Phát triển kinh tế đêm là xu thế tất yếu
Đồng chí Phạm Tuấn Long - Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận Hoàn Kiếm. |
PV: Năm 2020 dù ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid -19, song quận Hoàn Kiếm vẫn nỗ lực phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Xin đồng chí cho biết về những kết quả cơ bản đạt được của quận trong năm qua?
Đồng chí Phạm Tuấn Long: Năm 2020, kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2019, khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, với tinh thần chủ động, trách nhiệm, tập thể lãnh đạo Uỷ ban nhân dân quận và thành viên Uỷ ban nhân dân quận đã tích cực triển khai thực hiện nghiêm túc chủ đề công tác năm của Thành phố, của quận và đã đạt kết quả đáng khích lệ. Quận tập trung thực hiện có hiệu quả “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phục hồi phát triển kinh tế. Quận thực hiện thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVI qua đó góp phần thực hiện tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2020.
Kinh tế xã hội quận duy trì tăng trưởng với 17/19 chỉ tiêu vượt kế hoạch, trong đó thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 10.343 tỷ đồng, bằng 103,2% dự toán Thành phố giao, tăng 5,1% so với cùng kỳ. Công tác trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, chỉnh trang đô thị được quan tâm.
Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền, văn hoá giáo dục, y tế, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm… được tăng cường. Các hoạt động chăm lo đời sống các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt…
PV: Không gian đi bộ khu vực Hồ Gươm và vùng phụ cận đã trở thành một thương hiệu, điểm nhấn của Thủ đô Hà Nội. Xin đồng chí chia sẻ về kết quả đạt được trong hoạt động này và kế hoạch duy trì phát triển phố đi bộ cũng như đẩy mạnh hoạt động du lịch của quận trong thời gian tới?
Đồng chí Phạm Tuấn Long: Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận được triển khai thí điểm từ tháng 9/2016 đến ngày 31/12/2019 và triển khai chính thức từ ngày 01/01/2020 đến nay. Việc tổ chức không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, đồng thời với hoạt động các không gian đi bộ trong khu vực phố cổ Hà Nội đã trở thành thương hiệu, một điểm đến, điểm nhấn của Thủ đô. Đồng thời tạo ra không gian vui chơi, thư giãn cho cộng đồng dân cư, du khách trong và ngoài nước; là nơi hội nhập văn hóa thế giới và các vùng miền.
Để phát huy hiệu quả các không gian đi bộ trên địa bàn quận, Thường trực Quận ủy xác định một số nhiệm vụ trọng tâm, đó là: Nghiên cứu cải tạo chỉnh trang và nâng cấp tuyến phố Hàng Khay - Tràng Tiền đến Nhà hát lớn để phát triển thành tuyến phố đi bộ kết hợp Trung tâm Thương mại. Nghiên cứu vận hành, khai thác, sử dụng phố Tràng Tiền 1 và Tràng Tiền 2 (đoạn Ngô Quyền cắt giữa) thành tuyến phố trình diễn nghệ thuật thời trang kết hợp nghệ thuật ẩm thực. Nghiên cứu triển khai tuần lễ thời trang với quy mô lớn tại phố Tràng Tiền.
Quận triển khai giai đoạn 1 dự án cải tạo, chỉnh trang 131 vòm cầu dẫn lên cầu Long Biên; hoàn thiện thủ tục để báo cáo Uỷ ban nhân dân Thành phố, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục triển khai việc đục thông, gia cố, cải tạo các ô vòm cầu tiếp theo (từ vòm số 79 đến 92 và từ vòm số 61 đến 64). Đồng thời nghiên cứu giải pháp tạo điểm nhấn, chuỗi hoạt động trong việc thiết lập khả năng mới định hình du lịch đối với khu vực bãi giữa, bãi ven sông Hồng trên địa bàn quận.
Quận cũng tiếp tục duy trì và phát triển mạnh, rõ hoạt động “từ phố nghề đến làng nghề” của quận kết hợp củng cố các tuyến phố thương mại, du lịch. Nghiên cứu cụ thể việc phát triển “Kinh tế đêm” trên địa bàn quận. Ngoài ra quận xem xét, củng cố và phát triển toàn bộ hệ thống di sản khu vực hồ Hoàn Kiếm, khu Phố cổ Hà Nội gắn với tuyến phố ẩm thực, văn hóa…
Không gian đi bộ khu vực Hồ Gươm đã trở thành một điểm nhấn của Thủ đô Hà Nội. Ảnh: P.Thắng |
PV: Quận Hoàn Kiếm với vị trí là trung tâm hành chính - chính trị, trung tâm kinh tế, văn hóa của Thủ đô Hà Nội có nhiều tiềm năng, thuận lợi để phát triển kinh tế đêm. Xin đồng chí chia sẻ về Đề án kinh tế đêm của quận, hiệu quả của Đề án khi đi vào hoạt động rộng rãi?
Đồng chí Phạm Tuấn Long: Kinh tế ban đêm đã hình thành ở quận Hoàn Kiếm từ nhiều năm nay diễn ra dưới các loại hình như: Các không gian đi bộ, chợ đêm, các tuyến phố ẩm thực, cửa hàng tiện lợi, quán café, quán bar, vũ trường, chương trình văn hóa nghệ thuật, giải trí trong nhà và ngoài đường phố… đã đạt được những thành công nhất định, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quận đặc biệt là trong giai đoạn 2015 – 2019. Một số hoạt động đêm đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa, đời sống của một bộ phận người dân địa phương và địa điểm không thể bỏ qua của khách du lịch khi đến với Hoàn Kiếm.
Để củng cố hoạt động kinh tế đêm, khắc phục các hạn chế của việc phát triển manh mún, cục bộ, thiếu tính hệ thống; nâng cao hiệu quả, tạo động lực mới đồng bộ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để tập trung phát triển hoạt động kinh tế đêm, trong thời gian tới, việc xây dựng và triển khai Đề án tổ chức thí điểm phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn quận là rất cần thiết. Uỷ ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã nghiên cứu, xây dựng Đề án tổ chức thí điểm phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn.
Tại dự thảo Đề án, 05 nhóm giải pháp được đặt ra để triển khai, cụ thể: Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về lợi ích và quản lý rủi ro phát triển kinh tế đêm. Cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng hỗ trợ chủ động và tích cực cho các chủ thể tham gia kinh tế đêm. Đẩy mạnh xúc tiến du lịch, quảng bá các hoạt động kinh tế đêm. Cải tạo chỉnh trang, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế đêm. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tạo dựng liên kết bền vững trong hoạt động kinh tế đêm.
Hiện Uỷ ban nhân dân quận đang phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển kinh tế -xã hội Hà Nội và các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Thành phố để sớm triển khai Đề án tổ chức thí điểm phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí.
Xuân Sinh (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56