Phấn đấu trở thành trung tâm du lịch tâm linh

(LĐTĐ) “Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướng năm 2030, Mỹ Đức sẽ trở thành trung tâm du lịch - dịch vụ phía Tây Nam thành phố Hà Nội. Cùng với khu du lịch chùa Hương và khu nghỉ dưỡng Tuy Lai, sau khi phát triển khu du lịch Quan Sơn, cơ cấu kinh tế của Mỹ Đức sẽ có nhiều thay đổi”, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Nguyễn Ngọc Việt chia sẻ với Lao động Thủ đô.
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức và Câu lạc bộ cán bộ Công đoàn khối Giáo dục làm công tác từ thiện tại huyện Đồng văn, tỉnh Hà Giang Huyện Mỹ Đức: 100% trường học tổ chức thành công Hội nghị Cán bộ, công chức viên chức Huyện Mỹ Đức: Xây dựng đội ngũ công nhân ngày càng lớn mạnh

PV: Xin đồng chí đánh giá đôi nét về bức tranh kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Đức thời gian qua?

Đồng chí Nguyễn Ngọc Việt: Thời gian qua, huyện Mỹ Đức đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi phù hợp và hiệu quả, bảo đảm chăn nuôi chiếm tỉ trọng chủ yếu trong kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020”.

Phấn đấu trở thành trung tâm du lịch tâm linh
Đồng chí Nguyễn Ngọc Việt - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức.

Trong đó, trọng tâm là tổ chức lại sản xuất các cây trồng, vật nuôi chủ lực, có lợi thế của huyện theo hướng giảm giá thành, nâng cao chất lượng, giá trị nông sản, thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, công nghệ cao, xây dựng mô hình liên kết, đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp... Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 2.662,5 tỉ đồng, tăng 19,2% so với năm 2015; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm (ước) đạt 3,55%/năm đạt mục tiêu đề ra. Giá trị sản xuất nông nghiệp/1 ha canh tác đạt 160 triệu đồng, tăng 28 triệu đồng so với năm 2015, đạt mục tiêu đề ra...

Trong suốt hơn 10 năm qua, kể từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính thì dịch vụ du lịch Mỹ Đức ngày càng phát triển mạnh mẽ. Du lịch của Mỹ Đức trọng tâm là du lịch tâm linh với lễ hội chùa Hương có thời gian dài nhất cả nước (kéo dài 3 tháng). Hằng năm, cứ mỗi độ xuân về, lễ hội lại đón hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước về tham quan, vãn cảnh.

Đây được coi là hoạt động kinh tế - xã hội trọng tâm nên trước mỗi mùa lễ hội huyện Mỹ Đức luôn chủ động họp bàn, đúc rút kinh nghiệm và tìm ra cách quản lý tối ưu nhất thông qua việc thành lập Ban Chỉ đạo và Ban quản lý lễ hội. Bởi vậy, lễ hội Chùa Hương đã giảm tải đáng kể tình trạng quá tải, ách tắc nhờ giao thông đường thủy thông thoáng, đặc biệt là sự đóng góp của hệ thống cáp treo. Các chùa, đền, hang động được giữ gìn tôn nghiêm, hoạt động tôn giáo đúng quy định pháp luật; không còn tình trạng đốt vàng mã; vệ sinh môi trường sạch sẽ, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo.

PV: Được biết, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới sẽ đưa Mỹ Đức sớm trở thành một trong những trung tâm du lịch tâm linh của Thủ đô, xin đồng chí cho biết rõ hơn định hướng phát triển này?

Đồng chí Nguyễn Ngọc Việt: Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướng năm 2030, Mỹ Đức sẽ trở thành trung tâm du lịch – dịch vụ phía Tây Nam thành phố Hà Nội. Cùng với khu du lịch chùa Hương và khu nghỉ dưỡng Tuy Lai, sau khi phát triển khu du lịch Quan Sơn, cơ cấu kinh tế của Mỹ Đức chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi.

Đồng thời, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân trong vùng. Để phát triển bền vững, bên cạnh việc đầu tư mạnh mẽ, Mỹ Đức luôn ra sức chủ động cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ trong các hoạt động du lịch và dịch vụ. Đó cũng chính là cách để huyện tăng cường quảng bá giới thiệu về một miền quê thân thiện và giàu lòng mến khách trong lòng mỗi du khách thập phương.

Nhân đây tôi muốn nhấn mạnh đến một số danh lam, thắng cảnh để Mỹ Đức sẽ trở thành trung tâm du lịch văn hóa tâm linh của Thủ đô đó là ngoài thắng cảnh Hương Sơn, Mỹ Đức còn có hồ Quan Sơn đã và đang được quy hoạch xây dựng để phục vụ du lịch. Quan Sơn được ví như một Hạ Long thu nhỏ trên cạn, đẹp, rất thơ mộng.

Hồ này rộng khoảng 850 ha, được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước, sau khi đắp con đê bao dài 20km để ngăn nước lũ. Từ khi bị ngập nước, vùng Quan Sơn đã trở thành khu sinh thái với gần 3.000 ha, thuộc địa phận bốn xã: Hợp Tiến, Tuy Lai, Hồng Sơn, Thượng Lâm và một phần nhỏ của huyện Kim Bôi (Hòa Bình). Hồ dài 16km, rộng 2km và “ôm” gần một trăm ngọn núi đá vôi, tạo thành nhiều hòn đảo lớn nhỏ, hệt như Vịnh Hạ Long. Rừng cây ở những núi đá vôi, nhờ đó đã được bảo vệ, tái sinh và phát triển xanh tốt. Hiện nay, Mỹ Đức đang kêu gọi phát triển khu du lịch Quan Sơn theo hướng đa năng.

Phấn đấu trở thành trung tâm du lịch tâm linh
Hồ Quan Sơn.

Theo quy hoạch, khu vực này sẽ có hoạt động múa rối nước, trình diễn thời trang, sân golf… Khi được hoàn thành, Quan Sơn sẽ liên kết với chùa Tiên của huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình) để tạo thành tuyến điểm du lịch. Chính phủ đã cho phép một tập đoàn đầu tư thuê một công ty lớn của Nhật Bản để khảo sát...

PV: Ngoài sự chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành, muốn phát triển phải có sự đồng tâm, hiệp lực của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân. Là địa phương từng xảy ra vụ việc ở xã Đồng Tâm, với trọng trách là Bí thư Huyện ủy đồng chí và Ban Thường vụ Huyện ủy sẽ đặt những nhiệm vụ gì trong năm mới?

Đồng chí Nguyễn Ngọc Việt: Điều đầu tiên, phải thực hiện tốt Quy chế làm việc và nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp ủy đảm bảo đúng phương châm: “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”; tôn trọng, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu. Hoàn thiện và ban hành Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị, xác định cụ thể về trách nhiệm của tập thể và của từng cá nhân (tổ chức, cá nhân nào chủ trì; tổ chức, cá nhân nào phối hợp thực hiện), tránh việc đùn đẩy trách nhiệm.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo cần trọng tâm, trọng điểm, dứt điểm từng vụ việc, định rõ thời gian hoàn thành công việc. Lựa chọn xây dựng các Nghị quyết chuyên đề (những vấn đề bức xúc đặt ra) ngay từ đầu nhiệm kỳ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, sớm đối diện và xuyên qua những khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, nắm bắt cơ hội để sớm ổn định và phát triển.

Bên cạnh đó, phải làm tốt hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội một cách thường xuyên, sâu rộng để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương được hiểu rõ, nhận thức đầy đủ để thực hiện. Trong thực tế, nhiều vụ việc, nhiều vấn đề xảy ra do nhận thức và sự thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin, nên dễ bị lợi dụng, lôi kéo, bị kích động từ bên ngoài…Đây là những vụ việc quyết không bao giờ lặp lại.

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Thu Trang (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thuế, qua quá trình phân tích số liệu thu thập được do các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp, vẫn còn hiện tượng dữ liệu không đầy đủ, thiếu tin cậy, phải rà soát lại mới có thể sử dụng phục vụ cho công tác quản lý thuế.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.

Tin khác

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Xem thêm
Phiên bản di động