng các chính sách, nguồn lực hỗ trợ khác từ các gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ. Các tỉnh, thành phố cũng chủ động huy động nhiều nguồn lực để trợ giúp cấp bách cho người lao động.

Triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động:

Trước những tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 đến toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như thị trường lao động nói riêng, để kiểm soát dịch bệnh, chuẩn bị cho phục hồi kinh tế, đại diện Cục Việc làm (Bộ LĐ-TBXH) cho rằng cần rà soát sửa đổi kịp thời và tích cực triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo đúng tinh thần của Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Trong đó, ưu tiên chú trọng thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, chấm dứt hợp đồng và hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động. Các địa phương có người lao động làm việc tại các tỉnh, thành phố phía Nam chủ động phối hợp với các tỉnh phía Nam cùng chăm lo và có chính sách hỗ trợ cho người lao động của địa phương mình yên tâm ở lại làm việc thay vì chỉ lên phương án đón người lao động về quê dẫn đến đứt gãy nguồn nhân lực khi các tỉnh khu vực phía Nam kiểm soát tốt dịch bệnh.

Chẳng hạn, tại Hà Nội, theo Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Bạch Liên Hương, chỉ tính riêng từ đầu tháng 7/2021 đến nay, toàn thành phố đã trích ngân sách và huy động các nguồn lực xã hội với tổng kinh phí trên 1.505 tỷ đồng để hỗ trợ về nhiều mặt cho hơn 3 triệu lượt người dân, người lao động, giúp đa số người lao động yên tâm thực hiện “ở đâu, ở yên đó”.

Trong đó, Thành phố đã hỗ trợ gần 30 ngàn người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, với số tiền trên 106 tỷ đồng; trên 1.200 người lao động ngừng việc, với số trên 1,2 tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách Xã hội Thành phố hỗ trợ 32 doanh nghiệp vay trên 25,739 tỷ đồng để trả lương ngừng việc do ảnh hưởng dịch bệnh cho trên 5.800 lượt người lao động.

Giải pháp lâu dài được các cơ quan chức năng triển khai là tăng cường kết nối cung - cầu về lao động; mở rộng, nâng cao chất lượng tuyển sinh, đào tạo nghề cho người lao động. Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Lê Văn Thanh cho biết, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành, địa phương ứng dụng công nghệ thông tin để mở rộng các phiên giao dịch việc làm trực tuyến; tiếp tục thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin về thị trường lao động, làm căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho phù hợp với tình hình mới.

Còn về công tác đào tạo nghề tập trung, Bộ LĐ-TB&XH sẽ ưu tiên những người bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và đào tạo lại, nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động tại các doanh nghiệp, giúp họ tiếp cận, nắm bắt cơ hội việc làm bền vững./.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tại Hà Nội có xu hướng tăng cường tuyển dụng lao động, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cao điểm lễ Tết. Dự báo, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản…
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động từ mọi miền Tổ quốc đổ về. Do tác động của đại dịch Covid-19, đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại phong độ, song nguồn nhân lực xem ra ngày một “hụt hơi”. Đặc biệt, do nhu cầu dịch chuyển lao động từ TP.HCM về quê, nên đến cuối năm thị trường rộng lớn này đang thiếu hụt lượng lao động tương đối lớn.
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

(LĐTĐ) Căn cứ trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, các chuyên gia đã lựa chọn 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

(LĐTĐ) Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm, nên công tác giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội ngày càng hiệu quả. Đến hết tháng 10/2024, Thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm của năm 2024.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của người lao động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, kịp thời động viên, khen thưởng người lao động có đề xuất, ý tưởng cải tiến. Từ đó, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người lao động trong Công ty.
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Xem thêm
Phiên bản di động