Phát triển công nghiệp văn hóa là mục tiêu ưu tiên hàng đầu

(LĐTĐ) Hội thảo khoa học "Đánh giá 5 năm thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa 2016-2021" là một bước quan trọng chuẩn bị cho hoạt động sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (2016 - 2021) sẽ được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức vào tháng 11/2022.
Phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô từ các không gian sáng tạo Hà Nội: Phát triển công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô: Phát huy tiềm năng, khơi thông lợi thế

Vừa qua, ngày 12/9, tại Bảo tàng Hà Nội, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Chương trình định cư con người Liên hợp quốc tại Việt Nam (UN-Habitat), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Đánh giá 5 năm thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa 2016-2021".

Phát triển công nghiệp văn hóa là mục tiêu ưu tiên hàng đầu
Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt phát biểu tại Hội thảo.

Hội thảo có 2 phiên thảo luận, gồm: Bức tranh toàn cảnh và tiêu điểm sáng tạo. Các đại biểu tại Hội thảo đã trình bày, thảo luận về khuôn khổ chính sách hiện hành, góc nhìn toàn cảnh các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo, đưa ra kinh nghiệm quốc tế, các tiêu điểm sáng tạo cho mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong nước.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt nhấn mạnh, hội thảo là hoạt động quan trọng của ngành văn hóa, nơi các đại biểu tham gia cùng nhau trao đổi, chia sẻ và đánh giá về một chặng đường phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam trong 5 năm qua.

Theo Thứ trưởng, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển văn hóa quốc gia. Để hiện thực hóa mục tiêu này, vào năm 2016, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Phát triển công nghiệp văn hóa là mục tiêu ưu tiên hàng đầu
Toàn cảnh Hội thảo.

Với tư duy và cách tiếp cận tổng thể, Chiến lược hướng tới việc nâng cao giá trị của văn hóa trên mọi phương diện như tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống tinh thần của người dân và tăng cường khả năng cạnh tranh của các thương hiệu địa phương và quốc gia. Việc triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy hệ thống văn hóa vào những chuyển dịch sâu rộng hơn.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nhận thức sâu sắc về sứ mệnh và vai trò quan trọng của mình trong việc hiện thực hóa các mục tiêu mà Chiến lược đề ra và nỗ lực chuyển hóa động lực ban đầu này thành các hành động cụ thể. Từ việc đóng góp vào cải thiện khuôn khổ chính sách cho tới triển khai các kế hoạch và chương trình cụ thể, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã và đang ghi dấu ấn quan trọng trong những thành tựu mà các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đạt được trong 5 năm qua.

"Tuy nhiên, vai trò của Bộ sẽ không thể phát huy hiệu quả nếu thiếu đi sự hợp tác và hỗ trợ tích cực của nhiều bộ, ngành, các tổ chức quốc tế và cá nhân tâm huyết với văn hóa nghệ thuật" - Thứ trưởng nhấn mạnh.

Cũng theo Thứ trưởng Đoàn Văn Việt, trong tiến trình phát triển của văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng, bên cạnh những thành tựu luôn tồn tại những hạn chế và thách thức. Sự phát triển toàn diện mà chúng ta luôn kỳ vọng và mong muốn đạt được đòi hỏi phải có những đánh giá định kỳ để xem xét đầy đủ, khách quan những tác động thực tiễn của Chiến lược.

Những bằng cứ này là cơ sở giúp chúng ta xác định những yêu cầu chuyển đổi cần thiết cũng như những nhân tố mới, động lực mới nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa mà chúng ta đang cùng hướng tới. Với ý nghĩa này, đây chính là thời điểm thích hợp để chúng ta thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS), các ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam đang dần dần được coi là một động lực- vừa góp phần trực tiếp mang lại lợi ích kinh tế và xã hội.

Nếu năm 2015, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 2,68% GDP (tổng sản phẩm quốc nội), sau 3 năm triển khai Chiến lược, 12 ngành công nghiệp văn hóa đóng góp doanh thu khoảng 8.081 tỷ USD, tương đương với 3,61% GDP vào năm 2018, mang lại công việc cho hơn 3 triệu lao động, chiếm 6,1% tổng lao động có việc làm trên cả nước…

So với các ngành công nghiệp khác, chi phí tái sản xuất trong ngành công nghiệp văn hóa thấp nhưng tốc độ tăng trưởng cao, chiếm hơn 7% GDP toàn thế giới với mức tăng trung bình hằng năm đều đặn 10%. Vì vậy, tại nhiều quốc gia, công nghiệp văn hóa được đẩy mạnh phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cũng thẳng thắn nhận định các sản phẩm và dịch vụ văn hóa Việt Nam về cơ bản chất lượng chưa đồng đều, thiếu sự độc đáo, tính ứng dụng chưa cao và cách thể hiện sống động bản sắc văn hóa còn nhiều hạn chế.

Điều này khiến cho các sản phẩm và dịch vụ văn hóa Việt Nam chưa thể hiện được năng lực cạnh tranh, thu hút trên thị trường nội địa và quốc tế. Nhiều thị trường văn hóa trong nước đang bị lấn át bởi các sản phẩm công nghiệp văn hóa đến từ các cường quốc cùng khu vực châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc...

Nguyên nhân được chỉ ra là khó khăn về thiếu hụt nguồn vốn, mô hình đầu tư, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thiếu hụt vè kiến thức và kỹ năng để vận hành hiệu quả trong cơ chế thị trường. Năng lực dự báo, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, vấn đề về đào tạo và quản lý nhân sự theo hướng tăng cường khả năng thích ứng với thị trường văn hóa còn hạn chế. Vi phạm bản quyền vẫn diễn ra phổ biến.

Ghi nhận những chia sẻ, ý kiến và đóng góp được các chuyên gia, đại biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt khẳng định, 5 năm qua, bức tranh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam có nhiều điểm sáng, nhưng cũng có nhiều hạn chế.

Theo Thứ trưởng, có nhiều việc chúng ta làm được và nhiều việc chưa làm được, thậm chí có nhiều việc còn lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu. Dẫu đã có nhiều bước phát triển tích cực nhưng để thành hình hài, phát triển một cách hệ thống, đạt được những mục tiêu lớn như chiến lược đề ra thì khối lượng công việc vẫn còn nhiều. Cùng với đó là các cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển trong thời gian tới.

Phát triển ngành công nghiệp văn hóa là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển văn hoá quốc gia. Ngày 08/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1755/QĐTTg phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Chiến lược đã xác định những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, trong đó mục tiêu chủ yếu đến năm 2020 phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3% GDP và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Đến năm 2018, các ngành công nghiệp văn hoá và sáng tạo Việt Nam đã nhanh chóng trở thành những ngành có đóng góp mạnh mẽ cho nền kinh tế quốc gia với 7,465 tỷ USD, chiếm 3,61% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và mang lại công việc cho hơn 3 triệu lao động, chiếm 6,1% tổng lao động có việc làm trên cả nước.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

(LĐTĐ) Arsenal đã giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Nottingham Forest trên sân nhà Emirates, cầu thủ 17 tuổi Nwaneri có bàn đầu tiên tại Premier League, Arsenal đã chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng.
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

(LĐTĐ) Hôm nay 24/11, giá dầu thế giới tuần này bật tăng xấp xỉ 6% cả hai giá dầu WTI và Brent, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 7/11. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%.
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thuế, qua quá trình phân tích số liệu thu thập được do các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp, vẫn còn hiện tượng dữ liệu không đầy đủ, thiếu tin cậy, phải rà soát lại mới có thể sử dụng phục vụ cho công tác quản lý thuế.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.

Tin khác

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

(LĐTĐ) Sáng 18/11, Ban Quản lý di tích Danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê" tại Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
Xem thêm
Phiên bản di động