Nông nghiệp xanh, giá trị lớn

Là địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh, song huyện Hoài Đức vẫn luôn coi trọng việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp, trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng các sản phẩm, thương hiệu nông nghiệp chất lượng cao. Nhờ vậy, sản phẩm nông sản của huyện được tiêu thụ rộng khắp cả nước, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện, làm giàu cho các hộ dân.
nong nghiep xanh gia tri lon Chuyển dịch cơ cấu giống lúa theo hướng tăng năng suất chất lượng
nong nghiep xanh gia tri lon Phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Chú trọng xây dựng thương hiệu

Chỉ trong hơn chục năm trở lại đây, Hoài Đức đã có trên 1.600ha đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng, đất canh tác nông nghiệp hiện chỉ còn 1.200ha. Do đó, tập trung vào quy hoạch lại sản xuất, khai thác tối đa giá trị đất đai, nâng cao thu nhập cho người dân được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Nhờ vậy, chỉ vài năm trở lại đây, Hoài Đức đã tập trung xây dựng được nhiều mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao như: Vùng trồng nhãn muộn tại các xã An Thượng, Đông La và Song Phương, bưởi đường tập trung tại xã Cát Quế và Đông La; cam Canh, Phật thủ ở xã Đắc Sở, Yên Sở và Tiền Yên. Ngoài ra, tận dụng lợi thế huyện ven đô, người dân Hoài Đức cũng đã mạnh dạn chuyển sang các mô hình trồng hoa cảnh, cây cảnh tập trung tại các xã An Thượng, Đông La, Đức Thượng, Yên Sở...

Thực tế, tại Hoài Đức, nếu địa phương nào có mô hình sản xuất tốt, gắn với chế biến, tiêu thụ thì sẽ thu được hiệu quả cao. Vì vậy, trong xây dựng nông thôn mới, huyện Hoài Đức luôn quan tâm đến tiêu chí sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân, trong đó chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng giá trị trên đơn vị canh tác. Đến nay, toàn huyện đã triển khai được hằng trăm héc ta trồng rau, hoa, cây ăn quả ở các xã Song Phương, Đông La, Tiền Yên, Vân Côn, Cát Quế, Đắc Sở, Yên Sở hiệu quả kinh tế cao.

nong nghiep xanh gia tri lon
Sản xuất rau an toàn tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức

Đến nay, nhờ chú trọng công tác phối hợp với các sở, ngành xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản, chú trọng tập huấn kỹ thuật canh tác an toàn, theo quy trình VietGAP cho các hộ sản xuất... nhờ vậy, các sản phẩm nông nghiệp xanh của huyện đã dần xây dựng được thương hiệu của mình, giá trị thu nhập của nhiều vùng sản xuất được gia tăng rõ rệt, thu nhập người nông dân cũng tăng từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng/ha canh tác. Các sản phẩm nông sản của huyện cũng đã được tiêu thụ trên khắp cả nước, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như mở rộng cơ hội làm giàu cho nhiều nông dân.

Ưu tiên xây dựng thương hiệu có chất lượng

Trong quá trình phát triển nông nghiệp, huyện Hoài Đức rất chú trọng ứng dụng công nghiệp cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, quy hoạch và xây dựng các vùng sản xuất có sự liên kết để làm tăng giá trị các loại cây trồng.

Thời gian qua, huyện Hoài Đức đã triển khai rất nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực trong công tác xúc tiến tiêu thụ nông sản cho nông dân, tuy nhiên việc này vẫn cần được đẩy mạnh để giải quyết tốt hơn nữa đầu ra sản phẩm nông nghiệp cho nông dân.

Trên thực tế, dù công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện Hoài Đức đạt hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên, việc tiêu thụ nông sản vào một số thời điểm vẫn gặp khó khăn. Đơn cử như sản phẩm rau an toàn của huyện rất khó cạnh tranh với trồng rau xanh truyền thống, bởi giá rau an toàn chưa có sự chênh lệch rõ với các sản phẩm rau bình thường khác nên chưa khuyến khích được người dân đầu tư vào sản xuất, làm ảnh hưởng đến việc mở rộng diện tích. Mặt khác, nhận thức của một bộ phận nông hộ trên địa bàn huyện không đồng đều, do vậy việc áp dụng tiến bộ khoa học còn hạn chế.

Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Tiền Lệ Nguyễn Văn Hào cho biết, hợp tác xã có truyền thống sản xuất rau lâu đời. Cả thôn có 500 hộ tham gia trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP với 33,5ha đất trồng các loại rau: Cải canh, cải ngọt, cải chíp, rau dền, rau muống... Từ năm 2007, địa phương xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới với hơn 2,5ha; đồng thời, có kỹ sư về tận địa phương hướng dẫn bà con quy trình kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc. Tất cả các hộ tham gia đều được tập huấn, hướng dẫn quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, kỹ thuật bón phân, tưới tiêu, cách phun thuốc bảo vệ thực vật và thu hoạch sản phẩm đúng cách. Mặc dù đã khẳng định được thương hiệu, được người tiêu dùng biết và tin tưởng nhưng trên thực tế lượng rau tiêu thụ hàng ngày vẫn còn rất nhỏ so với sản lượng thu hoạch rau hằng ngày của nông dân trong vùng.

Theo ông Nguyễn Quang Đức, Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức, để khắc phục tình trạng này, từ thực tế kinh nghiệm tại địa phương, Hoài Đức đã chủ động tập hợp nông dân giỏi để thành lập các hiệp hội ngành nghề trong nông nghiệp như: Hội nhãn chín muộn Hoài Đức, Hội bưởi đường Quế Dương. Đây là những diễn đàn kết nối nông dân giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, cách ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản.

“Không riêng huyện Hoài Đức, một khi nông sản của các tỉnh, thành trong cả nước đã tham gia vào thị trường rộng lớn là phải chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng, như vậy phải phát triển hệ thống nông nghiệp đồng bộ. Theo đó, huyện xác định, trong sản xuất nông nghiệp phải đặt chất lượng nông sản lên hàng đầu thì mới cạnh tranh được”- lãnh đạo huyện Hoài Đức nhấn mạnh.

Sau dồn điền đổi thửa, trên địa bàn huyện Hoài Đức đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh, hiệu quả cao như vùng trồng nhãn chín muộn, bưởi đường Quế Dương, phật thủ Đắc Sở, Yên Sở; vùng trồng rau an toàn, chăn nuôi... Cụ thể, vùng chuyên canh tập trung cây ăn quả giá trị cao với tổng diện tích 540 héc-ta, gồm, vùng nhãn chín muộn 120 héc-ta, tại xã An Thượng, Đông La, Song Phương; Vùng trồng bưởi 230 héc-ta, trong đó, riêng tại xã Cát Quế đã được cấp Giấy chứng nhận nhóm liên kết sản xuất bưởi an toàn… Ngoài các vùng sản xuất này, huyện còn có vùng trồng cam, táo mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động