“Nữ tướng” chống dịch Covid-19 nơi cửa ngõ Thủ đô

(LĐTĐ) Trong suốt hơn 2 năm qua, từ khi bắt đầu xuất hiện dịch Covid-19, đã có rất nhiều gương sáng phụ nữ nơi tuyến đầu chống dịch sẵn sàng gác lại bộn bề lo toan gia đình, nguyện thành “lá chắn thép” nơi cửa ngõ Thủ đô. Và Tiến sĩ, bác sĩ Lã Thị Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội chính là một trong những “nữ tướng” trên chiến tuyến đầu diệt "giặc" Covid-19, góp phần đem lại bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
Thói quen ăn uống giúp tăng cường miễn dịch, chống lại COVID-19 Cảnh báo tình trạng tuồn thiết bị bảo hộ, máy tạo oxy, kít xét nghiệm Covid-19… đã qua sử dụng Hà Nội không còn xã, phường nào vùng cam và vùng đỏ, vùng vàng tăng so với tuần trước

Xuyên đêm điều tra ổ dịch

Đại dịch Covid-19 đã trở thành cuộc chiến chưa có hồi kết, là nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với toàn nhân loại và người dân Việt Nam. Trong cuộc chiến phòng, chống Covid-19 không khoan nhượng này, Tiến sĩ, bác sĩ Lã Thị Lan - Phó Giám đốc CDC Hà Nội, đành gác lại những niềm vui cùng gia đình, ứng trực trên cơ quan, cũng như tại các khu thu dung, ổ dịch… ngày đêm làm nhiệm vụ. Mặc dù là phụ nữ, nhưng khối lượng công việc mà vị Phó Giám đốc này đảm nhiệm trong suốt thời gian qua không hề nhỏ, tuy nhiên, ở bất cứ vị trí nào chị đều "tròn vai".

“Nữ tướng” chống dịch Covid-19 nơi cửa ngõ Thủ đô
Tiến sĩ, bác sĩ Lã Thị Lan, Phó Giám đốc CDC Hà Nội.

Chia sẻ về công việc của mình, bác sĩ Lan cho biết: “Ngay từ những ngày đầu bùng phát dịch Covid 19, tôi đã trực tiếp làm việc tại các khu cách ly tập trung để hướng dẫn vận hành; đồng thời thu thập các vấn đề thực tế để có những đóng góp trong việc xây dựng nội dung hướng dẫn vận hành khu cách ly tập trung và tại nơi cư trú”. Song song với đó, bác sĩ cũng là Chủ trì nhóm chuyên môn của Hà Nội, chuyên xây dựng tài liệu và hướng dẫn các cơ sở sử dụng phòng hộ cá nhân ngay từ những ngày đầu có dịch.

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và nhiệt huyệt luôn thường trực, bác sĩ Lan không chỉ lên phương án tham mưu tốt mà còn trực tiếp hành động một cách quyết liệt, đầy trách nhiệm để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch có hiệu quả. Trong hai năm 2020 và 2021, mỗi khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cũng là lúc bác sĩ Lan luôn sâu sát, có mặt tại các ổ dịch để cùng làm và “cầm tay chỉ việc”, tập huấn cho cơ sở về công tác phòng, chống dịch.

Đặc biệt, Phó Giám đốc CDC Hà Nội còn phụ trách 5 đội cơ động và 10 quận huyện trong công tác phòng, chống dịch. Bởi vậy, bất kể ngày hay đêm, khi có tin báo ổ dịch mới là chị lập tức có mặt tại địa bàn, điều tra sơ bộ, xử lý nhanh sau đó làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch địa phương về hướng điều tra, xử lý tiếp theo; kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các khu cách ly, điểm chốt. Chị còn nghiên cứu tài liệu hướng dẫn trong và ngoài nước; họp chỉ đạo chống dịch; tập huấn; đọc phân tích diễn biến từng ca nhiễm, từng ổ dịch để ra hướng xử trí tiếp theo…

“Nữ tướng” chống dịch Covid-19 nơi cửa ngõ Thủ đô
Phó Giám đốc CDC Hà Nội Lã Thị Lan cùng các đồng chí lãnh đạo phường Việt Hưng, quận Long Biên, kiểm tra công tác phòng dịch tại khu cách ly trong năm 2021.

Trước tình hình số ca bệnh ngày càng tăng, đồng nghĩa với những khó khăn, vất vả của những cán bộ y tế dự phòng như bác sĩ Lan càng nhiều. Đằng sau mỗi thông báo ca bệnh khô khốc, nhưng phía sau là sự cố gắng làm việc của cả một tập thể cán bộ, nhân viên y tế dự phòng trong công tác điều tra, truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm…

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Lan cho hay: CDC Hà Nội là một tập thể trên tuyến đầu phòng, chống dịch. Do vậy, trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khó lường, đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế của Trung tâm luôn trong tâm thế sẵn sàng về lực lượng, vật chất, trang thiết bị, các kịch bản ứng phó với dịch bệnh khi cần thiết.

“Dù xác định trước khó khăn, vất vả kéo dài, nhưng trong thời gian chống dịch, công việc quá nhiều, nhân viên y tế trong hệ thống phòng dịch ai cũng phải làm việc tăng công suất gấp 2-3 lần, cá nhân tôi cũng vậy. Khó khăn, vất vả trong những ngày đại dịch căng thẳng thì khó có thể kể hết. Nhưng những ngày làm việc xuyên ngày, đêm, không có ngày nghỉ, không cả có giờ giấc, là chuyện trở lên quá đỗi bình thường” - bác sĩ Lan nói.

Hiện, do số mắc tăng cao, hầu hết ngươì nhiễm sẽ theo dõi điều trị tại nhà, họ rất cần được tư vấn, chăm sóc đúng để tránh chuyển bệnh nặng. Nên lúc rảnh rỗi bản thân bác sĩ Lan cũng tham gia tư vấn cho bệnh nhân mắc Covid- 19 điều trị tại nhà. Cùng với công tác chuyên môn, bác sĩ Lan còn là một trong những thành viên tích cực tham gia vận động các tổ chức tài trợ máy móc, sinh phẩm, khẩu trang N95 cho công tác phòng, chống dịch tại Trung tâm cũng như cho các đơn vị trên địa bàn Thành phố.

Sống trọn vẹn, hết mình với những khác biệt của nghề

Không trực tiếp tham gia khám chữa, cấp cứu bệnh nhân, nhưng các cán bộ, nhân viên y tế làm công tác y tế dự phòng luôn là những người đi đầu trong “trận chiến” chống dịch Covid-19, xông pha vào các vùng tâm điểm để dập dịch nhanh chóng và hiệu quả. Vậy nên, trong cuộc chiến cam go chống dịch Covid-19 tại Hà Nội, có không ít cán bộ, nhân viên y tế dự phòng trở thành F1, thậm chí là F0.

“Các cán bộ y tế trực tiếp tại làm việc các ổ dịch, cán bộ xét nghiệm, cũng là những người có nguy cơ nhiễm cao nhất. Ai cũng lo bị nhiễm, ai cũng sợ. Nhưng chúng tôi là người có chuyên môn, biết cách phòng hộ nên ít sợ hơn. Vả lại, đã chọn nghề y thì cũng phải chấp nhận rủi ro của nghề nghiệp”, bác sĩ Lan lý giải.

“Nữ tướng” chống dịch Covid-19 nơi cửa ngõ Thủ đô
Nữ Phó Giám đốc CDC Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các điểm chốt.

Bên cạnh đó, với những cán bộ, nhân viên y tế dự phòng công việc chiếm trọn phần lớn thời gian, bởi vậy những ngày Lễ, ngày Tết thường không trọn vẹn bên gia đình, người thân. Thế nhưng, với tấm lòng của người thầy thuốc, đội ngũ cán bộ y tế dự phòng đã vượt lên trên những khó khăn đặc thù, kể cả nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh… ngày đêm lặng thầm cống hiến, góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Chia sẻ về động lực làm việc trong suốt thời gian qua, bác sĩ Lan cho biết, tình yêu thương con người cùng với trách nhiệm nghề nghiệp luôn là những động lực hàng đầu giúp đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế dự phòng cố gắng hơn trong công việc. “Thực tế làm việc trong suốt thời gian qua, tôi luôn động viên anh, em cố gắng hơn nữa trong công việc, bởi lẽ khi mình cố gắng thêm được bao nhiêu thì sẽ giảm được số ca mắc, số người tử vong vì Covid-19 bấy nhiêu”, bác sĩ Lan cho biết.

Đặc biệt, chính sự sẻ chia, quan tâm động viên bằng cả vật chất và tinh thần của người thân, bạn bè và nhân dân trong thời gian qua, cũng chính là liều thuốc tinh thần giúp đội ngũ nhân viên y tế có thêm động lực “chiến đấu” đẩy lui dịch bệnh. Theo bác sĩ Lan, trong suốt thời gian chống dịch, đã có nhiều phong trào tiếp sức cho cán bộ y tế. Rất nhiều bạn bè, người thân, thậm chí có những người chưa từng quen biết trước đó đã luôn nhắn tin, điện thoại động viên và luôn hỏi “Có cần gì không, cần gì thì cứ bảo nhé”.

“Nhiều suất cơm, gói bánh, hộp sữa, gói cà phê, trái cây; nhiều khi là cân giò hoặc hộp thịt bò và cả các phương tiện phòng hộ cá nhân… được mọi người gửi đến tiếp sức cho chúng tôi. Điều này giúp chúng tôi luôn thấy ấm áp, luôn thấy mình không đơn độc. Trong mỗi món quà vật chất đó ngoài chứa đựng tấm chân tình, chúng tôi nghĩ còn có niềm mong mỏi, gửi gắm của bạn bè, của người dân. Họ mong chúng tôi không gục gã, họ dõi theo cán bộ y tế và mong chiến thắng bệnh dịch. Vì thế mà tôi và các đồng nghiệp luôn cố gắng không cho phép mình buông xuôi ngay cả khi đã rất mệt mỏi”, bác sĩ Lan nói.

Mặc dù cả hai năm qua luôn là những giấc ngủ chập chờn, những bữa cơm vội, nhưng nhiều lúc vị Phó Giám đốc CDC Hà Nội vẫn ước một ngày có thể kéo dài ra hơn, bởi với chị luôn mang phương châm “làm hết việc, không làm hết giờ”, ngày nào người dân còn gặp nguy hiểm thì ngày đó chị và đồng nghiệp còn sẵn sàng trực chiến và chiến đấu.

Không thể kể hết được những công sức, sự đóng góp của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế dự phòng nơi tuyến đầu chống dịch, đặc biệt là sự sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của nữ Phó Giám đốc CDC Hà Nội. Nhờ sự cống hiến âm thầm nhưng cao cả của họ, mà trong hơn 2 năm qua, dù dịch Covid-19 vẫn hết sức phức tạp, khó lường nhưng thành phố Hà Nội vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan, kiểm soát tốt được tình hình dịch bệnh.

“Nữ tướng” chống dịch Covid-19 nơi cửa ngõ Thủ đô
Bác sĩ Lã Thị Lan thăm, tặng quà các bệnh nhi nhân ngày 1/6 tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn.
Sắp tới Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2), nhiều cá nhân ngành Y tế Thủ đô sẽ được tôn vinh vì những cống hiến trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nhắc tới ngày vui của ngành, của bản thân và đồng nghiệp, bác sĩ Lan cho biết: Công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã diễn ra trong suốt hơn 2 năm qua, đã có hàng chục ngàn cán bộ y tế không quản ngày đêm, không quản vất vả, làm việc tăng ca nhằm ngăn chặn đại dịch và chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân. Tất cả họ đều xứng đáng được tôn vinh, xứng đáng được nhận bằng khen...

“Hiện nay, có thể nói chúng ta đã vượt qua cơn nguy hiểm của dịch Covid-19. Số nhiễm bệnh ở Hà Nội cũng như nhiều địa phương tăng cao, tuy nhiên số ca tử vong rất thấp và không gây thảm họa như ở một số địa phương trong giai đoạn trước. Đó chính là phần thưởng lớn nhất trong ngày 27/2 với những người đã tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 như chúng tôi suốt thời gian qua”, bác sĩ Lan chia sẻ thêm.

Bên cạnh những thành tích nổi bật trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, bác sĩ Lã Thị Lan còn làm tốt nhiều nhiệm vụ chuyên môn khác. Trong đó, bác sĩ Lan còn phụ trách công tác phòng, chống HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản và phòng, chống bệnh không lấy nhiêm. Thời gian qua, bác sĩ Lan đã xây dựng các quy định, hướng dẫn và triển khai các biện pháp về thích ứng phòng, chống dịch Covid-19 để giữ ổn định công tác phòng, chống HIV/AIDS. Đảm bảo người nhiễm HIV, người nghiện ma túy vẫn được duy trì điều trị ARV và methadone trong hoàn cảnh có dịch Covid-19 và giãn cách xã hội. Với những phấn đấu, nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt thời gian qua, bác sĩ Lã Thị Lan đã vinh dự được nhận nhiều bằng khen từ Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội; nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở…
Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thuế, qua quá trình phân tích số liệu thu thập được do các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp, vẫn còn hiện tượng dữ liệu không đầy đủ, thiếu tin cậy, phải rà soát lại mới có thể sử dụng phục vụ cho công tác quản lý thuế.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động