Phát huy vai trò Công đoàn tham gia thực hiện chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh

(LĐTĐ) Tại Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vừa diễn ra, đại diện cho Đoàn đại biểu Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Tiến Sỹ - Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã có bài tham luận, trong đó đề xuất nhiều giải pháp thiết thực nhằm phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong thực hiện chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh.
Hà Nội thúc đẩy chuyển đổi số, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm Nhân rộng mô hình thanh toán không dùng tiền mặt Quận Đống Đa đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin

Cấp gần 39.000 chữ ký số miễn phí cho công dân Hà Nội

Ông Nguyễn Tiến Sỹ cho biết, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu: Xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững.

Phát huy vai trò Công đoàn tham gia thực hiện chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng truyền đạt, trao đổi, cung cấp thông tin về chuyển đổi số tại Hội nghị chuyên đề "Chuyển đổi số và trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức khối các cơ quan Thành phố" do Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội tổ chức

Với quyết tâm cao trong thực hiện các mục tiêu, giải pháp theo tinh thần Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-TU ngày 30/12/2022 về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân Thành phố đã thành lập đoàn giám sát việc thực hiện công tác cải cách hành chính gắn với việc xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số của thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch số 239/KH-UBND ngày 27/9/2023 về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, việc triển khai chuyển đổi số của thành phố Hà Nội đã đạt được một số kết quả bước đầu. Các chỉ số xếp hạng, đánh giá liên quan đến chuyển đổi số năm 2022 được nâng cao, trong đó có chỉ số Chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) xếp thứ 24/63 tỉnh/thành phố, tăng 16 bậc so với năm 2021.

Một số kết quả nổi bật về chuyển đổi số của Thành phố có thể kể đến là: Thành phố đã kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số; ban hành kế hoạch trọng tâm công tác chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính chuyển đổi số thành phố Hà Nội năm 2023. Một số quy chế quan trọng của Thành phố được ban hành (Quy chế bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội; Quy chế quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng các Hệ thống thông tin hệ thống Thư điện tử thành phố Hà Nội, Hệ thống thông tin báo cáo Thành phố); Danh mục dữ liệu mở của thành phố Hà Nội.

Phát huy vai trò Công đoàn tham gia thực hiện chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh
Quang cảnh một hội nghị chuyên đề về chuyển đổi số do Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội tổ chức

Một số hệ thống thông tin lớn của Thành phố đã được triển khai đến 3 cấp chính quyền: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp Thành phố, Hệ thống thông tin báo cáo Thành phố... Đáng chú ý, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Thành phố được triển khai vận hành vào ngày 11/4/2023 đã kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Hệ thống Cổng thanh toán trực tuyến quốc gia và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu các Bộ, ngành.

Ngoài ra, hệ thống cũng đã kết nối với VNPost thực hiện tiếp nhận và trả kết quả theo hệ thống Bưu điện công ích; kết nối tổng đài, tin nhắn SMS Brandname phục vụ cho Hệ thống nhắn tin đối với người dân, doanh nghiệp khi thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính.

Đặc biệt, Thành phố đã triển khai cấp 12.188 chữ ký số cho cán bộ, công chức thuộc Thành phố phục vụ hoạt động nghiệp vụ; tổ chức cung cấp gần 39.000 chữ ký số miễn phí cho công dân Hà Nội để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch điện tử. Thành phố cũng đã tham mưu, trình Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành Nghị quyết số 07/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 quy định về mức phí, lệ phí khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến (mức thu bằng “không” áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến). Hà Nội hiện là địa phương đầu tiên trong cả nước quy định mức thu này.

Sử dụng triệt để dữ liệu số trong hoạt động Công đoàn

Cho rằng bên cạnh một số kết quả ban đầu, quá trình triển khai chuyển đổi số của Hà Nội vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, ở góc độ là một cán bộ Công đoàn, ông Nguyễn Tiến Sỹ nhìn nhận: Tổ chức Công đoàn cần xác định chuyển đổi số là một nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh Quốc gia số, chính quyền số, thành phố thông minh.

“Đây là một nhiệm vụ mới, lĩnh vực mới đòi hỏi cần thống nhất về nhận thức và tư duy, ý chí và hành động, cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong mỗi cơ quan, đơn vị, trong đó có tổ chức Công đoàn” - Phó Giâm đốc, Chủ tịch Công đoàn Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội nhấn mạnh. Từ quan điểm đó, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã đề xuất một số giải pháp để phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn góp phần cùng các cấp, các ngành thực hiện chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh.

Phát huy vai trò Công đoàn tham gia thực hiện chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh
Cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội dự tập huấn sử dụng phần mềm quản lý đoàn viên

Cụ thể, theo ông Nguyễn Tiến Sỹ, trước hết, tổ chức Công đoàn cần tuyên truyền vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp, nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh trong mọi lĩnh vực; tuyên truyền vận động công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng chữ ký số, hòm thư điện tử trong công tác quản lý, điều hành công việc tại các cơ quan, đơn vị; tổ chức phòng họp không giấy tờ.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải tuân thủ thực hiện các quy chế bảo đảm an toàn thông tin mạng trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được giao; tăng cường các hình thức thông tin, tương tác với người dân trong quá trình thực hiện chuyển đổi số.

Công đoàn cần phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, chủ doanh nghiệp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tạo sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và con người.

Cùng với đó, Công đoàn cần nghiên cứu, đề xuất phát động các phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Thành phố trong các lĩnh vực: Cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, sáng kiến, sáng tạo Thủ đô... Trong đó, các phong trào cũng cần phù hợp với thời đại số, xu hướng chuyển đổi số. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, sáng kiến, kinh nghiệm trong chuyển đổi số.

Đặc biệt, tổ chức Công đoàn cần ban hành kế hoạch, chương trình hành động của Công đoàn Thủ đô thực hiện Nghị quyết số 18 ngày 30/12/2022 của Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó trọng tâm là tăng cường hoạt động chuyển đổi số trong các cơ quan Công đoàn với mục tiêu đổi mới phương thức, nội dung hoạt động của tổ chức Công đoàn theo tinh thần Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.

Công đoàn cần tham gia chuyển đổi số bằng các nội dung cụ thể như: Công tác thu thập và quản lý dữ liệu đoàn viên; công tác quản lý tài chính, tài sản Công đoàn; thiết lập các kênh truyền thông để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, lập kênh trực tuyến tiếp nhận thông tin, ý kiến đề xuất, kiến nghị, thắc mắc của đoàn viên qua đó kịp thời tư vấn, hỗ trợ người lao động góp phần chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên.

Công đoàn cần sử dụng triệt để dữ liệu số góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn; phát huy vai trò liên kết chuyển đổi số giữa các cơ quan nhà nước của Thành phố và các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, tạo hiệu ứng lan tỏa ra toàn xã hội.

Phạm Diệp (ghi)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).

Tin khác

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

(LĐTĐ) Ngày 19/9 tại trụ sở, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm khóa XIX nhiệm kỳ 2023-2028 đã tổ chức kỳ họp thứ 6, để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác công đoàn quận 9 tháng năm 2024, đề ra phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Lê Hoàng Thủy Vân, Quận ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ quận chủ trì hội nghị.
LĐLĐ Ứng Hòa: Tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách liên quan đến CNVCLĐ

LĐLĐ Ứng Hòa: Tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách liên quan đến CNVCLĐ

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Thường trực Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy Ứng Hoà và thực hiện chương trình công tác công đoàn năm 2024, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện đã chỉ đạo có hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn 9 tháng đầu năm 2024.
LĐLĐ huyện Phú Xuyên tổ chức hội nghị sơ kết phong trào thi đua trong CNVCLĐ

LĐLĐ huyện Phú Xuyên tổ chức hội nghị sơ kết phong trào thi đua trong CNVCLĐ

(LĐTĐ) Sáng 19/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên tổ chức hội nghị Ban Chấp hành LĐLĐ huyện khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028; sơ kết phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn 9 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024.
Ra mắt Công đoàn Trường liên cấp Marie Curie Long Biên với 127 đoàn viên

Ra mắt Công đoàn Trường liên cấp Marie Curie Long Biên với 127 đoàn viên

(LĐTĐ) Sáng nay (19/9), Liên đoàn Lao động quận (LĐLĐ) Long Biên đã công bố Quyết định thành lập Công đoàn Trường liên cấp Marie Curie Long Biên, với Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời gồm 7 ủy viên và 127 đoàn viên công đoàn.
“Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp”: Vì sự lớn mạnh công nhân Thủ đô trong kỷ nguyên số

“Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp”: Vì sự lớn mạnh công nhân Thủ đô trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang chú trọng triển khai cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” với nhiều cách làm sáng tạo, phong phú, có trọng tâm, trọng điểm. Từ đó, góp phần đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024 đánh dấu một bước tiến trong công tác phối hợp giữa Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Cầu Giấy với Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quận. Sự phối hợp chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả giữa hai đơn vị đã mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành giáo dục quận nhà.
Công đoàn tỉnh Quảng Bình: Hiệu quả từ chuỗi hoạt động chăm lo

Công đoàn tỉnh Quảng Bình: Hiệu quả từ chuỗi hoạt động chăm lo

(LĐTĐ) Năm 2024, LĐLĐ tỉnh Quảng Bình xây dựng kế hoạch hoạt động với những nội dung, nhiệm vụ cụ thể, tập trung các hoạt động trọng tâm vào dịp Tết Nguyên đán, Tháng Công nhân, dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Huyện Mỹ Đức: Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ

Huyện Mỹ Đức: Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, chú trọng đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ); qua đó góp phần khích lệ người lao động hăng say sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Chú trọng công tác nữ công khối Giáo dục huyện Phú Xuyên

Chú trọng công tác nữ công khối Giáo dục huyện Phú Xuyên

(LĐTĐ) Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, tích cực phối hợp với Phòng Giáo dục và đào tạo huyện về việc phối hợp công tác giai đoạn 2023-2025. Trong quá trình thực hiện, các CĐCS đã chú trọng công tác nữ công, từ đó, phát huy tốt vai trò đại diện của tổ chức Công đoàn, tạo hiệu quả cao trong các hoạt động.
Xem thêm
Phiên bản di động