Nối sợi dây giữa xưa và nay trong "Hà Nội bảo thế là thường"
Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ - Nỗi lòng sâu kín của những người trẻ Tái bản cuốn sách “Hội hè lễ tết của người Việt” của học giả Nguyễn Văn Huyên Ra mắt “Dương Tường Thơ” |
Tháng Mười này, kỷ niệm 66 năm ngày Giải phóng Thủ đô, nhà văn Nguyễn Trương Quý đã ra mắt cuốn sách mới "Hà Nội bảo thế là thường".
Nguyễn Trương Quý từ lâu đã xác lập mình là nhà văn của Hà Nội. Ở một khía cạnh nào đó, có thể xem anh là người tiếp nối bước chân của các nhà Hà Nội học như Hoàng Đạo Thúy hay Nguyễn Vinh Phúc, dù theo một cách khác.
Anh say mê ghi lại những trầm tích quá khứ cả trong đời sống vật chất lẫn thế giới tinh thần. Những ghi chép đi vào những ngách hẹp quanh co tưởng như mất hút nhưng sau cùng lại dẫn tới một bức tranh Hà Nội rộng lớn, không chỉ theo chiều không gian mà cả thời gian.
"Hà Nội bảo thế là thường" do Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết xuất bản. |
"Hà Nội bảo thế là thường" như những câu chuyện bên chén trà ngoài quán nhỏ hay mâm cơm trong gia đình, ghi chép nhiều nét cạnh của Hà Nội, những suy tư xoay quanh vài món ăn, chuyện xe kéo, chuyện nhảy đầm hay tâm tình của con người đô thị Hà Nội… Đó chính là những mảnh ghép của Hà Nội, là bản sắc, căn tính, những đặc trưng, nho nhỏ thôi, nhưng để Hà Nội không lẫn với bất kỳ nơi nào khác.
Nhà văn Nguyễn Trương Quý hay bắt đầu với những quan sát nhỏ mà ít người để ý, tưởng như chẳng cần cho ai. Anh miêu tả, nhẩn nha, để rồi nối được một sợi dây giữa xưa và nay, cũ và mới, cho thấy những biến động của lịch sử đô thị tác động lên con người.
Nết ăn ở, cách phục sức, lối đi lại, cách thưởng lãm thú vui ở đời, dường như những thứ đời thường trong "Hà Nội bảo thế là thường" có thể gợi ra vài câu hỏi về nét tính cách cư dân cộng đồng Hà Nội. Đã có những gì "di truyền" qua chừng trăm năm trở lại đây? Đã có những gì biến cải cho phù hợp với nhịp sống hôm nay? Câu trả lời chẳng bao giờ là tuyệt đối, bởi tưởng như vừa có đáp án đã lại thấy có vô vàn nghiệm số khác.
Thậm chí một đôi chuyện về thói ăn mặc hay nết người Hà Nội có thể khiến người đọc kêu lên: "Cầu kỳ thế"! Sự cầu kỳ đến mức tưởng như khó nhọc của một số người sống ở Hà Nội có khi nói lên một điều: Họ đang tận hưởng cảm giác muốn làm một chúa trời của thế giới họ đang sống, dẫu có khi chỉ quanh quẩn vài con phố. Nhưng có hề gì, khi việc nhấm nháp cái đã qua, chứng kiến cái sắp qua và đón đợi cái sắp đến còn đầy ắp niềm hưng phấn, thì ta bảo, cảm giác ấy ở Hà Nội thế là thường!
"Hà Nội bảo thế là thường" do Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết xuất bản.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57