Phát triển công nghiệp Y tế

Trong khi lương, thu nhập, phụ cấp cho đội ngũ Y tế không tăng thì chi phí khám, chữa bệnh, điều trị của người dân ngày một tăng. Nguyên nhân sâu xa vì chúng ta chưa tự chủ được các loại thuốc đặc trị và hệ thống máy móc dùng cho việc khám, điều trị bệnh.
Bộ Y tế: Thuốc Tamiflu chỉ sử dụng cho bệnh nhân nhiễm cúm có biến chứng hoặc yếu tố nguy cơ Xem xét mức hỗ trợ y, bác sĩ và nhân viên y tế tại kỳ họp thứ 9 HĐND thành phố Hà Nội
Phát triển công nghiệp Y tế
Ảnh minh họa.

Thời gian qua, dư luận cũng như nhiều chuyên gia đã chỉ ra những bất cập trong hệ thống Y tế mà tân quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phải đối diện, đó là: Tình trạng thiếu thuốc và các thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân do “nút thắt” từ cơ chế đấu thầu; hệ thống bệnh viện tuyến Trung ương quá tải vì chất lượng y, bác sĩ không đồng đều giữa tuyến huyện, tỉnh, Trung ương; tình trạng bác sĩ bệnh viện công “nhảy việc” sang bệnh viện tư hoặc xin thôi việc ngày một gia tăng, trong khi các loại dịch bệnh có nguy cơ xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều… Đúng, đây là những vấn đề của thời hiện tại và đã tìm lời giải ở thì quá khứ nhưng chưa hiệu quả, song dù sao cũng đã có “phom” để tiếp tục tìm lời giải cho thì hiện tại lẫn tương lai.

Điều mà chúng ta quan ngại hơn, chính là “chỉ số” giá khám, chữa bệnh tại hệ thống bệnh viện cả công lẫn tư ngày một tăng cao, khiến sức chịu đựng của người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp, người nghèo ngày thêm “đuối”. Và ở góc độ vĩ mô, nếu xét sâu xa, nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng vì một lượng ngoại tệ rất lớn phải chi cho việc nhập khẩu thuốc và các trang thiết bị y tế.

Có người nói rằng, chúng ta đang thực hiện mục tiêu “phủ kín” bảo hiểm y tế toàn dân, cạnh đó còn có chính sách đối với người nghèo, người có công, người cao tuổi khi đi khám, điều trị bệnh tại hệ thống bệnh viện công, thì giá thuốc có cao, chi phí từ phí dịch vụ khám, chữa từ những thiết bị hiện đại cũng do bảo hiểm chi trả, đâu có ảnh hưởng mấy đến người khám, điều trị bệnh. Thưa rằng, bảo hiểm chỉ cho trả phần nào (theo luật định), còn các thuốc đặc trị, hay xét nghiệm, chiếu chụp trên hệ thống công nghệ cao, người dân phải chi tiền hoặc trả một phần tiền!

Theo thống kê, chỉ riêng thuốc chữa bệnh, năm 2020 chúng ta phải nhập khoảng 3,5 tỷ USD, tương đương khoảng trên 80 nghìn tỷ đồng theo tỷ giá hiện hành. Cạnh đó, có đến gần 90% thiết bị y tế dùng cho viêc khám, điều trị bệnh chủ yếu tập trung ở các thiết bị chẩn đoán hình ảnh (X-quang, siêu âm, MRI, CT scaner), thiết bị phòng mổ, theo dõi bệnh nhân, thiết bị khử khuẩn, nội soi, xét nghiệm, xử lý chất thải Y tế... cũng phải nhập khẩu với giá trị năm sau cao hơn năm trước, tính trung bình cũng từ 950 triệu-1,1 tỷ USD/năm (khoảng 23 nghìn tỷ đồng). Với một đất nước, có quy mô GDP chưa cao, việc chi hàng tỷ USD nhập khẩu thuốc, thiết bị Y tế là rất lớn.

Trong một thế giới toàn cầu hòa và độ mở về hội nhập kinh tế, đầu tư của Việt Nam ở mức độ rất cao thì chuyện ứng dụng, nhập những loại thuốc, trang thiết bị y tế tốt nhất, hiện đại nhất cho việc khám, chữa bệnh của nhân dân là đương nhiên. Nhất là trong bối cảnh trong nước không và chưa thể sản xuất được. Tuy vậy, cũng đã đến lúc các cơ quan hoạch định chính sách về Y tế và công nghiệp phải nhìn lại.

Với ngành công nghiệp dược, là nước nông nghiệp có điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng rất hợp cho việc trồng các loại cây dược liệu. Chúng ta đã nói, đề cập, khởi xướng phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam, nhưng thực tế đến nay vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Các loại thuốc đặc trị, các đơn vị (từ khâu nghiên cứu đến sản xuất) chưa làm được, hầu hết phải nhập khẩu với giá thành cao. Nền công nghiệp Y tế để sản xuất được các thiết bị có hàm lượng công nghệ và chất xám cao…nhằm thay thế hàng nhập khẩu vốn quá đắt đỏ vẫn chưa xuất hiện. Trong khi, trừ các doanh nghiệp trong lĩnh vực Y tế, chúng ta đã manh nha xuất hiện các tập đoàn hướng về công nghệ cao như FPT, Viettel hay Vingroup.

Vẫn biết sản xuất biệt dược và chế tạo công nghệ hiện đại phục vụ ngành Y là khó, nhưng không phải khó mà không làm. Nếu nền tảng khoa học, kỹ thuật chưa cao, chúng ta có thể tiến hành liên doanh, liên kết trong sản xuất, nghiên cứu với các đối tác hàng đầu của Israel, Nhật Bản, Pháp hay Hoa Kỳ để sản xuất thuốc và thiết bị Y tế như kiểu VinFats sản xuất xe hơi, rồi tiến tới làm chủ công nghệ.

“Vạn sự khởi đầu nan”, hy vọng với kiến thức chuyên sâu về kinh tế, tân quyền Bộ trưởng Y tế bên cạnh việc “khỏa lấp” những bất cập của hiện tại như đề cập ở trên, sẽ có những tham mưu đột phá chiến lược để xây dựng nền công nghiệp Y tế Việt Nam phát triển xứng tầm.

L.Hà

Nên xem

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.

Tin khác

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Tinh gọn để phát triển

Tinh gọn để phát triển

Ngày 14/2, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó, có nội dung liên quan đến việc nghiên cứu, sắp xếp bỏ hành chính cấp trung gian (cấp huyện); đồng thời nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…
Xem thêm
Phiên bản di động