Phát huy giá trị di sản về Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng

Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng là bậc quân vương mưu trí phi thường, có công lớn đánh đuổi giặc xâm lược nhà Đường.
Vẻ đẹp uy nghiêm của ngôi đền thờ Phùng Hưng lớn nhất Việt Nam "Con đĩ đánh bồng", điệu múa độc đáo trong lễ hội làng Triều Khúc Nhiều hoạt động kỷ niệm sôi động tại Làng cổ Đường Lâm Sơn Tây sắp tổ chức hội Đền Và xuân Quý Mão và Lễ giỗ Phùng Hưng - Bố Cái Đại Vương

Đất nước Việt Nam trải dài hơn 4.000 năm lịch sử, đã sản sinh ra nhiều vị vua hiền tài có công với nước. Đi qua các triều đại với biết bao thăng trầm, mỗi vị vua hiền sáng không chỉ là bậc anh hùng hào kiệt, lãnh đạo nhân dân ta chiến thắng quân xâm lược ngoại bang, mà còn luôn hết lòng vì dân, vì nước, góp phần dựng nền văn hiến muôn đời, tạc vào non sông, đất nước.

Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng là một trong những vị vua như vậy. Ông là bậc quân vương mưu trí phi thường, có công lớn đánh đuổi giặc xâm lược nhà Đường, đồng thời là một danh nhân tiêu biểu của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội được lớp lớp hậu thế ngưỡng vọng, ngợi ca công đức và suy tôn.

Theo các tư liệu lịch sử, Phùng Hưng quê ở thôn Cam Lâm - xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội). Ông là người có sức khỏe phi thường vật ngã trâu, tay không đấm chết hổ nên được nhân dân và các tù trưởng láng giềng đều khâm phục.

Phát huy giá trị di sản về Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng
Lãnh đạo Thành phố dâng hương tưởng nhớ Vua Phùng Hưng năm 2023.

Bọn quan quân đô hộ nhà Đường phải kính nể. Năm Đinh Mùi 767 nhà Đường suy yếu, quan lại tham nhũng, tên Cao Chính Bình khét tiếng gian tham, bắt dân nộp sưu cao thuế nặng giết hại dân lành nên lòng người vô cùng căm giận. Trước tình hình khó khăn của đất nước, Phùng Hưng bàn bạc với anh em cứu dân cứu nước, ông lấy hiệu là đô quân cùng anh em ra sức luyện tập binh sỹ tích trữ lương thực. Đến năm Tân Mùi 791, ông đem quân vây đánh thành Tống Bình (tức Hà Nội ngày nay).

Tên quan lại đô hộ Cao Chính Bình không chống cự nổi, thua to, lâm bệnh mà chết. Giành được thắng lợi, ông chiếm phủ lỵ, chấn chỉnh việc nước xây dựng nền độc lập lâu dài. Nhưng chẳng được bao lâu ông lâm bệnh rồi mất, nhân dân thương tiếc suy tôn ông là Bố Cái Đại Vương.

Sau khi Phùng Hưng mất, nhân dân khắp nơi đã ghi nhớ công ơn dựng đền phụng thờ. Hà Nội là quê hương người anh hùng, cho nên cũng là nơi có nhiều di tích, di sản liên quan đến ông nhất. Theo thống kê, tại Hà Nội có 15 di tích liên quan Phùng Hưng và hàng chục di tích thờ các danh tướng của ông. Trong đó, đền thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng ở thôn Cam Lâm - xã Đường Lâm - thị xã Sơn Tây - Thành phố Hà Nội có quy mô bề thế nhất.

Hiện chưa rõ niên đại xây dựng nhưng các triều đại phong kiến đã có nhiều sắc phong ghi nhận công lao của Ngài như các năm: Trung Hưng thứ nhất (1285), Trung Hưng thứ 3 (1287), Hưng Long (1312). Việc ngôi đình có hình dáng như ngày nay là do có một đợt trùng tu lớn vào năm 1889 (đời Thành Thái). Tấm bia Phùng tự bi ký ở đình Đoài Giáp được tạc vào năm Hồng Đức thứ 4 (1473) đã chép lại rất nhiều thông tin liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Ngài.

Đền chính thờ Ngài ngày nay mang dáng dấp kiến trúc đời nhà Nguyễn vào những năm đầu thế kỷ XX gồm các hạng mục công trình như: Tả - Hữu Mạc, Đại Bái, Hậu Cung. Một số hoa văn, linh vật được trang trí trong đình như: bờ nóc, đầu xà, điểm nối giữa các bộ vì, kèo, cột. Tượng Ngài được an toạ ở Hậu Cung, xung quanh đền có một số cây lấy gỗ, ăn quả đã có niên đại lâu đời như: lim, nhãn, đa.

Khu vực thôn Cam Lâm vẫn còn địa danh đồi Hổ Gầm, thôn Đoài Giáp có gò Bố Về - nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Bố Cái Đại Vương. Ngày 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhân dân Đường Lâm và con cháu họ Phùng, du khách thập phương lại hội tụ về đây để tỏ lòng thành kính đối với công lao của Đức vua Phùng Hưng.

Phát huy giá trị di sản về Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng

Những năm qua, thành phố Hà Nội đã ưu tiên kinh phí, nguồn lực đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích, di sản về Phùng Hưng. Các di tích này vừa là địa chỉ văn hóa có tính giáo dục truyền thống cao, vừa là nơi sinh hoạt, hướng về nguồn cội của nhân dân cả nước. Bên cạnh đó, nhiều nơi trên cả nước lấy tên Phùng Hưng để đặt tên phố, tên đường, trường học, đình làng, nơi thờ tự… Điều này thể hiện sự tri ân của nhân dân và chính quyền đối với Đức vua Phùng Hưng, nhắc nhở con cháu đời sau ghi nhớ công ơn dựng nước và giữ nước của cha ông xưa.

Cùng với thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây cũng đã có nhiều hoạt động nhằm phát huy giá trị di sản liên quan đến Phùng Hưng như: nâng cấp lễ giỗ Đức Vua Phùng Hưng từ cấp xã lên cấp thị xã; tổ chức giải vật dân tộc tranh cúp Phùng Hưng; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, tham quan, học tập tại di tích đền thờ Phùng Hưng, nhất là cho thế hệ trẻ; quan tâm đầu tư, tôn tạo, phát huy giá trị di tích đền thờ Phùng Hưng…

Vào ngày 17/2/2024 (tức mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn), xã Đường Lâm sẽ tổ chức Lễ tưởng niệm 1226 năm ngày giỗ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (798 – 2024) để tưởng nhớ công đức vị anh hùng dân tộc. Đây cũng là dịp quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh du lịch của thị xã Sơn Tây đến du khách, đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân, phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng thị xã Sơn Tây ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại.

Đ.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Xem thêm
Phiên bản di động