Phát triển hệ thống y tế Hà Nội theo mô hình ba cấp
Xây dựng theo hướng tiên tiến và hiện đại
Dự thảo Luật cũng quy định các cơ chế ưu đãi phát triển y tế Thủ đô như cơ sở y tế công lập trên địa bàn Thủ đô được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong mua sắm, sửa chữa thực hiện theo quy định về mua sắm, sửa chữa nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đồng thời, giao Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định lộ trình, cơ chế tài chính, chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để thực hiện cơ chế khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình; giao Chính phủ quy định việc phân bổ và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế để phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình trên địa bàn Thủ đô theo lộ trình do chính quyền thành phố Hà Nội đề nghị…
Dự thảo Luật cũng đề xuất phân quyền cho HĐND thành phố Hà Nội quy định đối tượng; nội dung chi, mức chi cụ thể cho an sinh xã hội khác trong khả năng cân đối ngân sách của Thành phố ngoài quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định liên quan; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đối tượng chính sách của thành phố Hà Nội...
Các đại biểu đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật. |
Tại Hội nghị góp ý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) liên quan đến lĩnh vực y tế, an sinh xã hội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức mới đây, các ý kiến đã góp ý quy định tại Khoản 1, Điều 26 Dự thảo Luật (Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân): “Xây dựng hệ thống y tế Thủ đô tiên tiến và hiện đại, theo mô hình ba cấp, phù hợp với quy mô dân số, địa bàn phục vụ. Tập trung phát triển một số lĩnh vực tiếp cận trình độ công nghệ thế giới. Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và năng lực hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, hệ thống bác sĩ gia đình của Thủ đô, đảm bảo chăm sóc liên tục, toàn diện sức khoẻ của nhân dân.
Phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện công lập và ngoài công lập. Chuyển giao các bệnh viện thuộc bộ, cơ quan Nhà nước ở Trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội về chính quyền Thành phố Hà Nội quản lý, trừ các bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, bệnh viện của các Trường đại học Y…”
Ngân sách Thành phố nên bảo đảm cho hoạt động y học gia đình
Đại diện Bộ Y tế góp ý, theo Luật Khám, chữa bệnh, không còn bệnh viện hạng đặc biệt; cần xem lại sự phù hợp việc chuyển các bệnh viện tuyến cuối thuộc Bộ Y tế quản lý (khoảng hơn 20 bệnh viện); nên chuyển giao 2 bệnh viện về địa phương theo lộ trình của Chính phủ.
Đồng thời, đại diện Bộ Y tế cũng góp ý kiến về vai trò bác sĩ gia đình, cho rằng ngoài nguồn bảo hiểm, ngân sách Thành phố nên bảo đảm cho hoạt động y học gia đình, khuyến khích y tế tư nhân và chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho y học gia đình, từ đó, tăng cường được y tế cơ sở.
Ảnh minh họa. (Ảnh: VGP/Thiện Tâm) |
Về nội dung “Chính phủ quy định chi tiết việc phân bổ và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế để phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình, chi trả dịch vụ cấp cứu ngoại viện, khám sức khoẻ định kỳ hằng năm cho người cao tuổi trên địa bàn Thủ đô theo lộ trình do chính quyền Thành phố Hà Nội đề nghị”, các ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu bổ sung nguồn thu bảo hiểm y tế, tăng mức đóng theo lộ trình.
Về chính sách xã hội, an sinh xã hội của Thủ đô, các ý kiến nhất trí đề xuất, nên bỏ từ “tập trung” trong dự thảo: “Tiêu chí ưu tiên để lựa chọn các đối tượng được mua, thuê nhà ở xã hội tại Thủ đô, đặc biệt tại các khu công nghiệp tập trung; quyết định việc sử dụng vốn đầu tư phát triển địa phương để hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi cho người lao động có thu nhập thấp”…
Cũng góp ý xây dựng Luật Thủ đô, Ths.Bác sĩ Trần Việt Anh, Trường Đại học Y Hà Nội, cần xây dựng hành lang pháp lý minh bạch, khả thi, cho phép nhân sự y tế khối ngoài công lập được tham gia trong chuỗi cung ứng dịch vụ y tế công cho nhân dân cả dịch vụ y tế cơ bản và dịch vụ y tế theo yêu cầu.
Đồng thời, đa dạng các gói bảo hiểm y tế, phát triển bảo hiểm y tế Nhà nước và bảo hiểm y tế thương mại gồm nhiều mệnh giá tương ứng với các gói dịch vụ y tế khác nhau. Đa dạng hóa các gói bảo hiểm y tế để bảo đảm các dịch vụ an sinh và bảo đảm các dịch vụ theo nhu cầu thị trường (các gói dịch vụ bảo hiểm y tế bổ sung, nâng cao)...
Hiện, Hà Nội đang trực tiếp quản lý 41 bệnh viện trực thuộc; 1 Trung tâm Kỹ thuật cao và tiêu hóa Hà Nội thuộc Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn; 1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội và 579 trạm y tế xã, phường thuộc 30 Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã (trong đó, đã có 82,73% trạm y tế thực hiện theo nguyên lý y học gia đình).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53