Phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân trong xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Tiếp nối truyền thống đoàn kết, gắn bó mật thiết với Nhân dân và vận dụng những bài học kinh nghiệm quý báu về phát huy sức mạnh của Nhân dân; trong những năm qua, Thành ủy Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác dân vận, đặc biệt đã triển khai sâu rộng, có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”, thu hút sự tham gia hưởng ứng của đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân Hà Nội, trở thành một nét đặc sắc trong công tác dân vận của Đảng bộ Thủ đô.
Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc Hà Nội: Chính thức chốt 6 đội vào Chung khảo Hội thi “Dân vận khéo” Gắn biển công trình “Dân vận khéo” tại quận Hoàng Mai

Hiệu quả từ sự đồng thuận và tinh thần tự nguyện

Cách đây 15 năm, Ban Dân vận Trung ương chính thức phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong cả nước bằng Kế hoạch số 70-KH/BDVTW ngày 26/2/2009. Đây là chủ trương rất đúng đắn, là hành động thiết thực, cụ thể hóa lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” và quan điểm của Đảng ta về công tác dân vận.

Từ đó, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được triển khai rộng khắp, nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội và sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân Hà Nội, từ những mô hình, điển hình tiêu biểu, những việc làm tốt, cách làm hay, bình dị nhưng mang lại hiệu quả bền vững, nhất là, đã phát huy tinh thần tự nguyện và sự đồng thuận của Nhân dân trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân trong xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn gắn biển công trình “Dân vận khéo” trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Thực hiện các kế hoạch, hướng dẫn của Ban Dân vận Trung ương và chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy đã chủ động ban hành các văn bản triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong từng năm và từng giai đoạn, với các nội dung thiết thực, cụ thể, bám sát các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, các vấn đề khó khăn, phức tạp của từng địa phương, đơn vị và toàn Thành phố. Đã tham mưu Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 05/12/2016 “Về đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016-2020”; Công văn số 88-CV/TU ngày 15/3/2021 “Về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025”.

Thành phố đã triển khai cuộc thi viết về gương “Dân vận khéo” năm 2018, 2020; tổ chức hội thi “Dân vận khéo” bằng hình thức sân khấu hóa năm 2019 và đang tổ chức hội thi năm 2024; phát hành cuốn sách Những điển hình “Dân vận khéo” của Thủ đô năm 2020, “Dân vận khéo trong phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” năm 2023; hưởng ứng cuộc thi Báo chí viết về gương “Dân vận khéo”;… đồng thời chú trọng khảo sát, đánh giá, biểu dương, nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thành ủy Hà Nội đã xác định đúng, trúng và thống nhất quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của từng cơ quan, địa phương, đơn vị và toàn Thành phố, với các cuộc vận động, các chương trình mục tiêu quốc gia, các phong trào thi đua yêu nước, nhất là việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thực hiện dân chủ ở cơ sở...

Công tác tuyên truyền phong trào thi đua “Dân vận khéo” được tăng cường với nhiều hình thức phong phú. Ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị đã triển khai phong trào với nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, hiệu quả, như tổ chức Hội thi “Dân vận khéo”, Ngày hội “Dân vận khéo”, các hội nghị tọa đàm, cuộc thi viết, xuất bản sách về gương điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu... tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trên địa bàn về công tác dân vận nói chung, phong trào thi đua “Dân vận khéo” nói riêng.

Từ năm 2010 đến nay, trung bình mỗi năm, toàn Thành phố có hơn 10.000 mô hình “Dân vận khéo” được đăng ký thực hiện trên 4 lĩnh vực: Xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và được đăng ký triển khai tại 3 cấp: Cấp cơ sở; cấp quận, huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc Thành ủy và cấp Thành phố. Hàng nghìn mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Thành phố đến cơ sở ghi nhận, biểu dương khen thưởng và nhân rộng, đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô.

Đặc biệt, công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo” càng được đẩy mạnh khi thực hiện các nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, trong những hoàn cảnh cam go, thử thách như: thiên tai, dịch bệnh, ứng phó với khủng hoảng kinh tế và các vấn đề an ninh phi truyền thống... Thông qua đó, đã phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Hà Nội, được nhân lên bằng những nghĩa cử cao đẹp và tinh thần tự nguyện; huy động nguồn lực to lớn từ sức mạnh và sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân, cùng với cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện thành công các chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố, tạo động lực quan trọng để Hà Nội phát triển nhanh và bền vững.

Lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Với sự chỉ đạo tập trung, thống nhất từ Thành phố đến cơ sở, với cách làm bài bản, bám sát thực tiễn, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã thực sự thấm sâu, lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều việc mới, việc khó, phát sinh ở cơ sở đã được giải quyết, góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin, tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân, tiêu biểu như:

Trong lĩnh vực kinh tế: Nhiều mô hình “Dân vận khéo” về phát triển sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng; “khéo” vận động để người lao động hăng say sản xuất, tập trung xây dựng môi trường làm việc thân thiện, cải tiến chế độ tiền lương, chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân... được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp triển khai hiệu quả. Các mô hình “Dân vận khéo” trong tuyên truyền, vận động nông dân hiến đất làm đường, dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân khu vực nông thôn... đã giúp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu; đồng thời tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đối với các xã đã đạt.

Thành phố đã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới với toàn bộ 382/382 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, 188 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Có 7/17 huyện đã cơ bản hoàn thiện các tiêu chí của huyện nông thôn mới nâng cao. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình thiên tai, dịch bệnh, suy thoái kinh tế…, đời sống Nhân dân Thủ đô cơ bản được nâng lên, các mô hình “Dân vận khéo” trong phát triển kinh tế ngày càng đi vào chiều sâu, thu hút được nhiều cán bộ, đảng viên, hội viên và Nhân dân tham gia, lan tỏa.

Phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân trong xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội
Hội thi “Dân vận khéo” thành phố Hà Nội năm 2024 được tổ chức sôi nổi từ Thành phố đến cơ sở.

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội: Tập trung 3 lĩnh vực: giáo dục, y tế, phát huy giá trị các di tịch lịch sử, văn hóa, cách mạng. Nổi bật là mô hình vận động xã hội hóa xây dựng thư viện, tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng các thiết chế văn hóa, xã hội, thể dục thể thao; chỉnh trang đô thị, xóa điểm đen chân rác thành vườn hoa; tặng thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, giúp đỡ người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng...

Mô hình “Dân vận khéo” trong việc vận động nhân dân tại các quận, huyện, thị xã thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội thu được các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực triển khai, tạo chuyển biến rõ nét, xuất hiện ngày càng nhiều đám cưới được thực hiện theo nếp sống mới, tổ chức đám cưới tại nhà văn hóa, tổ chức tiệc trà, báo hỷ, không ăn uống linh đình, kéo dài nhiều ngày, đám cưới không có thuốc lá,…

Trong việc tang, hầu hết các thôn, làng đã thành lập Ban tổ chức tang lễ thống nhất quy trình, nghi thức phù hợp với điều kiện của địa phương, ít tốn kém, thể hiện mối quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng. Các hủ tục trong tang lễ (lăn đường, khóc mướn, chơi cờ bạc…) hầu như không còn. Các địa phương tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện hình thức tang hỏa táng với tỷ lệ rất cao, nhiều hơn hơn 80%, 90%, có thôn, tổ dân phố đạt tỷ lệ 100%.

Các mô hình vận động tín đồ, chức sắc tôn giáo tiết kiệm trong tổ chức các nghi lễ tôn giáo, vận động hội viên, nhân dân không tham gia các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, mô hình “Họ giáo không có người nghiện ma túy và mắc các tệ nạn xã hội”… đã phát huy tác dụng, hiệu quả, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố. Phong trào “Dân vận khéo” đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt đối với đồng bào sinh sống tại các xã miền núi thuộc các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ tập trung vào việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống; hỗ trợ vay vốn cho các hộ đồng bào dân tộc thoát nghèo và làm giàu.

Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng: Nhiều mô hình “Dân vận khéo” giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được triển khai hiệu quả như: mô hình “Dân vận khéo” trong vận động Nhân dân lắp đặt camera an ninh đã góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; mô hình “Sổ tay phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật”; mô hình “Khu dân cư không tội phạm, tệ nạn và tội phạm ma túy”, “An ninh tự quản trong dòng họ”, “An ninh tự quản trong họ giáo”, “Cổng trường an toàn”… được các đơn vị triển khai hiệu quả. Các lực lượng quân đội đã xây dựng được nhiều mô hình “Dân vận khéo” hiệu quả, tiêu biểu là mô hình “Huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận” của Bộ Tư lệnh Thủ đô…

Trong lĩnh vực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Nhiều mô hình “Dân vận khéo” trong xây dựng bộ phận “một cửa” hiện đại, nâng cao ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được các quận, huyện, thị xã triển khai hiệu quả; nhiều mô hình “Dân vận khéo” trong cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí; mô hình “Dân vận khéo” trong giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp ngay từ cơ sở, góp phần hạn chế phát sinh các vụ việc phức tạp trong cộng đồng dân cư…

Đặc biệt, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo xây dựng các cơ chế để tăng cường đối thoại, cầu thị tiếp thu góp ý, tích cực giải quyết các kiến nghị chính đáng của Nhân dân, dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Hằng năm, đồng chí Bí thư cấp ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ Thành phố đến xã, phường, thị trấn đều tổ chức các hội nghị đối thoại trực tiếp với cán bộ, hội viên, đoàn viên và Nhân dân; đã có hàng chục nghìn ý kiến tại các hội nghị được tiếp thu, giải quyết kịp thời, góp phần ổn định tình hình từ cơ sở, giảm khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, đóng góp những ý kiến quý báu đối với cấp ủy, chính quyền trong xây dựng và phát triển địa phương, Thủ đô, đất nước.

Một số minh chứng tiêu biểu về hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” có thể kể đến như: Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, hệ thống dân vận Thủ đô đã huy động hàng trăm nghìn cán bộ, đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị-xã hội tham gia hơn 26.000 “Tổ Covid-19 cộng đồng” ở 579 xã, phường, thị trấn để vận động Nhân dân thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ Thủ đô bình yên, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân. Trong triển khai các dự án trọng điểm, đặc biệt là dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô, công tác dân vận đã chủ động, tích cực, vào cuộc từ sớm, từ đầu, với nhiều cách làm hiệu quả, sáng tạo, trong vòng 01 năm đã giải phóng mặt bằng được trên 90% diện tích phải thu hồi, góp phần khởi công dự án đúng tiến độ.

Gần đây nhất, trong việc ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) gây ảnh hưởng nặng nề tại một số tỉnh, thành phố phía Bắc trong đó có Hà Nội, cán bộ dân vận, các tổ dân vận đã thể hiện vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, vận động, giúp đỡ Nhân dân phòng, chống bão lụt, nhất là di chuyển cây xanh gãy đổ, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, di dời người và tài sản khỏi các khu vực nguy hiểm... Mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và Nhân dân qua khó khăn, thử thách lại càng được củng cố, tăng cường; bầu không khí đoàn kết, gắn bó, chia sẻ bao trùm toàn Thành phố, với quyết tâm cao và niềm tin chiến thắng mọi khó khăn, thử thách.

Mô hình sáng tạo, diễn đàn lớn của hệ thống dân vận Thủ đô

Năm 2024, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, Ban Dân vận Thành ủy đã ban hành Kế hoạch số 48-KH/BDVTU về tổ chức Hội thi “Dân vận khéo”, xác định đây là hoạt động trọng điểm của ngành Dân vận Thủ đô kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận” (15/10/1949-15/10/2024), 94 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930-15/10/2024), 25 năm “Ngày Dân vận của cả nước” (15/10/1999-15/10/2024), đặc biệt là kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), mốc son lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Thủ đô và cả nước.

Điểm mới trong tổ chức Hội thi “Dân vận khéo” thành phố Hà Nội năm 2024, Ban Dân vận Thành ủy đã ban hành kế hoạch và hệ thống văn bản từ sớm để các địa phương, cơ quan, đơn vị chủ động triển khai từ thôn, tổ dân phố. Công tác tổ chức Hội thi được tiến hành bài bản, khoa học, qua đó khơi dậy tinh thần hăng hái, nhiệt tình và thi đua sôi nổi giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị. Căn cứ kế hoạch của Ban Dân vận Thành ủy, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã tổ chức hàng trăm hội thi từ cấp cơ sở, qua các vòng sơ khảo, chung khảo tại cấp mình để lựa chọn ra đội thi xuất sắc, tiêu biểu nhất tham dự vòng thi cấp Thành phố.

Phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân trong xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn thăm tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp do cán bộ và nhân dân xã Đặng Xá chung tay thực hiện.

Kết quả, đã có 35 đội thi xuất sắc đại diện cho các địa phương, cơ quan, đơn vị trên toàn Thành phố đã tham gia Hội thi cấp Thành phố. Ban Dân vận Thành ủy đã tổ chức sơ khảo tại 06 cụm thi, tương ứng với 6 cụm thi đua của hệ thống Dân vận Thủ đô. Trải qua các vòng thi sôi nổi, hấp dẫn, các đội thi đã mang lên sân khấu những mô hình “Dân vận khéo” được triển khai rất thành công từ thực tế tại địa phương, cơ quan, đơn vị; chia sẻ những cách làm hay, kinh nghiệm quý trong thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận, công tác vận động quần chúng nhân dân cùng chung sức, đồng lòng thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị và Thành phố; thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, bản lĩnh, trí tuệ của cán bộ dân vận Thủ đô. Qua 6 vòng sơ khảo, Ban Tổ chức Hội thi đã lựa chọn 6 đội xuất sắc, tiêu biểu nhất để tham gia vòng Chung khảo Hội thi “Dân vận khéo” cấp Thành phố.

Hội thi “Dân vận khéo” năm 2024 tiếp tục là một điểm nhấn đáng chú ý của công tác dân vận Thủ đô, là dịp để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân, khẳng định vững chắc hơn nữa về vị trí, vai trò công tác dân vận; góp phần lan tỏa, nhân rộng những cách làm hay, những mô hình “Dân vận khéo” hiệu quả. Đặc biệt, Hội thi đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ Thành phố về công tác dân vận nói riêng, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị nói chung; là ngày hội của những người làm công tác dân vận Thủ đô.

Trong thời gian tới, bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Thủ đô và từng cơ quan, địa phương, đơn vị; phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại Đảng bộ Hà Nội sẽ tiếp tục được triển khai sâu rộng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác dân vận; nhất là đối với những vấn đề phức tạp phát sinh, những nhiệm vụ mới, nhiệm vụ khó... và được triển khai đồng bộ, từ sớm, từ đầu, có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống chính trị.

Cùng với xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” mới, Hà Nội tiếp tục quan tâm duy trì hiệu quả, nhân rộng và phát huy các mô hình, điển hình đã có. Tăng cường tuyên truyền về cách làm hiệu quả của các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” bằng các hình thức phong phú, gần gũi, phù hợp với từng đối tượng; ứng dụng công nghệ thông tin, các loại hình truyền thông hiện đại để tăng hiệu quả tuyên truyền, lan tỏa các tấm gương, các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu; kịp thời khảo sát, đánh giá, khen thưởng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” hiệu quả, qua đó khích lệ, động viên sự tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân đối với phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

Phát huy truyền thống nghìn năm văn hiến của Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, công tác Dân vận của Đảng bộ Thành phố nói chung và phong trào thi đua “Dân vận khéo” nói riêng sẽ không ngừng đổi mới về nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả, thực hiện tốt hơn vai trò, sứ mệnh là cầu nối xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân; vận động và tập hợp Nhân dân, phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, cùng chung sức, đồng lòng xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến, văn minh, hiện đại”.

Đỗ Anh Tuấn

Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng các hoạt động bảo vệ quyền lợi đoàn viên, người lao động

Chú trọng các hoạt động bảo vệ quyền lợi đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 4/12, Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Hà Nội Trịnh Tố Tâm đã chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn ngành Y tế Hà Nội khoá XVII, kỳ họp lần thứ 6 (mở rộng).
Tỷ giá USD hôm nay (5/12): Đồng USD giữ ở mức ổn định

Tỷ giá USD hôm nay (5/12): Đồng USD giữ ở mức ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay 5/12, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 2 đồng, hiện ở mức 24.262 đồng.
Phát triển hệ thống mới thay thế GPS

Phát triển hệ thống mới thay thế GPS

(LĐTĐ) Các nhà khoa học đang thử nghiệm một giải pháp thay thế hệ thống định vị toàn cầu (GPS), nhằm tạo ra phương án dự phòng khẩn cấp cho những tình huống tín hiệu GPS của máy bay bị nhiễu hoặc gián đoạn. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các hệ thống điều hướng trên không, giúp các phi công duy trì khả năng điều khiển trong những tình huống khẩn cấp.
Giá vàng hôm nay 5/12: Vàng thế giới tăng, vàng trong nước tiếp tục ổn định

Giá vàng hôm nay 5/12: Vàng thế giới tăng, vàng trong nước tiếp tục ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay 5/12, giá vàng thế giới tiếp tục tăng khi dữ liệu công bố mới nhất cho thấy những tín hiệu về sự suy yếu của thị trường lao động Mỹ.
Dự báo giá xăng trong nước chiều nay (5/12) sẽ giảm

Dự báo giá xăng trong nước chiều nay (5/12) sẽ giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (5/12), giá xăng trong nước được dự báo có thể biến động từ 0,1 - 1,9%. Theo đó, giá bán lẻ xăng E5 RON 92 có thể biến động 0,3% về mức 19.780 đồng/lít, còn xăng RON 95-III có thể giảm 370 đồng (1,8%) về mức 20.480 đồng/lít. Thị trường thế giới giá dầu tương lai giảm gần 2% khi các nhà đầu tư chờ đợi quyết định sắp tới của OPEC+ về việc cắt giảm sản lượng.
Đẩy mạnh truyền thông nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

Đẩy mạnh truyền thông nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

(LĐTĐ) Nhằm hạn chế mất cân bằng giới tính khi sinh, trong thời gian qua, Chi cục Dân số Hà Nội đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành vi của người dân về bình đẳng giới, nâng cao quyền của phụ nữ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Triển khai ngay tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Triển khai ngay tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

(LĐTĐ) Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chỉ đạo tập trung vào 4 nhiệm vụ: Triển khai ngay tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để tổ chức ại hội Đảng các cấp từ cấp chi bộ; Tập trung cao độ trong công tác phòng, chống lãng phí, tiêu cực; Chỉ đạo quyết liệt trong xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường.

Tin khác

Dự kiến tháng 10/2025 tổ chức Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

Dự kiến tháng 10/2025 tổ chức Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Tại Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, ngày 4/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong trình bày Tờ trình nội dung về Chương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy.
Tổng thu ngân sách năm 2024 của Hà Nội tăng 19,6%

Tổng thu ngân sách năm 2024 của Hà Nội tăng 19,6%

(LĐTĐ) Tại Hội nghị thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, sáng 4/12, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải đã báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2024 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Đáng chú ý, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) của Hà Nội đạt khoảng 492 nghìn tỷ đồng, ước đạt 120,5% dự toán, tăng 19,6% so với 2023.
Triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn trong tổ chức Công đoàn

Triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn trong tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (4/12), tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn tổ chức Công đoàn. Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì và trực tiếp quán triệt nội dung tại Hội nghị.
Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

(LĐTĐ) Báo cáo về kinh tế số năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho thấy, chỉ số phát triển kinh tế số của Hà Nội là 17,5%, trong đó, chỉ số kinh tế số lõi là 11,9%, như vậy, xét về kinh tế số Hà Nội đã triển khai khá tốt.
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

(LĐTĐ) Ngày 2/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai cùng các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân trước Kỳ họp thứ 20 HĐND Thành phố.
Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

(LĐTĐ) Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng, mục tiêu của Hà Nội là phát triển Thủ đô hài hòa, theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Xanh - Thông minh - Hiện đại” vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; xây dựng nền tảng chính quyền số minh bạch, hiệu quả; xây dựng nền tảng hạ tầng thông tin đô thị thông minh…
Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

(LĐTĐ) Với chủ đề xuyên suốt: “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”, hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 là diễn đàn lớn để Hà Nội và các địa phương khác tại Việt Nam và quốc tế cùng thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các giải pháp chuyển đổi số và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, hướng đến một tương lai đô thị thông minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

(LĐTĐ) Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp, với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, Quốc hội đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Liên quan đến điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chịu thuế thu nhập cá nhân, ông Vũ Tuấn Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho hay, nội dung này Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét điều chỉnh.
Quốc hội cho thí điểm làm nhà ở thương mại trên toàn quốc với 4 trường hợp

Quốc hội cho thí điểm làm nhà ở thương mại trên toàn quốc với 4 trường hợp

(LĐTĐ) Với đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) biểu quyết tán thành, chiều 30/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Xem thêm
Phiên bản di động