Phát huy những điểm sáng để bứt phá

(LĐTĐ) Năm 2021 dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng không phải là một năm thất vọng, Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế. Báo Lao động Thủ đô có cuộc trò chuyện với chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong về những “điểm sáng” kinh tế Việt Nam năm 2021.
Đề xuất các gói chính sách hỗ trợ, phục hồi kinh tế Hiến kế các giải pháp tổng thể để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững

PV: Năm 2021 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế của Việt Nam. Ngoài những khó khăn nói chung, kinh tế Việt Nam có những điểm sáng nào đáng mừng không, thưa ông?

Phát huy những điểm sáng để bứt phá
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Thứ nhất là việc duy trì tăng trưởng vẫn được đảm bảo, bằng chứng là chúng ta vẫn tăng trưởng dương, mặc dù mức độ tăng trưởng có sự điều chỉnh giảm dần qua cập nhật thời gian, nhưng về cơ bản chúng ta vẫn đạt mức độ tăng trưởng đứng vị trí đáng khích lệ ở khu vực cũng như trên thế giới. Quan trọng hơn là chúng ta tiếp tục gia tăng quy mô nền kinh tế cũng như đảm bảo cơ bản về tổng thể ổn định kinh tế vĩ mô. Đặc biệt năm 2021 Việt Nam là nước duy nhất mà cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới đều nâng điểm xếp hạng của Việt Nam, giữ nguyên tín nhiệm hiện tại cũng như nâng cấp triển vọng từ tiêu cực, ổn định lên mức độ tích cực.

Việt Nam cũng tiếp tục duy trì hoạt động đầu tư các khu vực kinh tế, trong đó khu vực FDI vẫn tiếp tục có sự gia tăng. Việt Nam phát triển khá mạnh với hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu. Đặc biệt xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng rất ấn tượng, cho thấy rõ ràng các doanh nghiệp Việt Nam đã thích ứng tốt và duy trì được khá bền vững các chuỗi cung ứng, cũng như đã vượt qua được hàng rào kỹ thuật mà các nước nhập khẩu dựng lên với mức độ ngày càng nghiêm ngặt hơn.

Hơn nữa, việc kiểm soát dịch bệnh khá tích cực của Việt Nam trong năm 2020 và nửa đầu năm 2021 đã tạo niềm tin cho các khách hàng đối tác có liên quan trong vấn đề phát triển kinh tế. Do đó chúng ta vẫn duy trì được sự tín nhiệm của các doanh nghiệp FDI. Theo khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp FDI đều giữ vững lòng tin và các doanh nghiệp lớn đều muốn mở rộng sản xuất kinh doanh ở Việt Nam trong thời gian tới.

Việt Nam cũng giữ được sự kiểm soát lạm phát trong bối cảnh lạm phát trên thế giới ngày càng cao. Nợ công tuy có xu hướng tăng nhẹ nhưng vẫn nằm trong mức cho phép. Gần đây chúng ta cũng đã thực hiện các giải pháp về cơ cấu nợ, để đảm bảo nợ xấu không gây ảnh hưởng đến sự lành mạnh và hoạt động bình thường của khu vực ngân hàng. Đặc biệt, chính trong bối cảnh dịch bệnh này, khu vực ngân hàng rất tích cực trong vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp thông qua cơ cấu lại nợ cũng như hỗ trợ cho vay tiếp và thực hiện giảm bớt các chi phí của doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

Một thành tựu rất nổi bật của Việt Nam khiến thế giới ngạc nhiên là sự bùng nổ của thị trường tài chính, đặc biệt là chứng khoán với các điểm tăng mạnh, dòng tiền vào mạnh và chuỗi tăng kéo dài. Bên cạnh đó, Việt Nam đã làm rất tốt công tác an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển kinh tế sau dịch và sau giãn cách xã hội. Nhờ điều này chúng ta mới có kết quả về tăng trưởng kinh tế cũng như xuất khẩu nêu trên.

Trong năm qua, Việt Nam đã làm rất tốt các hoạt động kinh tế đối ngoại cả trong khu vực ASEAN cũng như đối với các Hiệp định quốc tế. Việc Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng vào các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP, UKVFTA là một bằng chứng cho thấy chúng ta ủng hộ và đi theo hướng tự do hóa với những điều kiện bình đẳng, minh bạch và công bằng hơn.

Một điểm rất sáng trong năm 2021 là Việt Nam khai thác rất tốt thị trường xuất khẩu chính mà Việt Nam đang có, đặc biệt là những đối tác nằm trong các Hiệp định như quốc tế cũng như các Hiệp định khu vực. Sự phục hồi của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU rõ ràng là dấu hiệu tích cực giúp Việt Nam duy trì độ tăng trưởng từ bên ngoài trên cơ sở xuất khẩu cũng như các dòng vốn đầu tư.

Phát huy những điểm sáng để bứt phá
Việt Nam nỗ lực thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại để tăng trưởng kinh tế

PV: Kinh tế số có phải là một bước đi mấu chốt đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam không, thưa ông?

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Kinh tế số là một trong những điều mà Chính phủ Việt Nam đã có một sự nhận diện và chỉ đạo sớm từ nhiệm kỳ trước của Chính phủ với những hành động rất quyết liệt, những chủ trương rất kịp thời và hệ thống văn bản chính sách có thể nói khá đồng bộ, nhanh chóng. Chúng ta cũng khẳng định kinh tế số là một trong những con đường để Việt Nam đẩy nhanh tốc độ phát triển để đạt được mức độ một quốc gia đang phát triển có thu nhập cao.

Đồng thời vượt qua được mức trung bình để trở thành nước phát triển trên thế giới vào năm 2045. Kinh tế số đang được các doanh nghiệp tiếp cận khá tích cực, đặc biệt là trong vấn đề thương mại điện tử, trong các hoạt động thương mại từ xa, trong quản lý các chuỗi cung ứng và trong quá trình thực hiện xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư.

PV: Doanh nghiệp Việt Nam đã có sự bứt phá nào đáng kể trong đại dịch Covid-19?

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Các cách thức quản trị doanh nghiệp thời dịch Covid-19 đã có sự điều chỉnh theo tinh thần chung là gia tăng hoạt động quản trị dựa trên nền tảng số, tự động hóa và linh hoạt. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có sự thay đổi rất ngoạn mục trong quá trình ứng dụng công nghệ số vào quản trị kinh doanh và trong hoạt động của mình. Vì thế rất nhiều doanh nghiệp có thêm thu nhập và thậm chí phát triển tốt trong dịch Covid-19.

PV: Việt Nam cần làm gì để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế trong những năm tới, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 có chiều hướng phức tạp hơn, thưa ông?

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Việt Nam đã có chiến lược, kế hoạch phục hồi phát triển kinh tế hậu Covid-19 giai đoạn 2022-2025 và những năm tiếp theo. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có rất nhiều thách thức cần phải vượt qua trong tiến trình phát triển.

Để tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước phát triển nhanh, chúng ta cần khẳng định rằng, khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế ngoài Nhà nước là động lực chính trong phát triển kinh tế phục hồi và thích ứng với bối cảnh biến đổi trong nước cũng như thế giới. Cần tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp để tăng sức chống chịu và phục hồi nhanh hơn. Đó là một gói hỗ trợ đủ lớn để tái thiết và phục hồi chứ không chỉ là những gói hỗ trợ nặng về an sinh xã hội, gói hỗ trợ giúp doanh nghiệp “đứng vững tạm thời” mà cần phải có những bước tiến dài hơi hơn.

Qua dịp này, cần tranh thủ cơ cấu lại nền kinh tế với các mục tiêu tiết kiệm, đúng hướng và được đẩy nhanh, mạnh. Tích cực truyền thông để nâng cao vị thế của Việt Nam đối với nước ngoài, từ đó nâng cao năng lực và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Phát triển kinh tế đối ngoại, vừa đa phương vừa linh hoạt theo hướng khai thác tốt các cơ hội, vượt qua các thách thức để phát triển và hòa nhập.

PV: Xin cảm ơn ông!

Bảo Thoa thực hiện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

(LĐTĐ) Trong không khí thân mật và ấm áp, Công đoàn Trường Mầm non Đông Ngạc A (thuộc Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm) đã tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" với sự tham gia của 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Tin khác

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (20/9), giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh, trong khi đó, vàng miếng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ.
Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

(LĐTĐ) Nhận thức được tầm quan trọng của việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia, Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030. Một trong các mục tiêu quan trọng của Đề án là phấn đấu tới năm 2030 nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên hạng “Đầu tư”.
Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng E5 RON 92 tăng 50 đồng/lít, còn xăng RON 95 tăng 130 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 18 lần, giảm 20 lần.
“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

(LĐTĐ) Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) gắn kết với trải nghiệm du lịch tại vườn đã mang lại hiệu quả kép cho người nông dân thành phố Hà Nội mà còn giúp “nâng tầm” giá trị các sản phẩm nông sản Thủ đô.
Bình Dương: Kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2024 đạt 15 chỉ tiêu kế hoạch

Bình Dương: Kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2024 đạt 15 chỉ tiêu kế hoạch

(LĐTĐ) Trong 9 tháng năm 2024, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực đã dần phục hồi và có đơn hàng xuất khẩu trở lại.
TNR Holdings thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

TNR Holdings thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

(LĐTĐ) Mặc dù thị trường bất động sản những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, nhưng TNR Holdings vẫn duy trì tốt hoạt động và đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho nhà đầu tư.
Đề xuất lương Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước cao nhất là 80 triệu đồng/tháng

Đề xuất lương Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước cao nhất là 80 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước đang được lấy ý kiến góp ý đã đề xuất mức lương cơ bản cao nhất của Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước (nhóm 1) là 80 triệu đồng/tháng.
Xem thêm
Phiên bản di động