Nỗ lực tìm lại vỉa hè cho người đi bộ
Sử dụng vỉa hè cũng cần có văn hóa Chấn chỉnh, sửa chữa các điểm hè phố bị lún nứt, vỡ Không thể để điểm trông xe thành nơi “trục lợi” |
Tại văn bản này, cơ quan chức năng của Hà Nội khẳng định sẽ kiểm tra quyết liệt, đồng bộ, toàn diện về những nội dung trên trong phạm vi toàn địa bàn. Kiên quyết xóa bỏ các điểm hè phố, lòng đường bị chiếm dụng trái phép để làm nơi kinh doanh buôn bán, trông giữ phương tiện, trả lại nguyên trạng hè phố với phương châm giành lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ.
Phải thẳng thắn, vỉa hè không chỉ là không gian dành cho người đi bộ mà còn là “bộ mặt”, nơi thể hiện rõ trật tự đô thị và trình độ văn minh, phát triển của một thành phố. Bởi vậy, Hà Nội ra quân “đòi” lại vỉa hè cho người đi bộ là hợp tình, hợp lý và được dư luận ủng hộ.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, hoạt động chấn chỉnh, trả lại đúng công năng của vỉa hè là việc làm khó. Không khó sao được khi hoạt động này được tổ chức quyết liệt từ năm này sang năm khác song chỉ được một quãng thời gian ngắn là vỉa hè lại bị tái lấn chiếm.
Lực lượng chức năng ra quân, xử lý nghiêm những trường hợp không chấp hành quy định, lấn chiếm vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh. |
Và như một vòng lẩn quẩn, người đi bộ - đối tượng "yếu thế" trong tham gia giao thông lại bị đẩy xuống lòng đường, tiềm ẩn đầy rẫy nguy cơ xảy ra tai nạn. Dĩ nhiên, để bàn về căn nguyên khiến tình trạng này tái diễn có thể kể đến những lý do khách quan như thói quen mua bán của người dân, vỉa hè nhỏ hẹp, mật độ dân số cao… Trong khi đó, lực lượng chức năng thực hiện công tác kiểm tra, xử lý vi phạm lại quá mỏng.
Đó là ở bề nổi. Còn thực chất vỉa hè, đặc biệt là vỉa hè ở đô thị lớn lại có sự liên quan mật thiết đến sinh kế của người dân sống ven nó. Nói cách khác, việc lấy lại vỉa hè gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân bám trụ kiếm cơm hàng ngày nhờ vỉa hè.
Từ vỉa hè, những thị dân có nghề nghiệp tự do, những tiểu thương nhỏ có thể có thêm thu nhập lo cho bản thân và gia đình nhỏ của mình. Bởi vậy, dù đa phần mọi người đều nhận thức việc lấn chiếm vỉa hè là không đúng, là đang vi phạm, bản thân nhóm này khi được cơ quan chức năng tuyên truyền, yêu cầy ký cam kết không lấn chiếm vỉa hè… họ tuân thủ và đồng ý, nhưng, vì cơm áo gạo tiền, khi có cơ hội họ vẫn sẽ làm thứ việc mà bản thân nhận thức rõ ràng là không đúng...
Dẫn như vậy để nói đến sự khó khăn trong công tác đòi lại vỉa hè đã tồn tại dai dẳng suốt nhiều năm nay. Khó khăn là thực nhưng nếu các cơ quan chức năng xử lý khéo léo, có biện pháp giải quyết thật sự hài hòa, giúp người dân ổn định kinh tế thì vỉa hè tin chắc sẽ không còn bị tái lấn chiếm. Sự tác động tương hỗ mang lại từ không gian vỉa hè cũng sẽ khiến bộ mặt Thủ đô khang trang, sạch đẹp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00