Phát “phiếu ra đường”, cách làm hay để phòng, chống dịch Covid-19

Thực hiện nghiêm Chỉ thị 17 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, mới đây, một số địa phương trên địa bàn Thành phố đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo với việc phát phiếu kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19. Cách làm này đã nhanh chóng phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao ý thức của người dân và giảm thiểu được số lượng người ra đường khi không cần thiết.
Quận Đống Đa: Kiểm soát chặt chẽ các biện pháp phòng, chống dịch Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, ra đường không có lý do chính đáng… Phát phiếu đi chợ giữa mùa dịch: Cách làm chủ động của quận Tây Hồ

Người dân đồng tình

Nhằm triển khai và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 17 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, từ ngày 26/7, Ủy ban nhân dân phường Đức Thắng (Bắc Từ Liêm) đã triển khai phát phiếu kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 cho người dân trên địa bàn phường.

Theo ghi nhận, trong ngày 29/7, những trường hợp không có “phiếu ra đường” đi vào khu vực phường Đức Thắng đều bị yêu cầu quay đầu xe. Tại chốt kiểm dịch, lực lượng chức năng cũng khuyên người dân nên hạn chế ra đường vì hiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chia sẻ về “phiếu ra đường” ông Lê Thanh Mẽ - Tổ Trưởng Tổ dân phố số 7 phường Đức Thắng cho biết: Sau khi có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân phường về việc phát phiếu kiểm soát dịch Covid-19 cho người dân, ông và 7 Tổ Trưởng tổ dân phố khác đã đồng loạt tới từng nhà để phát phiếu và quán triệt đầy đủ nội dung, ý nghĩa của “phiếu ra đường” cho mọi người. Theo đó, “phiếu ra đường” quy định rõ, chỉ cho phép một người/hộ gia đình được ra ngoài trên địa bàn phường Đức Thắng, trong các trường hợp cấp thiết như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng, đi làm và các trường hợp khẩn cấp khác…

Phát “phiếu ra đường”, cách làm hay để phòng, chống dịch Covid-19
"Phiếu ra đường" được phát đến tận tay các hộ gia đình trên địa bàn phường Đức Thắng.

Về hình thức, tấm phiếu này được chia thành các ô. Sau khi người dân qua chốt kiểm soát lực lượng chức năng sẽ đánh dấu thời gian, số lượt ra đường trên phiếu để kiểm soát.

“Mỗi ngày, các hộ gia đình chỉ được ra ngoài một lần để mua nhu yếu phẩm thiết yếu. Khi gặp chốt kiểm soát, lực lượng chức năng sẽ kiểm tra xem có phiếu không và đi ra ngoài vì lý do gì, có nằm trong trường hợp thật sự cần thiết hay không”, ông Mẽ cho hay.

Từ ngày triển khai việc phát “phiếu ra đường”, số lượng người dân ra đường trên địa bàn phường đã giảm đi đáng kể. Bà Trần Thị Hòa (Tổ dân phố số 7, phường Đức Thắng) chia sẻ: “Gia đình tôi có 4 người, từ khi được phát phiếu, chỉ tôi dùng ra ngoài đi chợ mua thực phẩm. Ngày đầu sử dụng “phiếu ra đường”, tôi khá ngạc nhiên khi thấy phố xá vắng vẻ hơn nhiều so với những ngày trước đó. Theo tôi, việc kiểm soát chặt chẽ như vậy sẽ hạn chế được số người ra đường, đảm bảo an, toàn phòng dịch tốt hơn”.

Theo tìm hiểu, không chỉ riêng phường Đức Thắng, từ ngày 27/7, việc phát “phiếu ra đường” cho người dân cũng đang được triển khai tại một số phường thuộc thị xã Sơn Tây. Ông Lê Đại Thăng, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị xã Sơn Tây cho hay, nhiều địa phương đã “phiếu ra đường” cho người dân từ giữa tháng 7. Tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 10 phường trong tổng số 15 phường của thị xã Sơn Tây đã phát phiếu và áp dụng hình thức kiểm soát này. Một số xã khác cũng đang học hỏi để áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Được biết, “phiếu ra đường” của các phường thuộc thị xã Sơn Tây đều ghi thời hạn sử dụng là ngày 7/8 (ngày Hà Nội dự kiến kết thúc giãn cách xã hội).

Vận dụng linh hoạt

Là phường đầu tiên của quận Bắc Từ Liêm áp dụng hình thực phát “phiếu ra đường” cho người dân, các tổ dân phố cũng như chính quyền phường Đức Thắng đã tăng cường khảo sát, lấy ý kiến của nhân dân để có cách làm linh hoạt, hiệu quả nhất.

Phát “phiếu ra đường”, cách làm hay để phòng, chống dịch Covid-19
Phường Đức Thắng đã thiết lập 4 chốt kiểm soát cố định để thực hiện nghiêm Chỉ thị 17 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố.

Theo Tổ Trưởng Tổ dân phố số 7, trong quá trình thực hiện phát phiếu, ông đã phát hiện ra một số vấn đề nảy sinh và tìm cách khắc phục để đảm bảo tối đa nhu cầu thiết yếu của người dân. Cụ thể, ông Mẽ cho biết, tổ dân số 7 có 6 khu tập thể với 280 hộ gia đình.

Ban đầu, ông cùng các trưởng dãy chỉ nghĩ đơn giản rằng, có 280 hộ dân sẽ tương ứng với 280 phiếu nhưng trong quá trình phát phiếu, phát sinh thêm các hộ gia đình, trong đó, nhiều nhà tách hộ khẩu có đến 3-4 hộ gia đình. Do đó, số hộ gia đình trong Tổ dân phố tăng lên đột biến.

Trong khi đó, lực lượng kinh doanh cũng cần phải có giấy kiểm soát để đi lại. Vì vậy, Tổ dân phố đã phát phiếu cho các hộ kinh doanh thực phẩm có ki ốt tại chợ để họ có thể lưu thông nhập các mặt hàng như thịt, cá, rau… Đến nay, Tổ dân phố số 7 đã phát gần 400 phiếu cho các hộ gia đình và hộ kinh doanh mặt hàng thiết yếu.

“Hầu hết, người dân trong Tổ đều đánh giá cao tính kịp thời, linh hoạt của cách làm này. Tuy nhiên, theo tôi, để công tác chống dịch được hiệu quả hơn, các chốt kiểm soát dịch cũng phải làm thật nghiêm. Đặc biệt là sự phối hợp nhịp nhàng giữa việc kiểm soát số người đi ra và số người đi qua các trạm”, ông Mẽ nhận định.

Chia sẻ về cách làm này, ông Cấn Văn Duẩn - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Đức Thắng cho hay, “Phiếu kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19” là một trong những hình thức mà phường dùng để tuyên truyền đến với các hộ dân về tinh thần, tầm quan trọng của Chỉ thị 17. Khi triển khai, phường đã nghiên cứu và tham khảo ý khiến của các cơ quan, ban ngành cũng như các Tổ Trưởng, tổ dân phố để có cách làm phù hợp nhất.

Phát “phiếu ra đường”, cách làm hay để phòng, chống dịch Covid-19
Người dân trên địa bàn phường Đức Thắng ra đường phải có phiếu kiểm soát đi lại.

Theo ông Duẩn, trong tối 26/7, phường Đức Thắng đã phát 2.500 phiếu cho các hộ dân thuộc 8 tổ dân phố trên địa bàn. Phường cũng vừa bổ sung thêm “phiếu ra đường” cho các sinh viên đang lưu trú trên địa bàn. Mỗi dãy trọ sẽ được phát một phiếu để các sinh viên đi chợ hoặc mua nhu yếu phẩm khác. Đồng thời, phường đã thiết lập 4 chốt kiểm soát cố định để thực hiện nghiêm Chỉ thị 17 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

“Người dân trên địa bàn ra đường phải có phiếu kiểm soát đi lại và giấy chỉ có tác dụng trên địa bàn phường. Với những người làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp được hoạt động trong thời gian giãn cách, các đơn vị này phải đăng ký lịch làm việc, danh sách, số điện thoại nhân viên với chính quyền địa phương. Sau đó cơ quan, doanh nghiệp sẽ cấp cho cán bộ, nhân viên một giấy đi đường để phục kiểm tra ở chốt. Lực lượng chức năng ở 4 chốt trên địa bàn kiểm tra phiếu cũng như lý do đi ra ngoài của người dân. Để thuận lợi cho người dân khi đi làm việc, mỗi lần kiểm tra, phường cũng nhắc nhở người dân nên cầm theo chứng minh thư kèm giấy thông hành của cơ quan để khi đến chốt kiểm soát xuất trình giấy tờ”, ông Duẩn nhấn mạnh.

Có thể thấy, trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, việc vận dụng Chỉ thị 17 một cách linh hoạt, sáng tạo của phường Đức Thắng hay thị xã Sơn Tây đã mang lại hiệu quả đáng ghi nhận. Đây cũng là một cách làm hay để các địa phương khác tham khảo và nhân rộng.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Xem thêm
Phiên bản di động