Phát động chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023

Ngày 24/4, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức Lễ phát động chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023.
Nâng cao nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường sinh thái Hà Nội sẽ thanh tra 392 khu đô thị, chung cư về lĩnh vực bảo vệ môi trường Chú trọng công tác bảo vệ môi trường
Phát động chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
Ông Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị phát động Chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023.

Theo Ban tổ chức, đây là chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, các tổ chức và cá nhân về bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với sự biến đổi khí hậu; Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và hướng tới sự phát triển bền vững của Thủ đô nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết 11-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội đã đặt ra.

Qua các hoạt động truyền thông, tuyên truyền giới thiệu kịp thời các tập thể, cá nhân, các mô hình kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp, các công nghệ và sản phẩm thân thiện với môi trường; đồng thời vận động các tầng lớp nhân dân Thủ đô cùng hưởng ứng, tích cực tham gia bảo vệ môi trường.

Tại Lễ phát động chương trình, ông Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị, Trưởng Ban tổ chức cho biết, với thành công của Cuộc thi viết về bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường trong tình hình mới, Báo Kinh tế & Đô thị đã kiến nghị thành phố Hà Nội nâng cấp Cuộc thi thành Chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường và đã được Thành phố chấp thuận.

Phát động chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
Các đại biểu nhấn nút phát động chương trình.
Chương trình gồm 2 nội dung chính: Cuộc thi viết về bảo vệ môi trường và các sự kiện truyền thông về bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố.

Trong đó, phần tổ chức các sự kiện truyền thông về bảo vệ môi trường sẽ có những hoạt động chính như: Hội thảo, tọa đàm về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội; các hoạt động tuyên truyền tại trường học, khu dân cư với nội dung cảnh báo nguy cơ biến đổi khí hậu và trách nhiệm bảo vệ môi trường...

Cuộc thi viết về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm bài viết với thể loại: Nghiên cứu, phản ánh, ghi chép, phóng sự, phỏng vấn, chân dung nhân vật... được đăng trên báo in và báo điện tử của Báo Kinh tế & Đô thị, các báo Trung ương và Hà Nội từ ngày 1/7/2022 đến 31/8/2023.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi tập trung vào các chủ đề: Phản ánh, biểu dương các tổ chức, cá nhân, những điển hình, mô hình tiên tiến trên địa bàn thành phố Hà Nội đang có các hoạt động nổi bật bảo vệ môi trường; Giới thiệu các mô hình tiên tiến, sáng kiến kỹ thuật và đề xuất các giải pháp, ý tưởng mới về bảo vệ môi trường cho thành phố Hà Nội; Phản ánh các vấn đề về môi trường như ô nhiễm không khí, xả thải sai quy định, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, quản lý chất thải nguy hại, rác thải nhựa và túi ni lông, bếp than tổ ong, đa dạng sinh học, phát triển đô thị xanh…

Phát động chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
PGS. TS Bùi Thị An phát biểu tại lễ phát động chương trình.

Qua đó, phát hiện, phản ánh các hành vi gây suy thoái, ô nhiễm môi trường; Hủy hoại cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái; Đe dọa sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững của thành phố Hà Nội, nhằm đưa ra những cảnh báo, nâng cao ý thức, nhận thức, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị, tổ chức và người dân trong việc bảo vệ môi trường Thành phố.

Tại Lễ phát động, PGS. TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên - Môi trường và Phát triển cộng đồng cho rằng, vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề nóng của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, đặc biệt là tại Thủ đô Hà Nội - nơi có số dân đông đúc, dân nhập cư tăng vọt theo từng năm.

Theo PGS. TS Bùi Thị An, bất cứ nhiệm vụ nào thì sự đồng lòng của người dân là rất quan trọng, vì vậy, công tác tuyên truyền cần được đặt lên hàng đầu để chung tay giữ gìn một Thủ đô xanh - sạch - đẹp.

“Việc lựa chọn chương trình truyền thông môi trường là sáng kiến hay, tôi mong rằng, chương trình truyền thông về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ đạt hiệu quả cao nhất, không chỉ phát hiện những mô hình hay, cách làm tốt, gương điển hình mà còn chỉ ra những tồn tại bất cập để giải quyết các vấn đề về môi trường tới nơi tới chốn”, PGS. TS Bùi Thị An chia sẻ.

Theo Ban tổ chức, Cuộc thi viết về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023 có cơ cấu giải thưởng gồm 17 giải cá nhân: 1 giải Đặc biệt trị giá 20 triệu đồng; 1 giải Nhất trị giá 10 triệu đồng; 2 giải Nhì trị giá 7 triệu đồng/giải; 3 giải Ba trị giá 5 triệu đồng/giải; 10 giải Khuyến khích trị giá 3 triệu đồng/giải.

Ngoài ra, Ban tổ chức sẽ có hình thức khen thưởng đối với đơn vị có số lượng người tham gia cuộc thi nhiều nhất và các tác phẩm vào vòng chung khảo; đề xuất Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân là các điển hình tiên tiến có thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tham gia tài trợ, đồng hành cùng chương trình.

H.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Thiên chức làm cha, làm mẹ luôn là đích đến, là khát khao cháy bỏng của các cặp vợ chồng trong hôn nhân. Với nhiều người, đó là việc tưởng chừng đơn giản. Nhưng với các cặp vợ chồng hiếm muộn, khát khao ấy là một hành trình dài phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, trở ngại tâm lý và cả những lo lắng về tài chính.
Công đoàn ngành Y tế  Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Vừa qua, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội đã tổ chức phát động hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025.
Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Vào khoảng 0h30 ngày 21/4, một nữ công nhân môi trường đã bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực tòa nhà Hateco Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.
Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (21/4), giá dầu thế giới vừa ghi nhận tuần tăng mạnh, kết thúc chuỗi hai tuần sụt giảm. Đà tăng chủ yếu đến từ các yếu tố hỗ trợ nguồn cung và tâm lý kỳ vọng vào cải thiện quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Tập 28 của bộ phim truyền hình ăn khách “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn mang đến một làn gió mới đầy cảm xúc pha trộn giữa lãng mạn - hài hước - cảm động, khi bố Chính bất ngờ “bảnh bao” lạ thường bên cạnh cô Tuệ Minh, còn Đại tiếp tục khổ sở “giữ vị trí” trong lòng An.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động