Phấn đấu đưa 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Năm 2019, lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt nhiều kết quả quan trọng: Số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm tiếp tục tăng cao hơn so với năm trước; số doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được phát triển; tỷ lệ lao động ở lại cư trú bất hợp pháp giảm đáng kể; công tác thanh tra, kiểm tra tốt, số lượng doanh nghiệp vi phạm giảm so với 2018; thị trường và ngành nghề tiếp nhận lao động ngoài nước tiếp tục được củng cố và mở rộng.
phan dau dua 130000 lao dong di lam viec o nuoc ngoai Sẽ “siết chặt” điều kiện đưa người đi lao động nước ngoài
phan dau dua 130000 lao dong di lam viec o nuoc ngoai 104.615 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
phan dau dua 130000 lao dong di lam viec o nuoc ngoai 11.699 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 8

Vượt chỉ tiêu đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Tổng kết công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2019, ông Tống Hải Nam – Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) cho biết, năm 2019 là năm thứ tư liên tiếp ngành thực hiện vượt mức đua đi làm việc ở nước ngoài 120.000 lao động/năm, nâng tổng số lao động Việt Nam hiện đang làm việc ở nước ngoài lên khoảng 650 nghìn người tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong hơn 30 nhóm lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Cụ thể, năm 2019 tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đạt 152.530 lao động (trong đó có 54.700 lao động nữ), đạt 127,1% kế hoạch năm 2019, trong đó thị trường Nhật Bản: 82.703 lao động, Đài Loan: 54.480 lao động, Hàn Quốc: 7.215 lao động, Rumani: 3.478 lao động, Ả rập – Xê út: 1.375 lao động, Malaysia: 454 lao động, Macao: 401 lao động, Algeria: 359 lao động và một số thị trường khác.

phan dau dua 130000 lao dong di lam viec o nuoc ngoai
Năm 2020 cả nước phấn đấu đưa 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Theo ông Tống Hải Nam, một số thị trường lao động ngoài nước truyền thống tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam vẫn đang tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng cao như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Một số thị trường ở châu Âu có nhu cầu ngày càng cao trong việc tiếp nhận lao động từ Việt Nam như: Nga, Rumani, CHLB Đức, Ba Lan, Latsvia, Áo...

Riêng đối với thị trường CHLB Đức, tính đến hết năm 2019, đã có hơn 1000 điều dưỡng viên từ Việt Nam sang Đức học tập và làm việc, được phía Đức đánh giá cao. Trong chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại CHLB Đức từ ngày 23-27/9/2019, phía Đức cho biết, Luật nhập cư mới của Đức chính thức có hiệu lực từ ngày 1/3/2020, sẽ cho phép các doanh nghiệp Đức được tiếp nhận lao động đến từ các nước ngoài EU trong một số lĩnh vực như: Xây dựng, điện, cơ khí, nông nghiệp, nhân viên kỹ thuật y tế, điều dưỡng. Dự kiến trong năm 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ ký với cơ quan lao động của CHLB Đức thỏa thuận hợp tác tiếp nhận lao động có kỹ năng của Việt Nam sang làm việc tại CHLB Đức trong 12-13 ngành nghề mà bạn đang có nhu cầu.

Năm 2020, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu Cục cần nỗ lực để đạt được kết quả cao hơn nữa.

Trong đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị Cục tập trung cho việc hoàn thiện Luật về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); nghiên cứu xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Đồng thời sửa đổi quy định về hoạt động của Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nuớc theo hướng đào tạo, bồi dưỡng hỗ trợ doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp phái cử Việt Nam đã và đang từng bước chủ động tìm kiếm, khai thác hợp đồng và phát triển thị trường lao động ngoài nước, đầu tư bài bản cho công tác tạo nguồn lao động, đào tạo nâng cao tay nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài

Về công tác cấp và cấp đổi giấy phép, năm 2019, Cục đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép của 112 doanh nghiệp và đã hoàn thiện hồ sơ trình Bộ cấp mới cho 63 doanh nghiệp. Tính đến tháng 12/2019, tổng số doanh nghiệp phái cử Việt Nam có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là 421 doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Cục đã trực tiếp triển khai 25 cuộc thanh, kiểm tra định kỳ và đột xuất, phối hợp với Thanh tra Bộ tiến hành 30 cuộc tại các doanh nghiệp dịch vụ trong hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Qua đó, Cục đã ban hành hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt và xử phạt hành chính đối với 21 doanh nghiệp và thu hồi giấy phép của 2 doanh nghiệp.

Đặt lợi ích người lao động lên trên hết

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Cục Quản lý Lao động ngoài nước vừa được tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chúc mừng và đánh giá cao những kết quả mà tập thể cán bộ, công chức và người lao động Cục Quản lý lao động ngoài nước đã đạt được trong năm 2019 như: Số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm tiếp tục tăng cao hơn so với năm trước; số doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được phát triển; tỷ lệ lao động ở lại cư trú bất hợp pháp giảm đáng kể; công tác thanh tra, kiểm tra tốt, số lượng doanh nghiệp vi phạm giảm so với 2018; thị trường và ngành nghề tiếp nhận lao động ngoài nước tiếp tục được củng cố và mở rộng…

Năm 2020, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu Cục cần nỗ lực để đạt được kết quả cao hơn nữa. Trong đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị Cục tập trung cho việc hoàn thiện Luật về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); nghiên cứu xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Đồng thời sửa đổi quy định về hoạt động của Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nuớc theo hướng đào tạo, bồi dưỡng hỗ trợ doanh nghiệp.

Đồng ý với mục tiêu trong năm 2020 đưa được 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định mà Cục Quản lý lao động ngoài nước đã đề ra, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị, Cục Quản lý lao động ngoài nước cần hướng tập trung vào thị trường truyền thống và 2020 cố gắng ký kết Thỏa thuận hợp tác lao động với CHLB Đức.

Theo Bộ trưởng, chiếm lĩnh được thị trường lao động Đức là vào được toàn bộ thị trường châu Âu. Tuy nhiên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lưu ý, với thị trường châu Âu cần hạn chế lao động trong lĩnh vực xây dựng, vì tỷ lệ lao động bỏ trốn tại đây tập trung nhiều vào lĩnh vực này, khuyến khích người lao động vào làm việc các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ, nông nghiệp, nhà máy.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng đề nghị Cục Quản lý tăng cường công tác hậu kiểm gắn với đó là công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý phát sinh liên quan đến hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; gắn xuất khẩu lao động với dạy nghề và việc làm; tăng cường cải cách thủ tục hành chính nhằm minh bạch hóa các điều kiện cấp giấy phép; đặt lợi ích người lao động lên trên hết.

Về thị trường Trung Đông, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định, tình hình căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Iran có thể dẫn đến nguy cơ xung đột vũ trang xảy ra tại đây. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước tiếp tục theo dõi sát tình hình và chỉ đạo các doanh nghiệp phái cử lao động khẩn trương có biện pháp bảo vệ an ninh, an toàn cho người lao động và sẵn sàng phương án sơ tán khi diễn biến xấu.

Các doanh nghiệp cử người theo dõi nhập danh sách đầu mối liên hệ đường dây nóng, email để theo dõi diễn biến tình hình, đồng thời phối hợp với Bộ Ngoại giao để thông tin kịp thời.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba.
Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

(LĐTĐ) Cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh Trường Tiểu học Khương Mai đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, kết quả, toàn trường đã quyên góp được hơn 281 triệu đồng và nhiều hiện vật.
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

(LĐTĐ) Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào việc tăng cường bảo mật cho Windows. Tường lửa, chương trình diệt vi-rút được kích hoạt tự động, nhiều chức năng bảo mật khác nhau để bảo vệ chống lại vi-rút khởi động và nhiều chức năng khác giúp đảm bảo tin tặc và phần mềm độc hại không thể dễ dàng chiếm đoạt PC chạy Windows.
Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng đêm nay 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.

Tin khác

Khó khăn bủa vây lao động trung niên tìm việc

Khó khăn bủa vây lao động trung niên tìm việc

(LĐTĐ) Dù có lợi thế hơn so với lao động trẻ về mặt kinh nghiệm, song lao động trung niên lại bị “vướng” định kiến là có năng suất làm việc kém hơn, hoặc khó thích nghi với những thay đổi và công nghệ mới. Điều này dẫn đến việc họ ít có cơ hội được phỏng vấn và tuyển dụng, nên gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm.
Cảnh báo lừa đảo lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

Cảnh báo lừa đảo lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

(LĐTĐ) Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) mới đây đã đưa ra khuyến cáo người lao động cảnh giác với thông tin giả mạo về việc phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS).
Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), mặc dù quy mô đào tạo giáo dục nghề nghiệp tăng, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam, tuy nhiên, trình độ học vấn của lực lượng lao động qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp, chủ yếu là trung học cơ sở; trình độ đào tạo sơ cấp, dưới 3 tháng còn chiếm tỷ lệ cao (80%).
Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng

Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng

(LĐTĐ) Việc thành phố Hà Nội đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường thu hút FDI cùng với sự tăng trưởng mạnh của hoạt động công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch lữ hành, hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ... sẽ tạo điều kiện cho tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố tăng trưởng ổn định trong thời gian tới. Đây cũng là điều kiện để thị trường lao động Hà Nội tiếp tục đà phục hồi, tăng trưởng.
Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

(LĐTĐ) Trong năm 2024, tối đa 1.000 lao động Việt Nam sẽ được sang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia. Họ có thể làm công việc ngắn hạn từ 6 đến 9 tháng, hoặc dài hạn từ 1 đến 4 năm... Ngoài những quyền lợi về thu nhập, đây cũng là cơ hội để người lao động Việt Nam tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.
8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người

8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, thời gian qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động luôn được thành phố Hà Nội coi trọng, đạt kết quả tích cực.
Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

(LĐTĐ) Đa số lao động trẻ mới ra trường thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành hoặc vị trí mà họ quan tâm, trong khi các nhà tuyển dụng thường ưa chuộng ứng viên có kinh nghiệm làm việc. Cùng với đó, việc các doanh nghiệp yêu cầu ngày càng cao về bằng cấp, chứng chỉ cũng như một số ngành, nghề đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt mà lao động trẻ chưa có… đó là những rào cản đối với lao động trẻ trong quá trình tìm việc hiện nay.
Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, người lao động đi làm có thể được hưởng tổng cộng 490% lương.
Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thợ chụp ảnh, người giao hàng, tài xế công nghệ, giúp việc nhà, nhân viên bán hàng,... có thể thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng mỗi ngày dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay.
Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

(LĐTĐ) Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động do có các vi phạm về ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chậm đóng tiền vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước…
Xem thêm
Phiên bản di động