Phân loại nguy cơ người mắc Covid-19: Tối ưu hoá nguồn lực điều trị
Liên đoàn Lao động quận Hà Đông: Thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ, người lao động tại các chốt kiểm soát Chuyện những người hiến huyết tương để chữa người mắc Covid-19 |
Phân tầng điều trị bệnh nhân
Bộ Y tế vừa ban hành tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 nhằm để đánh giá nguy cơ, xác định nhu cầu điều trị phù hợp nhằm tối ưu hóa nguồn lực cho công tác điều trị. Trong đó, tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm được chia làm 4 loại, tương ứng với từng màu khác nhau. Cụ thể, màu xanh là mức nguy cơ thấp, màu vàng là nguy cơ trung bình, màu cam là nguy cơ cao và màu đỏ là nguy cơ rất cao.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho người dân. Ảnh: Hùng Sơn |
Việc phân loại nguy cơ người bệnh nhằm phân tầng điều trị phù hợp. Theo đó, hiện Bộ Y tế đang chia hệ thống điều trị thành 3 tầng: Tầng 1 là các cơ sở thu dung điều trị ban đầu; tầng 2 nơi thu dung điều trị cho các trường hợp bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như mắc các bệnh lý nền, người cao tuổi, phụ nữ mang thai,… tầng 3 là tầng điều trị cho các diễn biến nặng cần các chăm sóc, can thiệp, điều trị chuyên sâu hơn.
Chia sẻ về vấn đề này, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa (Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh Bộ Y tế) cho biết: Nhóm nguy cơ thấp gồm những người dưới 45 tuổi và không mắc bệnh lý nền. Người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng Covid-19 trước ngày xét nghiệm dương tính ít nhất 12 ngày. Người có sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, SpO2 (độ bão hoà oxy trong máu) từ 97% trở lên.
Nhóm này được chuyển đến cơ sở thuộc tầng 1 của tháp điều trị, các cơ sở cách ly người nhiễm F0 tập trung, cơ sở thu dung điều trị Covid-19 ban đầu; hoặc chỉ định điều trị ngoại trú tại nơi cư trú được nhân viên y tế, chính quyền địa phương kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện điều trị ngoại trú như: Biệt thự, nhà riêng, có người theo dõi... Với nhóm này, người nhiễm tự theo dõi sức khỏe và thông báo tình trạng sức khỏe hằng ngày cho nhân viên y tế địa phương. Cùng với đó, nhóm này được hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu như: Rối loạn ý thức, khó thở, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt... đồng thời, được đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.
Đối với nhóm nguy cơ trung bình gồm những người tuổi từ 46-64 tuổi và không mắc bất kỳ bệnh lý nền. Người có sức khỏe có dấu hiệu bất thường như sốt (từ 37,5 độ C trở lên), ho, đau họng, rát họng, đau ngực...; người có SpO2 từ 95% đến 96%; hoặc người dưới 45 tuổi và mắc một trong các bệnh lý nền. Nhóm này cần chuyển vào cơ sở thuộc tầng 2 của tháp điều trị, các bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị người bệnh Covid-19. Trong thời gian chờ nhập viện, yêu cầu người nhiễm SARS-CoV-2 tiếp tục tự theo dõi sức khỏe; liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu như: Rối loạn ý thức, khó thở, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt.... Và những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ này, cũng được đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.
Nhóm nguy cơ cao gồm những người từ 65 tuổi trở lên và không mắc bệnh lý nền; phụ nữ có thai hoặc trẻ em dưới 5 tuổi, người có SpO2 từ 93% đến 94%. Nhóm này được chỉ định nhập viện càng sớm càng tốt, chuyển đến bệnh viện thuộc tầng 3 của tháp điều trị, các bệnh viện điều trị Covid-19 nặng. Nhóm này được hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu; được đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày.
Đặc biệt, với nhóm nguy cơ rất cao gồm những người từ 65 tuổi trở lên và mắc một trong các bệnh lý nền; người bệnh trong độ tuổi bất kỳ đang trong tình trạng cấp cứu; người có SpO2 từ 92% trở xuống; người bệnh đang có tình trạng: Thở máy, đang có ống mở khí quản, liệt tứ chi, đang điều trị hóa xạ trị. Nhóm này chỉ định nhập viện ngay đến bệnh viện thuộc tầng 3 của tháp điều trị, các bệnh viện điều trị Covid-19 nặng; phải xử trí tình trạng cấp cứu trước, trong và sau khi vận chuyển đến bệnh viện.
Đảm bảo phân bổ nguồn lực phù hợp
Đánh giá về vai trò của việc phân tầng trong hệ thống điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa cho biết, chiến lược này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác thu dung, điều trị cho bệnh nhân cũng như đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19. Bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa cho hay, tại Việt Nam, việc điều trị cho bệnh nhân Covid-19 được thực hiện theo hệ thống phân tầng với mục tiêu chia nhóm nguy cơ của người bệnh và những yêu cầu điều trị, can thiệp điều trị cho người bệnh để phân bố nguồn lực phù hợp.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 này có diễn biến nhanh, xảy ra trên địa bàn rộng, trong một thời gian ngắn, số ca mắc tăng rất cao. Đợ̣t dịch này ở những địa bàn trọng điểm về dịch rất khó có thể đưa số ca nhiễm về 0. Do đó, chúng ta phải xác định tiếp tục công cuộc phòng chống dịch nhanh, mạnh và bền bỉ. |
“Với mỗi tầng điều trị như vậy, ngành Y tế cũng sẽ bố trí nguồn lực phù hợp để nâng cao hiệu quả điều trị. Như tại tầng 1 sẽ được bố trí lực lượng nhân viên, trang thiết bị phù hợp, không nhất thiết phải có các hệ thống hỗ trợ hô hấp chuyên sâu, hồi sức tích cực. Ngược lại, tại tầng 3 sẽ là các trung tâm hồi sức tích cực được trang bị đầy đủ các trang bị hiện đại như tim, phổi nhân tạo (ECMO), lọc máu, hệ thống thở oxy… cũng như đội ngũ y bác sĩ chuyên sâu đặc biệt là trong lĩnh vực hồi sức tích cực để đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân” - Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh Bộ Y tế phân tích.
Đồng thời, Phó Cục trưởng Cục khám chữa bệnh Bộ Y tế Nguyễn Trọng Khoa cho biết: Trong công tác đánh giá mức độ nguy cơ này được thực hiện từ nhân viên y tế và cả bản thân người bệnh. Đơn cử, như đối với người bệnh dưới 45 tuổi, không có bệnh nền thì sẽ được xếp vào nhóm nguy cơ thấp, tuy nhiên cũng không thể chủ quan, cần chủ động tự theo dõi sức khỏe khi có dấu hiệu chuyển nặng cần báo ngay cho nhân viên y tế. Đối với nhân viên y tế sẽ dựa trên việc đánh giá mức độ nguy cơ của người bệnh sẽ tiến hành hướng dẫn, điều phối để đưa người bệnh đến các cơ sở y tế trên địa bàn phù hợp với mức độ nguy cơ của người bệnh.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng cho biết, căn cứ vào tình hình dịch bệnh, công tác thu dung và kết quả điều trị, ngành Y tế từng địa phương có thể kịp thời điều chỉnh, bổ sung phân loại nguy cơ nếu thấy cần thiết để có biện pháp xử trí người bệnh nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Cũng theo Bộ Y tế, nhân viên y tế cần xử trí phân loại nhanh người nhiễm SARS-CoV-2, ưu tiên tất cả những người được phân loại mức nguy cơ rất cao được đưa đến cơ sở y tế phù hợp gần nhất. Trong trường hợp đang tiến hành phân loại nhưng người bệnh có tình trạng cấp cứu cần can thiệp ngay thì không tiến hành áp dụng các nội dung xử trí theo hướng dẫn trên mà tiến hành vận chuyển và bố trí giường điều trị tại các bệnh viện kịp thời cho người bệnh./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00