Phát triển mô hình trồng bưởi diễn tại Ứng Hòa

Nhờ chuyển đổi thành công cây trồng kém hiệu quả, những năm qua, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa (Thành phố Hà Nội) đã phát triển hiệu quả nhiều mô hình kinh tế. Trong đó, phải kể tới mô hình trồng bưởi Diễn đã đưa lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
phat trien mo hinh trong buoi dien tai ung hoa Đổi thay nhờ trồng rau an toàn
phat trien mo hinh trong buoi dien tai ung hoa VinUni được phê duyệt thành lập và hoạt động theo mô hình Đại học tinh hoa
phat trien mo hinh trong buoi dien tai ung hoa Hiệu quả từ mô hình điểm trong công tác gìn giữ vệ sinh môi trường

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều hộ gia đình tại xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa đã tìm cho mình hướng đi phù hợp, phát huy thế mạnh của địa phương. Bên cạnh thành công của những mô hình nuôi cá sông trong ao, mô hình chăn nuôi vịt giống, những năm qua, mô hình trồng bưởi Diễn cũng đưa lại thu nhập ổn định cho người dân. Gia đình ông Chu Văn Kiểm là một trong những hộ gia đình đi đầu trong việc đưa cây bưởi Diễn trở thành cây trồng chủ đạo, đưa lại kinh tế ổn định cho gia đình.

phat trien mo hinh trong buoi dien tai ung hoa
Ông Chu Văn Kiểm (xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội) là một trong những hộ gia đình đi đầu trong việc phát triển mô hình trồng bưởi Diễn tại Ứng Hòa.

Tranh thủ giờ nghỉ trưa, ông Kiểm mang theo những tờ giấy báo để chắn nắng cho quả bưởi. Vừa làm, ông Kiểm vừa tâm sự, nếu muốn có được quả bưởi Diễn vàng, đẹp thì che chắn là khâu rất quan trọng, giấy báo sẽ giúp bưởi không bị rám nắng, quả khi được thu sẽ có màu vàng đều. Sau một hồi tỉ mẩn, những chiếc giấy báo được ông Kiểm quấn quanh núm bưởi rồi ghim lại trông giống như những chiếc nón thu nhỏ.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Kiểm cho biết, trước đây khi chưa biết đến cây bưởi Diễn, ông đã từng làm rất nhiều nghề để kiếm sống. Ngày trước gia đình ông làm công việc ấp trứng vịt lộn và làm nông nghiệp, từ khi huyện Ứng Hòa bắt đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông và gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây ăn quả lâu năm.

Như một cái duyên, ông Kiểm biết tới cây bưởi Diễn - loài cây được trồng phổ biến tại huyện Phúc Thọ. Sau quá trình nghiên cứu, năm 2008, ông quyết định cải tạo khu đất vườn gần nhà để trồng đất trồng bưởi Diễn. Ban đầu vườn nhà chỉ có khoảng 100 gốc bưởi Diễn, sau này, ông tự nhân giống và mở rộng diện tich trồng bưởi, tính tới thời điểm hiện tại ông Kiểm đang có hơn 200 gốc bưởi Diễn đã cho thu hoạch.

Nói về hiệu quả từ mô hình trồng bưởi Diễn, ông Kiểm cho hay: "Nếu trừ mọi chi phí, mỗi năm, 200 gốc bưởi đưa về cho gia đình tôi hàng trăm triệu đồng. So với việc trồng lúa và các loại cây trồng khác, cây bưởi Diễn rất dễ trồng, dễ chăm sóc và là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao nhất".

phat trien mo hinh trong buoi dien tai ung hoa
Ông Kiểm che chắn cho bưởi để bưởi có màu sắc bắt mắt khi thu hoạch.

Đưa lại hiệu quả cao về kinh tế, thế nhưng, việc trồng và chăm sóc bưởi để bưởi cho ra quả chất lượng là điều không phải dễ. Do chưa có kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây ăn quả nên thời gian đầu ông Kiểm gặp khá nhiều khó khăn.

Nhớ về những ngày đầu mới bắt tay vào trồng bưởi Diễn, ông Kiểm cho hay: “Hồi đó do chưa hiểu về đặc tính của cây bưởi Diễn nên tôi trồng dày, luống chưa đạt độ cao dẫn tới tình trạng cây bị ngập úng khi trời mưa to. Bên cạnh đó, thời gian đầu tôi chưa đầu tư khoa học vào sản xuất, chưa chú trọng đến các loại sâu bệnh hại nên bưởi chưa đạt được chất lượng như mong muốn”.

Với tinh thần ham học hỏi, ông Kiểm đã tới tham quan các mô hình trồng bưởi Diễn thành công tại nhiều địa phương. Thông qua việc tiếp xúc với các chủ trang trại trồng bưởi, ông dần biết được những lưu ý khi trồng bưởi Diễn cho năng suất cao. “Đối với cây bưởi Diễn, mỗi luống phải đảm bảo cách nhau khoảng 4m, những năm đầu sau thu hoạch phải cắt tỉa cành để đảm bảo độ cao cho cây bưởi. Cùng đó, trong quá trình chăm sóc phải thường xuyên theo dõi, vì mỗi cây bưởi Diễn sẽ có một bệnh khác nhau, nếu không kiểm soát tốt quả bưởi khi thu hoạch sẽ không đạt chất lượng”- ông Kiểm chia sẻ.

Thời gian gần đây, không chỉ có gia đình ông Kiểm mà nhiều hộ gia đình tại xã Liên Bạt đầu tư trồng bưởi diễn. Tuy nhiên, để bưởi Diễn của gia đình không bị trượt giá, ông Kiểm cho biết sẽ chú trọng hơn vào việc chăm sóc, đầu tư chất lượng cho sản phẩm để giữ ổn định lượng khách hàng. Với những kiến thức học được sau nhiều năm gắn bó với cây bưởi Diễn, hiện tại, ông Kiểm cũng tiến hành nhân giống và bán bưởi giống cho người dân địa phương.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động