Nữ nhà giáo nhiệt huyết với sự nghiệp “trồng người”
Nữ hiệu trưởng giỏi chuyên môn và giàu lòng nhân ái Xây dựng môi trường học tập tôn trọng, an toàn cho học sinh Nữ giáo viên Địa lý luôn hết mình vì học sinh thân yêu |
Người “gieo hạt ước mơ”
“Mỗi chúng ta sinh ra, ai cũng có những hoài bão, ước mơ và hy vọng. Tôi cũng vậy. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã ước mơ được trở thành một cô giáo. Hơn 20 năm trong nghề, cũng trọn từng đấy năm tôi gắn bó với học sinh lớp 1”. Đó là chia sẻ của cô giáo Đỗ Thị Hoàng Mai khi nói về công việc của mình.
Hơn 20 năm gắn bó với học sinh lớp 1, cô luôn mong các em sẽ cảm thấy hạnh phúc ngay từ những bước đi đầu tiên. Mỗi ngày, cô đều chăm chỉ “gieo hạt ước mơ” đến những tâm hồn trẻ thơ trong trẻo, hồn hậu. Mỗi khi học sinh mắc lỗi, cô thường nghĩ “ấy như thế mới là học sinh lớp 1” để rồi bao dung kéo các em vào lòng bằng tình yêu thương của người thầy - “người mẹ hiền thứ hai”. Cô bày tỏ: “Chúng ta đừng nghĩ người thầy luôn đúng, mà cần phải biết tôn trọng và thật bình đẳng trong mối quan hệ thầy - trò để kiến tạo một lớp học hạnh phúc”.
Cô giáo Đỗ Thị Hoàng Mai trong một tiết dạy. |
Theo cô Mai, để xây dựng được một lớp học hạnh phúc cần đảm bảo đủ ba tiêu chí: Yêu thương - An toàn - Tôn trọng. Cô đã xác định được yếu tố cốt lõi nhất ở đây chính là quan hệ giữa thầy và trò. Quan hệ này phải thay đổi, kéo gần lại khoảng cách thầy trò bằng khen ngợi, khuyến khích, khuếch trương và những kỳ vọng hợp lý. Bên cạnh đó, tăng cường kết nối với cha mẹ học sinh và sử dụng kỷ luật tích cực sẽ là những chất liệu để giáo viên xây dựng nên lớp học hạnh phúc của chính mình. Ngoài ra, thầy cô cần phải thay đổi, thay đổi để tạo cảm hứng cho chính mình và truyền cảm hứng cho những người xung quanh; đồng thời phải biết kiểm soát cảm xúc của bản thân, biết chấp nhận sự khác biệt của học trò và hãy lựa chọn việc dạy học bằng truyền cảm hứng…
Đặc biệt, khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai đối với lớp 1, để thực hiện được mục tiêu của Chương trình, cô đã lựa chọn phương pháp “dạy học truyền cảm hứng” nhằm tạo động lực, hứng thú học tập cho học sinh. Những ý tưởng để trở thành “người thầy truyền cảm hứng” đã được áp dụng vào trong các tiết học và cô đã thành công khi xây dựng các tiết học đều là các tiết học hạnh phúc. Tiêu biểu, cô đã trực tiếp tham gia thực hiện 4 tiết dạy minh họa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách giáo khoa “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”. Các tiết dạy được đánh giá có nhiều đổi mới về hình thức, phương pháp... theo định hướng phát triển năng lực của người học. Các tiết dạy này được đăng tải trên kênh Youtube và các trang web tập huấn của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nhằm tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho giáo viên, phụ huynh, học sinh trên khắp các tỉnh thành.
Hay vào thời điểm khi dư luận xã hội đang nóng lên từng ngày về Chương trình giáo dục phổ thông 2018, có nhiều nhận định về cải cách giáo dục, nhất là các thông tin được đăng tải trên các trang mạng xã hội về các “sạn” trong môn Tiếng Việt của các bộ sách. Là người được giao trọng trách thực hiện tiết chuyên đề Thành phố môn Tiếng Việt, cô đã phát huy quyền làm chủ của mình, điều chỉnh nội dung, thay đổi phương pháp, thực hiện thành công tiết dạy này. Trong tiết dạy, cô trò hoạt động nhẹ nhàng, hiệu quả. Tiết dạy của cô được đánh giá cao. Cô đã lan tỏa, truyền cảm hứng tới đồng nghiệp của mình, phần nào tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc cho các đồng nghiệp khi bước đầu thực hiện thay sách giáo khoa lớp 1 trên khắp các tỉnh, thành của đất nước.
Không để học sinh nào bị “bỏ rơi”
Với phương châm không để học sinh nào bị “bỏ rơi”, trong suốt hơn 20 năm công tác, cô giáo Đỗ Thị Hoàng Mai luôn quan tâm, yêu thương và đồng hành với tất cả học sinh, nhất là những học sinh cần sự giáo dục đặc biệt trong môi trường giáo dục hòa nhập như học sinh mắc chứng tự kỷ, học sinh tăng động, chậm phát triển trí tuệ...
“Thương các em, cảm thông với bố mẹ các em vì tôi cũng là một người mẹ, tôi đã tự đặt ra mục tiêu sẽ giúp các em hòa nhập để các em có một cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng hơn”, cô giáo Đỗ Thị Hoàng Mai bày tỏ.
Cô giáo Đỗ Thị Hoàng Mai (thứ 6 từ trái sang) tham gia xét duyệt giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 4. |
Chính vì vậy, cô đã dành thời gian tìm hiểu tư liệu, sách vở, đồng thời nhờ chuyên gia tư vấn để tìm ra phương pháp cho từng trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Đề tài “Kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ trong môi trường giáo dục hòa nhập” đã được trao giải Nhất tại chương trình “Sáng kiến vì cộng đồng” năm 2020 do Tạp chí Cộng sản, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp tổ chức.
Theo cô, để trẻ tự kỷ trở nên bình thường như bao trẻ cùng trang lứa thì vai trò của gia đình và người thầy, đặc biệt giáo viên lớp 1 hết sức quan trọng. Trẻ tự kỷ cần có những môi trường giáo dục phù hợp, đáp ứng nhu cầu, năng lực và điều kiện học tập của mỗi em. Giáo dục trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập sẽ tạo điều kiện cho các em hòa nhập cộng đồng. Do đó, rất cần sự thay đổi trong cách nhìn nhận, tiếp cận các phương pháp giáo dục để trẻ tự kỷ nói riêng và trẻ có nhu cầu đặc biệt cảm thấy thực sự được “Yêu thương - An toàn - Tôn trọng” trong môi trường hòa nhập.
Với những nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, nhiều năm liền, cô giáo Đỗ Thị Hoàng Mai đã đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Nhiều sáng kiến kinh nghiệm của cô được xếp loại cấp huyện, cấp Thành phố… và có sức lan tỏa trong cộng đồng. |
“Quá trình dạy học trẻ tự kỷ, tôi thường thực hiện theo ba bước. Bước thứ nhất là tìm hiểu tâm lý học sinh, kiểm tra để xác định được năng lực và nhu cầu của từng trẻ. Bước thứ hai là xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch giáo dục cá nhân của từng trẻ. Bước thứ ba là dựa vào mục tiêu, kế hoạch đã xây dựng để lựa chọn phương pháp phù hợp. Sau mỗi phương pháp, tôi đều đánh giá hiệu quả của phương pháp mình áp dụng”, cô giáo Đỗ Thị Hoàng Mai chia sẻ.
Với lòng yêu nghề, mến trẻ cùng sự nhiệt huyết, tinh thần không ngừng học hỏi, cô giáo Đỗ Thị Hoàng Mai luôn khẳng định mình trong công tác chủ nhiệm cũng như trong giảng dạy. Bao thế hệ học sinh được cô dạy dỗ nay đã thành đạt, nên người. Nhắc đến cô, tất cả phụ huynh đều biết đến hình ảnh của một người giáo viên với lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công việc của mình. Họ hoàn toàn yên tâm gửi gắm con cho nhà trường, cho cô giáo - “người mẹ hiền thứ hai”.
Những cố gắng, nỗ lực của cô đã góp phần không nhỏ vào bảng thành tích chung của Trường Tiểu học Nông Nghiệp nói riêng và ngành Giáo dục huyện Gia Lâm nói chung. Cô xứng đáng là tấm gương tiêu biểu hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02