Nâng cao chất lượng giáo dục và nói không với dạy thêm:

Phải cải thiện chế độ tiền lương cho nhà giáo

(LĐTĐ) Chính sách lương và chế độ đãi ngộ cho nhà giáo không phải là câu chuyện mới, nhưng chưa bao giờ hết “nóng”. Nhiều ý kiến cho rằng, cải thiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ nhà giáo là hoàn toàn chính đáng với vai trò của một nghề đặc thù trong xã hội, đồng thời cũng chính là thúc đẩy giáo dục phát triển.
phai cai thien che do tien luong cho nha giao Lương giáo viên sẽ xếp cao nhất trong hệ thống bậc lương
phai cai thien che do tien luong cho nha giao Hướng dẫn mới về chế độ tiền lương với người làm việc trong tổ chức cơ yếu

Bậc lương cho nhà giáo phải có ưu đãi

Mới đây, tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Luật cần thể chế hóa quan điểm của Đảng về lương nhà giáo, đảm bảo nhà giáo là nghề có thu nhập cao, tương xứng với vị trí, vai trò của nhà giáo trong xã hội.

Thường trực ủy ban cũng đã đề xuất hai phương án để xin ý kiến Thường vụ Quốc hội xung quanh vấn đề này. Phương án thứ nhất là Luật Giáo dục (sửa đổi) cần quy định bảng lương riêng cho nhà giáo bảo đảm tương xứng với đặc thù nghề nghiệp. Phương án thứ hai, cần quy định phụ cấp ngành giáo dục có hệ số cao nhất để bảo đảm nhà giáo là nghề có thu nhập cao, tương xứng với vị trí, vai trò đặc thù của nhà giáo trong giáo dục và trong xã hội.

phai cai thien che do tien luong cho nha giao
Tăng lương cho giáo viên chính là khiến giáo viên nhận được đúng sức lực và thời gian thực tế phải bỏ ra cho công việc. Ảnh: H.P

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu quan điểm, không nên quy định bảng lương riêng cho nhà giáo. Như vậy là trái với tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW có 3 bảng lương. Ngoài ra, cũng không nên quy định nghề giáo là nghề có mức phụ cấp cao nhất. Chủ tịch quốc hội cho rằng, bậc lương cho nhà giáo nên có những ưu tiên phù hợp. Đại biểu Nguyễn Khắc Định cũng đồng tình rằng, việc đề xuất nghề giáo có mức phụ cấp cao nhất là không ổn. Thực tế vẫn còn rất nhiều nghề khó khăn hơn. Do vậy, phương án nhà giáo được ưu tiên xếp thang, bậc lương phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ là phù hợp hơn cả.

Lao động của người thầy xứng đáng được trân trọng bằng lương

Xung quanh vấn đề chế độ tiền lương cho giáo viên, góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), GS. Trần Hồng Quân (Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) đề xuất lương giáo viên phải được xếp ngang với lương của lực lượng vũ trang. Lý do GS. Trần Hồng Quân đưa ra là vì giáo dục có một sứ mệnh đặc biệt quan trọng, là quốc sách hàng đầu.

Nếu đãi ngộ đúng mức sẽ tạo được động lực, sức hấp dẫn cho nghề giáo. Từ đó sẽ có được sự sàng lọc, lựa chọn được người thực sự giỏi vào ngành sư phạm. Ngược lại, khi hưởng lương và đãi ngộ cao, nhà giáo buộc phải đạt được những tiêu chí cao hơn, phải luôn nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất…

GS. Trần Hồng Quân cho biết, có một thực tế đang xảy ra là rất nhiều người giỏi nhưng ra nước ngoài học tập, làm việc mà không trở về Việt Nam để cống hiến. Một trong những lý do “chảy máu chất xám” chính là lương, chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc không đủ khích lệ người giỏi phát triển. Các giáo viên lao động vất vả, không chỉ dạy học ở trường, mà hết giờ dạy, đến tối về nhà giáo viên lại tiếp tục lao động với các công việc tìm tòi để đổi mới phương pháp giảng dạy, soạn giáo án, công tác chủ nhiệm, chấm bài,… Tăng lương cho giáo viên chính là khiến giáo viên nhận được đúng sức lực và thời gian thực tế phải bỏ ra cho công việc. Cải thiện chế độ tiền lương cho giáo viên là mong mỏi của các nhà giáo, là phù hợp với tinh thần Nghi quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – đào tạo.

Theo GS. Trần Hồng Quân, để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo, không ai khác, chính đội ngũ nhà giáo là những người phải “đứng mũi chịu sào”. “Nhà giáo muốn tâm huyết với đổi mới giáo dục, phát huy hết năng lực cho đổi mới,… nhưng mỗi ngày đến trường, đứng trên bục giảng, nhà giáo vẫn không an lòng, vẫn đau đáu với cơm áo gạo tiền, vẫn nhẩm tính chi tiêu căn cơ đồng lương sao cho đủ sống.

Với đồng lương và chế độ đãi ngộ nghề không đủ khích lệ, các nhà giáo sẽ khó phát huy hết khả năng sáng tạo trong giảng dạy...”, GS. Trần Hồng Quân nói. Nếu đãi ngộ đúng mức sẽ tạo được động lực, sức hấp dẫn cho nghề giáo. Từ đó sẽ có được sự sàng lọc, lựa chọn được người thực sự giỏi vào ngành sư phạm. Ngược lại, khi hưởng lương và đãi ngộ cao, nhà giáo buộc phải đạt được những tiêu chí cao hơn, phải luôn nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất.

GS. Trần Hồng Quân cũng cho rằng viển vông khi chỉ tuyên dương nghề giáo là nghề cao quý, mà cần phải có thái độ của xã hội, cụ thể là phải có sự đãi ngộ đúng mức. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, với khả năng có hạn của ngân sách Nhà nước, sẽ nảy sinh khó khăn cho chính sách lương và đãi ngộ đối với nhà nhà giáo. Chính vì vậy, các cấp các ngành hữu quan, các chuyên gia đã và đang đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để tháo gỡ vấn đề này. Một trong những giải pháp được nhắc đến trong việc tăng thu nhập cho giáo viên chính là đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục với những chế tài cụ thể và thiết thực. Cải thiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, giúp tăng thu nhập cho nhà giáo chính là thúc đẩy giáo dục phát triển.

Cũng góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) về chế độ tiền lương của giáo viên, NGƯT,TS. Nguyễn Tùng Lâm (Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội) nhấn mạnh, trước hết phải giải quyết chế độ tiền lương thỏa đáng để người giáo viên sống thật bằng nghề và nhà giáo yên tâm làm việc một cách chuyên nghiệp về nghề dạy học. TS. Nguyễn Tùng Lâm nêu lên một số vấn đề như: Thứ nhất là quan niệm của chúng ta về lao động của nhà giáo như thế nào để trả lương cho thỏa đáng. Lương cao hơn tất cả thì chắc là khó vì cao nhất cũng chỉ bằng quân đội, công an, nhưng đó là lương xương máu. Thứ hai là nếu đã coi giáo dục là quốc sách, là điểm tựa để đi đến tương lai, để giải quyết vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết vấn đề nhân lực chất lượng cao,... thì phải ưu tiên giải quyết vấn đề lương giáo viên trước.

TS. Nguyễn Tùng Lâm cũng cho rằng, phải làm rõ lao động của giáo viên để có đãi ngộ xứng đáng, phải đo đạc có tính chất khoa học chứ không thể chỉ nói chung chung. Bởi, sản phẩm của giáo dục là nhân cách của học trò, phải tạo cho học sinh nếp tư duy để họ tự phát triển nhân cách. Lao động của thầy giáo không chỉ là trí tuệ mà là lao động bằng chính nhân cách, bằng sự yêu thương, nhạy cảm của họ với con người.

Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, không phải ai cũng trở thành nhà sư phạm được. Người thầy giáo không chỉ truyền thụ kiến thức mà quan trọng là họ dẫn dắt học sinh đi đến đâu, tạo cho học sinh động lực gì để học, để sống. Không có động lực thì chỉ là học hình thức, học qua quýt.

Chính người thầy đem ngọn lửa nhiệt tình của mình, đem hiểu biết của mình gieo vào tâm hồn trẻ.Tất cả những cái đó phải được huấn luyện, được đào tạo, chọn lọc. Như vậy, không có máy móc nào thay được người thầy. Người ta đã tổng kết rằng, một nền giáo dục không thể vượt được tầm của ông thầy. Chúng ta muốn có một nền nhân lực chất lượng cao hơn thì phải có thầy tốt. Lao động của người thầy xứng đáng được trân trọng bằng lương.

H. Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động