Phan Đăng Lưu, người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận báo chí và văn học cách mạng
Xuất thân trong gia đình ở một miền quê giàu truyền thống yêu nước, hiếu học và nhân văn, Phan Đăng Lưu sớm bộc lộ phẩm chất của một tài năng về sự nghiệp bút nghiên. Ngay từ thời tuổi trẻ học đường, đồng chí đã sáng tác thơ ca, câu đối đả phá những cảnh chướng tai, gai mắt diễn ra trong xã hội đương thời, thông cảm với nhân dân bị đọa đày, đau khổ.
Đồng chí Phan Đăng Lưu đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc (Ảnh tư liệu) |
Sự nghiệp cách mạng báo chí của Phan Đăng Lưu thật sự bắt đầu, sôi nổi và phong phú khi tham gia Đảng Tân Việt. Cuối năm 1927 đầu năm 1928, để tuyên truyền tư tưởng cách mạng, Đào Duy Anh và những người lãnh đạo Đảng Tân Việt ở Huế thành lập nhà sách Quan Hải Tùng Thư.
Trên cương vị là Ủy viên Thường vụ Đảng Tân Việt phụ trách tuyên truyền, đồng chí Phan Đăng Lưu đã dịch và biên soạn nhiều tư liệu quý như: A.B.C Chủ nghĩa Mác, Dân chủ mới; dịch các cuốn: Xã hội luận, Lịch sử các học thuyết kinh tế… Các cuốn sách và bài viết của đồng chí đã góp phần thiết thực thức tỉnh nhiều nhà trí thức, thanh niên, học sinh và thấm dần vào các tầng lớp nhân dân lao động.
Trong chốn lao tù, nhận thấy lính gác ngục là người Êđê, vừa không biết tiếng Kinh, vừa bị kích động hằn thù dân tộc, chia rẽ Kinh, Thượng, đồng chí Phan Đăng Lưu đã kết hợp với một số anh em tù chính trị bí mật ra tờ “Doãn Đê tù báo”.
Tờ báo được bí mật viết tay, lưu truyền trong nội bộ nhà tù, báo ra hàng tuần, đọc xong rồi hủy đi, vừa là công cụ giác ngộ lính Êđê, vừa là công cụ tuyên truyền của Đảng. Đồng thời, đồng chí Phan Đăng Lưu còn viết nhiều bài báo tố cáo tội ác của nhà tù gửi ra bên ngoài.
Tháng 7/1937, đồng chí cùng nhiều nhà báo tiến bộ ở Huế triệu tập Hội nghị báo giới Trung Kỳ, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nhà báo dân chủ tiến bộ, hình thành được Mặt trận báo chí dân chủ Trung Kỳ, đánh bại bọn bồi bút phản động.
Hoạt động của Mặt trận báo chí Trung Kỳ tuy ngắn ngủi nhưng có ý nghĩa đi tiên phong, phất cao ngọn cờ dân chủ của giới báo chí nước ta lúc bấy giờ mà về sau báo chí Bắc Kỳ và Nam Kỳ còn tiếp bước. Lịch sử báo chí cách mạng nước ta ghi nhận công lao to lớn này của đồng chí Phan Đăng Lưu như một chiến sĩ tiên phong cho dòng báo chí cách mạng.
Khu lưu niệm đồng chí Phan Đăng Lưu ở xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An |
Nhận thức rõ báo chí, văn học là những công cụ đấu tranh sắc bén, đồng chí Phan Đăng Lưu vừa xây dựng, chỉ đạo các tờ báo: Sông Hương tục bản, Dân, Dân tiến, Dân muốn, vừa trực tiếp đào tạo, đoàn kết tập hợp lực lượng báo giới, đặc biệt là các trí thức trẻ. Đồng chí Phan Đăng Lưu là cây bút chủ lực viết các bài chính luận, tiểu phẩm văn học, bình luận văn học…
Trên bước đường cách mạng, đồng chí thường xuyên quan tâm bồi dưỡng chính trị và nghiệp vụ văn học - nghệ thuật cho đội ngũ trí thức trẻ, trong đó có các đồng chí Trịnh Xuân An, Trịnh Xuân Quang, Hà Thế Hanh, Tố Hữu, Thôi Hữu, Hồng Chương…
Sự nghiệp báo chí, văn học của đồng chí Phan Đăng Lưu có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần xây dựng nền móng của văn học cách mạng, khái quát những quan điểm khoa học và cách mạng về trí thức, về văn nghệ sĩ và nền văn học - nghệ thuật của những người cộng sản, mở đường cho nền văn học - nghệ thuật nước nhà phát triển.
Đồng chí Phan Đăng Lưu sinh ngày 5/5/1902 trong một gia đình nhà nho, có truyền thống yêu nước ở thôn Đông, xã Tràng Thành (nay là xã Hoa Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Phan Đăng Lưu là dịp để chúng ta ôn lại cuộc đời, tấm gương chiến đấu, hy sinh và những cống hiến to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đồng thời, qua đó tuyên truyền, giáo dục về chủ nghĩa yêu nước, tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của các cán bộ tiền bối tiêu biểu để các thế hệ hôm nay học tập, noi theo. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49