Phan Minh Châu - Người vẽ Hà Nội qua cầu Long Biên

(LĐTĐ) Đã từ rất lâu, Thủ đô Hà Nội với vẻ thâm trầm, bề dày lịch sử, sự sầm uất của đô thị, những góc phố buồn phủ màu thời gian, với dòng sông Hồng bao quanh… đã luôn là đề tài của nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng. Mỗi họa sỹ có lối đi riêng của mình, và hơn hết, họ đều thể hiện tình yêu của mình với Thủ đô ngàn năm văn vật. Trong dòng chảy của hội họa về Hà Nội, có một họa sỹ vẫn âm thầm khắc họa tình yêu của mình với Thủ đô qua hình tượng cây cầu Long Biên. Đó là Phan Minh Châu, một người yêu Hà Nội đến cháy bỏng, đến cuồng si.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: "Có lúc tôi đứng vẽ nhiều tiếng đồng hồ liền và quên mọi thứ" Nhà văn viết cho thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh được tôn vinh Hiệp sĩ Dế Mèn Ký ức của nghệ sĩ chụp ảnh Bác

Nhắc đến Phan Minh Châu với cương vị họa sỹ, có thể nhiều người sẽ ngỡ ngàng, vì họ đã quen với hình ảnh chị trong vai trò một ca sỹ nổi danh từ rất lâu, khi phong trào ca hát trong giới sinh viên còn đang ở đỉnh cao. Ngày ấy, chị là thành viên cốt cán của nhóm Ca khúc sinh viên gồm những người được giải nhất ca nhạc của các trường đại học Thủ đô. Rồi chị lại được giải nhất trong cuộc thi hát tương tự như Sao Mai điểm hẹn ngày nay, mà trong cuộc thi đó nữ danh ca Hồng Nhung được giải đặc biệt.

Lẽ ra chị đã theo nghề ca hát chuyên nghiệp nếu như số phận không đưa chị về Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, nơi mà chị dành cả thời sung sức nhất để đào tạo ra những tài năng nghệ thuật, cho cả phong trào và cho cả chuyên nghiệp. Trong những năm ấy, Phan Minh Châu đã tạo mọi điều kiện cho những người làm nghệ thuật có cơ hội để phát triển, để mài giũa, để sau này có những trải nghiệm mà yên tâm bước đi trên con đường gian nan ấy.

Bẵng đi một thời gian, Phan Minh Châu không xuất hiện ở những nơi đông người, những cuộc thi mà chị hay làm giám khảo, những hoạt động nghệ thuật phong trào và cả bán chuyên nghiệp. Lý do đơn giản là chị đã tìm thấy mình, một lần nữa, trong hội họa. Đầu tiên cũng chỉ là đam mê, là khám phá, bởi với tố chất nghệ sỹ tiềm tàng, Phan Minh Châu luôn yêu thích cái mới, cái lạ. Nhưng càng vẽ, chị càng thấy đây mới chính là môn nghệ thuật hợp với mình nhất. Và đề tài mà chị vẽ từ ngày đầu cầm cọ đến lúc này, là cầu Long Biên.

Phan Minh Châu - Người vẽ Hà Nội qua cầu Long Biên
Đề tài mà Phan Minh Châu vẽ từ ngày đầu cầm cọ đến lúc này là cầu Long Biên.

Với Phan Minh Châu, cầu Long Biên như một chứng nhân của lịch sử, của những thăng trầm trong cuộc sống. Không chỉ bởi vẻ đẹp về kiến trúc, như chị tâm sự, là bởi vẻ đẹp đó là điều hiển nhiên không cần phải bàn cãi. Cầu Long Biên, qua từng ấy năm, qua cả hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, vẫn sừng sững đứng đó. Mỗi khi trở về, nhìn thấy cầu Long Biên, người ta có cảm giác là mình đã về đến Thủ đô yêu dấu. Phan Minh Châu yêu cầu Long Biên đến mức ngay cả trong những bức tranh vẽ về chủ đề khác, bạn bè và đồng nghiệp vẫn nhận ra thấp thoáng hình ảnh của cây cầu lịch sử ấy.

Bắt đầu vẽ từ năm 2004, khi Cung Văn hóa Hữu nghị Việt xô, nơi chị công tác lúc ấy, quy tụ rất nhiều họa sỹ tài danh, đến năm 2007, một sự tình cờ đã khiến Phan Minh Châu thêm vững tin vào lựa chọn của mình. Năm ấy, một Việt kiều Pháp yêu và hiểu hội họa đã tìm đến xưởng vẽ của chị, xem tranh và ngay lập tức mở cho chị một cuộc triển lãm ngay trên cầu Long Biên. Chị kể, lúc đó tâm trạng cực kỳ phấn khích, bởi mình đã được thừa nhận.

Sau cuộc triển lãm đầy ấn tượng đó, chị có thêm một số lời đề nghị mua tranh, nhất là những bức vẽ về cầu Long Biên. Nhưng lúc đó, Phan Minh Châu nhất quyết không bán, cho dù số tiền đề nghị không phải là nhỏ. Chị bảo, cảm giác lúc đó là không muốn rời xa những đứa con tinh thần của mình, bởi chị sợ cái cảm giác một ngày nào đó sẽ không còn vẽ được như thế nữa.

Dù Phan Minh Châu biết rằng sau này, có thể những tác phẩm của mình sẽ điêu luyện hơn về đường nét, về màu sắc, về bố cục cũng như ý tưởng, nhưng cái cảm xúc của ngày đầu hối hả đam mê ấy chưa chắc đã trở lại. Chị bảo, có lẽ bây giờ sẽ nghĩ khác nhưng hồi đó, chỉ nghĩ là phải giữ những đứa con tinh thần của mình lại, dù biết rằng đã theo con đường hội họa này, là rất cần đến tiền để trang trải cho chi phí mua vật liệu vẽ vốn chưa bao giờ là rẻ cả.

Phan Minh Châu - Người vẽ Hà Nội qua cầu Long Biên
Phan Minh Châu vẽ cầu Long Biên trong miệt mài, trong cơn say sáng tạo.

Nhưng chị vẫn còn niềm an ủi là một trong số những bức tranh vẽ cầu Long Biên ấy của chị đã được đưa vào sách hội họa của Pháp. Với chị, đó là một niềm hãnh diện, là một bảo chứng về khả năng hội họa của mình, và đương nhiên, là một niềm vui lớn. Vì Phan Minh Châu biết, mình đã đi đúng hướng, đã tìm lại thấy con người nghệ thuật của mình trong hội họa. Những ngày mới cầm cọ, nếu không được các thầy đi trước phát hiện và cổ vũ, chưa chắc chị đã toàn tâm toàn ý cho ngày hôm nay.

Bây giờ, Phan Minh Châu vẫn vẽ cầu Long Biên bên cạnh những chủ đề khác. Trong miệt mài. Trong cơn say sáng tạo. Trong những góc nhìn mới lạ của chị về cây cầu lịch sử ấy. Có lúc là cây cầu Long Biên bình yên vững chãi trong cơn lốc của thời gian, của đổi thay. Có lúc, lại là cây cầu Long Biên cổ xưa, hiền dịu, mặc nhiên chứng kiến và chia sẻ với số phận con người. Có lúc, cây cầu lại là nơi neo đậu cho những cảm xúc của chị về những phận người nổi trôi theo con nước hai bên dòng sông Hồng mà trong tiềm thức của người Việt từ xưa đến nay, đã là dòng sông Cái, dòng sông Mẹ.

Hỏi chị sắp tới có mở triển lãm cá nhân không, bởi số lượng tranh của chị hiện giờ khá nhiều và đã được đồng nghiệp cũng như bạn bè đánh giá cao, Phan Minh Châu bảo, chắc chắn sẽ có. Bởi chị tuy không muốn làm những việc rình rang, nhưng cũng là dịp để bạn bè đồng nghiệp gặp gỡ, và cũng là dịp để Phan Minh Châu tự đánh giá lại con đường sáng tác của mình.

Nguyễn Toàn Thắng

Nên xem

Khẩn trương tổ chức lựa chọn và sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba

Khẩn trương tổ chức lựa chọn và sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) lưu ý các Sở GD&ĐT khẩn trương tổ chức lựa chọn và sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba theo quy định.
Xây dựng mạng lưới cấp nước sạch cho 11 xã của huyện Thanh Oai

Xây dựng mạng lưới cấp nước sạch cho 11 xã của huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 10/1, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai phối hợp với Công ty Cổ phần VIWACO tổ chức lễ động thổ công trình xây dựng hệ thống cấp nước sạch huyện Thanh Oai.
Đoàn công tác Ủy ban Xã hội của Quốc hội thăm, tặng quà công nhân lao động

Đoàn công tác Ủy ban Xã hội của Quốc hội thăm, tặng quà công nhân lao động

(LĐTĐ) Nhân dịp đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 9/1, đoàn công tác Ủy ban xã hội của Quốc hội do đồng chí Đinh Ngọc Quý, Ủy viên thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà 50 công nhân lao động Công ty TNHH Vietnergy (Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai).
Tìm bị hại của Lê Phú Long - Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Hùng Phát Group

Tìm bị hại của Lê Phú Long - Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Hùng Phát Group

(LĐTĐ) Cơ quan điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị can và thi hành Lệnh tạm giam đối với Lê Phú Long (đại diện pháp luật Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư Hùng Phát Group) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
LĐLĐ huyện Hoằng Hóa trao 938 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Hoằng Hóa trao 938 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Chiều 10/1, LĐLĐ huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá) tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 cho đoàn viên, người lao động.
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2

Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2

(LĐTĐ) "Ngày hội việc làm" năm 2025 sẽ diễn ra trên địa bàn huyện Hưng Nguyên với chủ đề “Kết nối, tư vấn việc làm, tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp VSIP Nghệ An", được tổ chức tại khu công nghiệp VSIP Nghệ An ngay sau kỳ ngh
Huyện Ứng Hòa: Không để đoàn viên nào không có Tết

Huyện Ứng Hòa: Không để đoàn viên nào không có Tết

(LĐTĐ) Ngày 10/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ứng Hòa tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” và chợ Tết Công đoàn năm 2025. Nhiều hoạt động thiết thực đã tạo không khí vui tươi, đầm ấm đưa Tết đến sớm với công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhất là người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Tin khác

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Xem thêm
Phiên bản di động