Phải siết chặt hơn nữa các cơ sở làm đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, đã có rất nhiều lời cảnh báo về hệ lụy khi phẫu thuật thẩm mỹ. Nhất là khi xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở thẩm mỹ “chui”, không có giấy phép kinh doanh, một số bác sĩ hành nghề không có chứng chỉ hoặc “tay ngang” chuyển sang cầm dao, kéo.
TP.HCM: Điều tra vụ người phụ nữ tử vong sau khi nâng ngực tại Bệnh viện 1A Coi chừng tai biến vì làm đẹp ''cấp tốc'' Vẫn là câu chuyện tiền mất tật mang

Từ những vụ điển hình về coi nhẹ sinh mạng con người...

Mấy ngày gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng trước việc chị Phạm Thị Diễm H. (22 tuổi, quê Long An, tạm trú tại Hà Nội) rơi vào trạng thái hôn mê hơn hai tháng rồi qua đời sau khi tiến hành nâng mũi tại một cơ sở làm đẹp ở quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Theo lời kể của người nhà, chị H. được một người đàn ông tên Giang giới thiệu đến nâng mũi tại một cơ sở thẩm mỹ nằm trong ngõ 147A Tân Mai (phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Trưa ngày 14/1/2022, theo lịch hẹn, chị H. đến cơ sở trên. Chiều cùng ngày, người giới thiệu chị H. đến nâng mũi gọi điện báo người nhà chị H. đến ngay Bệnh viện Bạch Mai vì sức khỏe của chị H. rất yếu. Lập tức, người nhà chị H. từ Long An phải vội vàng thu xếp ra Hà Nội.

Khi bố, anh rể và chị gái của chị H. ra đến Bệnh viện Bạch Mai thì được các bác sĩ thông báo chị H. đang hôn mê, tình trạng nguy kịch, chỉ có 20% cơ hội sống sót, nếu sống thì 80% thành người thực vật.

Phải siết chặt hơn nữa các cơ sở làm đẹp
Làm đẹp là nhu cầu chính đáng, song phải chọn cơ sở có giấy phép và uy tín. Ảnh minh họa

Sau hơn một tháng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai không có tiến triển, ngày 25/2, gia đình đã đưa chị H. về Bệnh viện Đa khoa Long An để tiếp tục theo dõi, điều trị. Tuy nhiên, đến 23h ngày 16/3, chị H.đã tử vong.

Theo tìm hiểu của phóng viên, cơ sở mà chị H. đến để nâng mũi là ngôi nhà trông khá sang trọng, nhưng không treo biển hiệu liên quan phẫu thuật thẩm mỹ.Ngôi nhà này thuộc tổ 20, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Thông tin về vụ việc trên, lãnh đạo Phòng Y tế quận Hoàng Mai cho biết, đơn vị đã trực tiếp xuống kiểm tra. Cơ sở thực hiện nâng mũi cho nạn nhân là ngôi nhà biệt thự liền kề, không có biển bảng quảng cáo. Đây được xác định là nhà riêng chứ không phải cơ sở thẩm mỹ.

Bà Đào Thị Thu Hằng, Chủ tịch UBND phường Tương Mai, quận Hoàng Mai cũng cho hay, qua rà soát, trên địa bàn phường không có cơ sở thẩm mỹ nào tại địa chỉ mà chị H. đã đến để thực hiện nâng mũi.

Cũng liên quan đến vụ việc trên, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội khẳng định, cơ sở làm đẹp tại ngõ 147A Tân Mai, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai -nơi nạn nhân Phạm Thị Diễm H. tiến hành phẫu thuật nâng mũi hành nghề không phép.

Để làm sáng tỏ sự việc trên, hiện Công an quận Hoàng Mai đang phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân quận Hoàng Mai, Đội Kỹ thuật hình sự - Công an quận Hoàng Mai, Công an phường Tương Mai tiến hành xác minh, điều tra, làm rõ nguyễn nhân vụ việc.Bước đầu, Công an xác định những người có mặt tại hiện trường xảy ra sự việc hôm 14/1 gồm: Nguyễn Sỹ Giang (sinh năm 1995, quê quán Yên Thành, Nghệ An), Lê Ngọc Anh (sinh năm 1990, trú tại quận Long Biên, Hà Nội; là bác sĩ gây mê), Nguyễn Thanh Bình (sinh năm 1991, trú ở huyện Đan Phượng, Hà Nội), Nguyễn Thiện Lễ (sinh năm 1999, quê quán Lục Nam, Bắc Giang). Hai người khác cũng liên quan trong vụ việc là Trần Thế Anh (sinh năm 1991, trú ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Hoàng Minh Phong (sinh năm 1994, trú ở quận Ba Đình, Hà Nội).

Về hệ lụy của việc làm đẹp không đúng cách, các chuyên gia cho hay, đó không chỉ là biến chứng nhất thời như sưng tấy, đau đớn, mà còn là các nguy cơ lây truyền các bệnh lý nguy hiểm như HIV, viêm gan B khi người dân can thiệp bằng xâm lấn ở các cơ sở không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn, nhân viên thực hiện không đảm bảo công tác vệ sinh.

Trong đó, Nguyễn Sỹ Giang là người đứng ra nhận khách, nhận tiền đặt cọc, Hoàng Minh Phong là chủ cơ sở. Trên trang Facebook cá nhân, Giang thường xuyên đăng những hình ảnh bản thân cầm “dao, kéo” hay đang trong phòng phẫu thuật thẩm mỹ cho khách hoặc những hình ảnh về đào tạo nâng mũi, tiêm filler.

Việc bị biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ rồi dẫn đến tử vong như trên không phải mới xảy ra lần đầu ở Hà Nội. Nhiều năm qua, đã có rất nhiều lời cảnh báo về hệ lụy khi phẫu thuật thẩm mỹ. Nhất là khi xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở làm đẹp không đảm bảo chất lượng, không có bảng biển, không có giấy phép kinh doanh, bác sĩ hành nghề không có chứng chỉ,…

Còn nhớ, vào cuối năm 2019, dư luận từng bàng hoàng khi nghe tin về vụ tử vong của một người đàn ông do hút mỡ bụng tại Thẩm mỹ viện Việt Hàn. Theo kết quả thanh tra của Sở Y tế Hà Nội, cơ sở này không được phép thực hiện các dịch vụ xâm lấn có gây chảy máu hoặc tiêm, truyền, phẫu thuật, chỉ được cấp phép làm dịch vụ chăm sóc da, phun, xăm thẩm mỹ (không dùng phẫu thuật, không gây chảy máu), mua bán mỹ phẩm.

... Đến dùng nhiều “chiêu” đối phó cơ quan chức năng

Theo quy định pháp luật, trong quá trình hoạt động nếu đơn vị nào hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến y tế như hoạt động chảy máu, xâm lấn thì ngoài việc hoàn thành các thủ tục quy định như đăng ký kinh doanh, bắt buộc gửi hồ sơ về Sở y tế để Sở xem xét cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh.

Chẳng hạn như, phẫu thuật thẩm mỹ phải đáp ứng tiêu chí như bác sĩ chuyên ngành thẩm mỹ có thời gian thực hành 54 tháng, có trình độ chuyên môn nằm trong danh sách được phê duyệt; phòng khám có các trang thiết bị chuyên dụng. Sau khi cơ quan y tế thẩm định thấy đủ thì cấp phép. Nếu phòng khám hoạt động quá phạm vi sẽ bị xử phạt 50-70 triệu đồng, tước giấy phép, tạm dừng hoạt động.

Để đối phó với cơ quan chức năng và “lấy lòng” các khách hàng, một số cơ sở làm đẹp thường trưng ra những “giấy chứng nhận”, “bằng khen” do các tổ chức hội không rõ ràng trao tặng. Tuy nhiên, các loại “chứng nhận”, “bằng khen” đó không thể thay thế được các giấy tờ theo quy định pháp luật như giấy phép hành nghề, giấy phép đăng ký kinh doanh.

Đề cập đến công tác quản lý các cơ sở làm đẹp, Thanh tra Sở Y tế cho biết, hằng năm Thanh tra Sở Y tế phối hợp với phòng y tế các quận, huyện tổ chức nhiều đợt tăng cường công tác thanh, kiểm tra… Tuy nhiên, rất nhiều cơ sở dùng các “chiêu” để đối phó với đoàn kiểm tra, như liên kết, giới thiệu khách hàng cho nhau qua điện thoại, hẹn địa điểm, giờ thực hiện các kỹ thuật làm đẹp ở nhiều nơi khác nhau và thường xuyên thay đổi. Có những cơ sở, Thanh tra Sở phải phối hợp với Công an Thành phố theo dõi hai tháng để có đầy đủ bằng chứng pháp lý mới có thể lập được biên bản vi phạm và xử lý…

Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, qua kiểm tra, các sai phạm mà các cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ thường mắc nhiều nhất vẫn là quảng cáo sai sự thật, thổi phồng các giá trị thật của các dịch vụ làm đẹp… Có trường hợp, nơi quảng cáo không phải là nơi trực tiếp thực hiện các dịch vụ làm đẹp mà chỉ là trung gian nên việc xử lý gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, việc các cơ sở làm đẹp đăng ký với tên gọi chung là thẩm mỹ viện cũng dễ khiến người dân hiểu lầm nơi đây có thể thực hiện các phẫu thuật làm đẹp. Chính vì đặt niềm tin nhầm địa chỉ nên không ít chị em đã phải trả giá đắt, trở thành nạn nhân của những ca phẫu thuật xẻ mí, hút mỡ, nâng ngực, xăm mắt… không thành công.

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, để tránh “tiền mất, tật mang”, những người đi làm đẹp nên tìm hiểu kỹ các dịch vụ về lĩnh vực này. Ngoài những thông tin từ đội ngũ tư vấn viên spa, nên tham khảo thêm các thông tin khuyến cáo từ ngành Y tế. Riêng với các loại hình phẫu thuật thẩm mỹ như hút mỡ bụng, hút mỡ chi, nâng ngực… không được phép thực hiện tại thẩm mỹ viện. Chỉ có các bệnh viện lớn như Bệnh viện 108, Bạch Mai, Hữu nghị Việt - Đức, Đa khoa Xanh Pôn… mới được tiến hành các thủ thuật này.

Đây là những kỹ thuật bắt buộc phải thực hiện tại bệnh viện, nơi có đầy đủ các điều kiện y tế đạt chuẩn an toàn như phòng mổ, đội ngũ bác sĩ gây mê, trực cấp cứu 24/24 giờ, chăm sóc hậu phẫu... Các thẩm mỹ viện, dù có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh cũng không được phép tiến hành những phẫu thuật trên.

Cảnh giác với những lời quảng cáo đường mật

Hàng ngày, trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo,… tràn ngập những dòng tin, quảng cáo về các dịch vụ làm đẹp. Nhiều địa chỉ còn cam kết có chuyên gia nước ngoài uy tín hỗ trợ công nghệ làm đẹp. Trước những lời giới thiệu như “rót mật” vào tai, nhiều người đã tin tưởng tìm đến các cơ sở làm đẹp này. Thế nhưng, đẹp đâu chưa thấy mà lại rước họa vào thân.

Phải siết chặt hơn nữa các cơ sở làm đẹp
Trên Facebook cá nhân, Nguyễn Sỹ Giang quảng cáo biết nâng mũi, tự nhận mình là bác sĩ.

Vốn sở hữu đôi mắt to hai mí nhưng khi bước vào tuổi trung niên, da mắt chị Mai H. (ở Thái Bình) bắt đầu chùng xuống khiến mí bị nhỏ lại. Thấy một cơ sở thẩm mỹ tại Hà Nội quảng cáo công nghệ bấm mí mắt Ấn Độ, chị đã tìm đến với mong muốn lấy lại tuổi thanh xuân thuở nào. Thế nhưng, sau khi bấm mí, mắt chị H. bỗng bị lệch, bên to bên nhỏ, thậm chí vết khâu xuất hiện mủ và nhiễm trùng. Chị H. cũng đã quay lại cơ sở thẩm mỹ thì nhận được lời giải thích, hiện tượng trên là bình thường, chờ thêm thời gian nữa mắt sẽ to đẹp... Tuy nhiên, đã 3 tháng trôi qua nhưng mắt chị H. vẫn bị lệch.

Tương tự, chị Nguyễn Thu T. (ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, trước đây mặt chị có một số sẹo thâm, lỗ chân lông trên da mặt to. Muốn sở hữu một làn da đẹp, chị đã tìm đến một cơ sở thẩm mỹ và được nhân viên tư vấn sử dụng phương pháp lăn kim. Tuy nhiên, đẹp chưa thấy đâu, chị T. tá hỏa khi thấy mặt nổi nhiều mụn, có mủ, một số cục viêm tấy gây đau nhức hai bên quai hàm. Sau khi dừng sử dụng dịch vụ của thẩm mỹ viện, chị T. đến khám tại khoa da liễu một bệnh viện công. Bác sĩ cho biết, chị bị viêm da mủ (nhiễm khuẩn) sau lăn kim do trong quá trình thực hiện kỹ thuật can thiệp có xâm lấn không bảo đảm vô trùng…

Bác sĩ Bạch Minh Tiến, công tác tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba cho biết, trong quá trình điều trị, bệnh viện đã gặp không ít trường hợp bệnh nhân sau khi sử dụng dịch vụ tại nhiều spa, thẩm mỹ viện bị biến chứng. Đa phần biến chứng là nhiễm trùng tại chỗ. Điều đáng lo ngại, theo bác sĩ Bạch Minh Tiến, nhiều cơ sở làm đẹp không bảo đảm đủ các tiêu chuẩn như diện tích, ánh sáng, điều kiện vô khuẩn, không đủ phương tiện y tế cần có… nên dễ gây biến chứng cho khách hàng. Trong khi đó, đa số chị em khi đi phẫu thuật thẩm mỹ đều không muốn cho người khác biết, do đó họ thường chọn nơi kín đáo và ngại đến bệnh viện công...

Khi xảy ra sự cố rõ ràng trách nhiệm thuộc về các chủ cơ sở thẩm mỹ, ê kíp trực phẫu thuật, song nhìn xa hơn là trách nhiệm của các cơ quan chức năng từ phường, quận, sở, ngành. Tại sao có những cơ sở hoạt động trá hình, hoạt động không phép, hoạt động không đúng giấy phép mà các cơ quan chức năng không phát hiện kịp thời. Đây là câu hỏi cần sớm có câu trả lời từ các cơ quan thực thi pháp luật.

Một số chuyên gia y tế khẳng định, bất kỳ can thiệp dao kéo nào cũng đều có một tỷ lệ nhất định các biến chứng như nhiễm trùng, hoại tử, xuất huyết, tụ máu, chảy dịch… do vậy, các loại hình phẫu thuật thẩm mỹ như hút mỡ bụng, nâng mũi, nâng ngực… không được phép thực hiện tại thẩm mỹ viện, đặc biệt là các cơ sở làm đẹp không đảm bảo chất lượng.

Nói về tình trạng biến chứng sau phẫu thuật tại một số cơ sở làm đẹp không phép, bác sĩ Trần Thương, một chuyên gia về phẫu thuật thẩm mỹ phải thốt lên: “Có những bác sĩ học chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ gần mười năm trời còn chưa thực sự tự tin cầm dao, cầm kéo, huống hồ một số người cứ mặc cái áo blue rồi tự xưng là bác sĩ, lôi khách hàng lên mổ như đúng rồi. Mỗi lần xem họ livestream phẫu thuật mà chân tay mình toát cả mồ hôi. Lạ thay là giá cả ở mấy cơ sở ấy cũng không hề rẻ hơn các cơ sở có giấy phép đàng hoàng hay các bệnh viện có uy tín là mấy. Có lẽ các cơ quan chức năng cũng phải ra tay mạnh lên chứ cứ để các cơ sở “chui” này “mọc lên như nấm sau mưa” thì nguy hiểm quá”.

Các bác sĩ của Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng cho biết, Bệnh viện từng tiếp nhiều nhận nhiều trường hợp biến chứng sau tiêm filler. Đa số bệnh nhân thực hiện ở cơ sở thẩm mỹ không phép, người tiêm không phải là bác sĩ và không được đào tạo về tạo hình - thẩm mỹ, không được học về các biến chứng của tiêm chất làm đầy cũng như cách để phòng tránh các biến chứng này.

Với các trường hợp biến chứng muộn, thường do tiêm filler giá rẻ, trôi nổi, không được cấp phép. Trong quá trình tiêm, người thực hiện không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn, đưa hoạt chất vừa dễ dị ứng lại thêm các yếu tố nhiễm khuẩn từ bên ngoài vào.

Phản ứng muộn này có thể gặp sau tiêm một thời gian, với các biểu hiện viêm như sưng đỏ, tạo thành khối cục, có triệu chứng nhiễm trùng từ đó tạo mủ, vỡ mủ… Nguy hiểm nhất là tình trạng viêm sưng tái diễn nhiều lần tạo ổ áp xe mang tính mãn tính, kéo dài.

Bác sĩ Trần Trương khuyến cáo, trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật để làm đẹp, mọi người nên tìm đến những bác sĩ nhiều kinh nghiệm và đã được cấp chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ để tham khảo kỹ; thực hiện tại các khoa, bệnh viện thẩm mỹ đã được cấp phép, có uy tín.“Tuyệt đối không nên phó thác số phận và nhan sắc của mình cho các cơ sở chui, không có giấy phép; các nhân viên spa không có bằng cấp chuyên ngành”, bác sĩ Thương nói.

Trong bối cảnh công tác quản lý còn lỏng lẻo, nhu cầu làm đẹp gia tăng, để an toàn cho bản thân, chỉ còn cách mỗi người trước khi đi làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ phải tự tìm hiểu thật kỹ “lý lịch” về cơ sở mình muốn đến mà thôi!/.

H.Phong – C.Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

(LĐTĐ) Trong 3 ngày liên tiếp từ 12-14/9, ngày hội hiến máu Trung thu cho em 2024 đã tiếp nhận 2.077 đơn vị máu từ người dân Thủ đô.
VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

(LĐTĐ) Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tăng cường của Thành phố Hồ Chí Minh, 39 Trung tâm tiêm chủng VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần 1.000 mũi vắc xin dịch vụ có thành phần chống sởi.
Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

(LĐTĐ) Bệnh whitmore có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh whitmore có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%.
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.
Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

(LĐTĐ) Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Bởi vậy, khi mưa lũ rút, người dân đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, bao gồm các bệnh đường hô hấp, truyền nhiễm, tiêu hóa... đặc biệt là các bệnh về da liễu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

(LĐTĐ) Vừa qua, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn công tác đã đến xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trao quà cho người dân nơi đây.
Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

(LĐTĐ) Đau lưỡi lâu ngày và tự uống thuốc không đỡ, bệnh nhân đi khám và được phát hiện ung thư bờ lưỡi nguy hiểm. Để điều trị, phương pháp tối ưu là cắt bỏ toàn bộ vị trí khối u và các vùng có liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động