Phát huy hiệu quả các thiết bị thể thao nơi công cộng

(LĐTĐ) Với hiệu quả thiết thực và được sử dụng miễn phí, những chiếc máy tập thể thao công cộng ngoài trời đã trở thành “món ăn” tinh thần quen thuộc với nhiều người dân Thủ đô. Những lợi ích thực tế cho thấy mô hình này cần tiếp tục được duy trì và nhân rộng...
Hiệu quả từ những “phòng tập” thể thao miễn phí Từ 28/9, Hà Nội cho phép hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời LĐLĐ huyện Đông Anh khánh thành công trình lắp đặt bộ dụng cụ thể thao ngoài trời

Người dân hưởng ứng

Hồ Xã Đàn phường Nam Đồng, quận Đống Đa, vừa hoàn thành việc cải tạo, chỉnh trang đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị. Điểm nhấn của khu vực này không chỉ là cảnh quan khang trang sạch đẹp mà chính là hàng chục thiết bị thể thao ngoài trời mới tinh vừa được lắp đặt.

Hàng ngày, từ cao điểm buổi sáng đến cuối giờ chiều, không khó để bắt gặp những đoàn người tập thể dục xung quan khu vực hồ Xã Đàn. Những người cao tuổi thường yêu thích sử dụng các thiết bị nhẹ nhàng như “đi bộ trên không”, “đạp xe vòng xoay”, “lắc hông”, “lắc eo”... Các bạn thanh niên trẻ tuổi thì lại thích thú với những dụng cụ tập cơ bụng, đùi, ép cơ chân, xà đơn, xà kép…

Phát huy hiệu quả các thiết bị thể thao nơi công cộng
Nhiều người tập thể dục xung quan khu vực hồ Xã Đàn.

Đôi chân chậm rãi tập máy đi bộ trên không, ông Nguyễn Thanh Bình, người dân khu tập thể Nam Đồng, hào hứng chia sẻ về những lợi ích bất ngờ từ các loại máy tập thể thao ngoài trời: “Không gian rộng rãi, thoáng đãng, phương tiện thiết bị phong phú nên mọi người ai cũng tích cực luyện tập để có sức khỏe tốt. Bản thân tôi đã lớn tuổi đi lại chậm chạp, từ ngày có máy tập cũng có nơi để thư giãn”.

Không chỉ được lắp đặt tại các không gian công cộng, thiết bị thể thao ngoài trời còn “xâm nhập” sau vào các tổ dân phố, khu dân cư. Tại ngõ 9, phố Đào Tấn thuộc địa bàn Khu dân cư số 3, phường Ngọc Khánh từng tồn tại điểm tập kết rác tự phát suốt nhiều năm lìa. Trên vỉa hè khu đất trống duy nhất trong con ngõ, rác thải phế liệu, rác thải sinh hoạt theo thói quen nhiều năm của người dân dồn thành đống xung quanh chiếc xe kéo rác.

Mọi phương án đã được đưa ra nhưng đều không nhận được sự đồng thuận của người dân, ấy vậy mà khi ý tưởng biến điểm tập kết rác thành sân thể thao phục vụ lợi ích cho cộng đồng thì tất cả đều đồng lòng. Kết quả là từ tháng 8/2023, sân thể thao ngoài trời của khu dân cư số 3 phường Ngọc Khánh được khánh thành, thu hút đông đảo người dân trong khu dân cư tham gia, thậm chí người dân các khu lân cận cũng tìm tới, xếp hàng chờ tập thể dục. Được biết, sau thành công của công trình sân thể thao ngoài trời, người dân tại đây cũng đang ấp ủ xây bồn hoa, lắp thêm máy tập thể dục tại những khu đất trống trong khu dân cư.

Phát huy hiệu quả các thiết bị thể thao nơi công cộng
Cảnh quan khu vực hồ Xã Đàn thêm sống động với các thiết bị thể thao mới tinh và dịch vụ xe đạp công cộng.

Thực tế, việc lắp đặt Hà Nội đã có ý tưởng từ nhiều năm qua và đã thí điểm ở một số quận nội thành. Từ năm 2023 đến nay, đã có hàng nghìn địa điểm công cộng được lắp đặt các thiết bị thể dục thể thao ngoài trời, phong trào này thậm chí đã “lan tỏa” đến các khu dân cư, tổ dân phố. Với hiệu quả thiết thực và được sử dụng miễn phí, những chiếc máy tập thể thao công cộng thu hút được sự quan tâm đặc biệt của mọi người với những lợi ích tuyệt vời đối với cả người già lẫn trẻ nhỏ đến tập luyện thể thao hằng ngày.

Đảm bảo công tác quản lý

Nhằm nhân rộng phong trào thể thao quần chúng phục vụ nhân dân, ngày 17/2/2022, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 51/KH-UBND với mục đích là nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, đoàn thể và nhân dân về tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với sức khỏe con người; nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc và chất lượng cuộc sống, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân; giữ vững Hà Nội là đơn vị đứng đầu cả nước về thể thao thành tích cao và thể thao quần chúng.

Để đáp ứng yêu cầu này, phố Hà Nội đặt mục tiêu đến hết năm 2025 có khoảng 3.500 điểm lắp đặt thiết bị luyện tập thể dục thể thao ngoài trời. Thành phố cũng đầu tư lắp đặt điểm mỗi quận 1 điểm, mỗi huyện thị xã từ 2-3 điểm, mỗi điểm từ 20 thiết bị trở lên. Phấn đấu đến năm 2030, mỗi tổ dân phố, khu chung cư, khu công nghiệp trên toàn Thành phố có 1 điểm tập luyện thể thao ngoài trời.

Phát huy hiệu quả các thiết bị thể thao nơi công cộng
Người dân rèn luyện thể thao tại khu vực hồ Xã Đàn.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài, tính riêng trong năm 2023, Sở Văn hóa và Thể thao đã khảo sát và lắt đặt ở 14 quận, huyện với 32 điểm trên địa bàn, trong đó ưu tiên ở những huyện xa, người dân không có hoặc thiếu địa điểm tập luyện thể dục thể thao.

"Với mục tiêu đa dạng hóa hoạt động thể dục thể thao quần chúng, đáp ứng nhu cầu vui chơi, rèn luyện thân thể của toàn dân và nâng cao đời sống tinh thần, Hà Nội tiếp tục khảo sát và lặp đặt ở các quận, huyện còn lại. Cùng với đó sẽ triển khai ở toàn thành phố, hướng tới từng thôn, tổ dân phố đều có điểm tập luyện thể dục thể thao phục vụ người dân" - ông Phạm Xuân Tài nhấn mạnh.

Đặc biệt, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tiếp tục yêu cầu các đơn vị rà soát, đánh giá hiệu quả, qua đó đề xuất các điểm lắp đặt mới, theo tiêu chí: Ở nơi không gian thoáng mát, rộng rãi, có bóng cây xanh, đông dân cư, thuận tiện đi lại như vườn hoa, công viên, đường đi ven hồ, sân chơi chung cư, nhà văn hóa… Các điểm tập luyện này phải có đơn vị quản lý, có quy chế, nội quy tập luyện, tổ chức kiểm tra, giám sát, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, bảo đảm an toàn.

Cũng cần phải nói thêm rằng mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, nhưng thực tế quản lý, vận hành các điểm tập luyện thể dục - thể thao ngoài trời này đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Để phát huy tối đa lợi ích của các thiết chế thể thao cơ sở cần sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và đặc biệt là người dân phải nâng cao ý thức bảo vệ, quản lý, sử dụng dụng cụ tập luyện.

Các công trình lắp đặt các thiết bị thể dục thể thao ngoài trời phục vụ nhân dân nằm trong kế hoạch Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt, Hà Nội là địa phương luôn đi đầu trong việc phát triển phong trào tập luyện thể dục thể thao quần chúng.
Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh

LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh

(LĐTĐ) Chiều 25/11, tại trụ sở Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã diễn ra hội đàm giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội với Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc).
Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024

Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024

(LĐTĐ) Dịch vụ Tư vấn Chuyển đổi số với phương pháp luận Viettel Agile của Viettel Solutions vừa được Giải thưởng quốc tế BIG Awards for Business 2024 công bố là điển hình của năm (Case Study of the Years).
Cụm thi đua số 3 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Hướng về cơ sở, vì người lao động

Cụm thi đua số 3 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Hướng về cơ sở, vì người lao động

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 3 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng. Với nhiều hoạt động hướng về cơ sở, vì người lao động, kịp thời bảo vệ quyền lợi, chăm lo đời sống, hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn… các đơn vị trong Cụm thi đua số 3 đã thực sự khẳng định được vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn.
Ngày 28/11, sẽ tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích”

Ngày 28/11, sẽ tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích”

(LĐTĐ) Từ 276 sản phẩm của 142 doanh nghiệp đạt đủ điều kiện, tiêu chí tham gia để tổ chức bình chọn, Ban tổ chức quyết định tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 vào tối 28/11, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội).
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bun-ga-ri Ru-men Ra-đép và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bun-ga-ri tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11/2024. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Ru-men Ra-đép.
Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024

Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa chính thức công bố thông tin chi tiết về Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024. Với chủ đề ấn tượng "Hà Nội kết nối năm châu", lễ hội không chỉ là nơi hội tụ của tinh hoa ẩm thực mà còn là cầu nối văn hóa đặc sắc giữa Thủ đô với bạn bè quốc tế.
Phát huy hiệu quả mô hình nhà chờ xe buýt văn minh từ dân vận khéo

Phát huy hiệu quả mô hình nhà chờ xe buýt văn minh từ dân vận khéo

(LĐTĐ) Từ nay, người dân xã Đại Áng (Thanh Trì, Hà Nội) đã có chỗ nghỉ chân trong lúc chờ đón các chuyến xe buýt, bởi 5 nhà chờ vừa được lắp đặt trên các tuyến đường thôn, xã. Đại Áng là địa phương đầu tiên trên địa bàn huyện Thanh Trì có hệ thống điểm chờ xe buýt văn minh từ nguồn kinh phí được xã hội hóa.

Tin khác

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động