Phát triển nền du lịch xanh, gắn kết di sản ở Thủ đô

(LĐTĐ) Phát triển du lịch xanh, bền vững, thân thiện với môi trường được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Mô hình này cũng đã được triển khai ở Thủ đô Hà Nội, ghi nhận từ thực tế cho thấy phát triển du lịch xanh đang được du khách quan tâm, đón nhận.
Nghiên cứu, công bố cụ thể lộ trình mở lại hoạt động du lịch Quận Bắc Từ Liêm: Quyết tâm lấy lại đà tăng trưởng kinh tế Du lịch Hà Nội kỳ vọng khởi sắc

Du lịch xanh là loại hình du lịch hoạt động theo phương thức giảm thiểu tác động đến môi trường, đóng góp tích cực cho bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo và phát huy các di sản thiên nhiên và văn hóa, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Hiệu quả từ việc phát triển nền du lịch xanh ở Thủ đô
Làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) dịp cuối năm thu hút rất nhiều khách tới tham quan, mua sắm

Thời gian qua, Hà Nội đã tạo dựng sản phẩm du lịch mới như phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại khu vực phố cổ, phát huy giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc di sản văn hoá thế giới khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Đồng thời, nâng cấp điểm đến du lịch tại một số điểm di sản văn hoá trên địa bàn Hà Nội; đầu tư các điểm dừng chân cho khách du lịch tại khu vực nội đô và tổ chức biểu diễn văn hóa, nghệ thuật phục vụ du lịch tại một số rạp của Thủ đô và ở một số điểm trong khu vực phố cổ... Đây là một chuỗi sản phẩm thích hợp để du khách đến tham quan ở mảnh đất Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Hướng đến phát triển nền du lịch xanh ở Thủ đô, Hà Nội cũng đã áp dụng nhiều hình thức như đưa du khách khám phá phố cổ bằng xe điện, xe xích lô, bố trí cho khách đi tìm hiểu phong tục, tập quán, văn hóa, ẩm thực của làng cổ Đường Lâm bằng xe đạp...

Một số sản phẩm du lịch xanh như homestay, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, ăn nghỉ tại nhà dân đang là điểm đến của nhiều du khách. Những dự án du lịch xanh này đi vào hoạt động đem lại lợi ích kép cho Hà Nội, vừa giúp Thủ đô phát triển kinh tế lâu dài, bền vững, vừa tạo nên một hình ảnh Hà Nội thật đẹp trong mắt du khách.

Bên cạnh đó, Hà Nội không chỉ có ưu thế về du lịch văn hóa, lịch sử mà có thêm tiềm năng về du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng. Bởi lẽ, Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề, những làng nghề, làng cổ ở ngoại thành là nền tảng tốt để xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng, nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho Thủ đô.

Những năm gần đây, thành phố Hà Nội đã hỗ trợ kinh phí phát triển du lịch cho các làng nghề về nâng cấp hạ tầng như đường giao thông, mạng lưới điện, nước sạch.

Đồng thời, cải thiện cảnh quan môi trường, hình thành và duy trì đội ngũ thuyết minh viên tại cơ sở hướng dẫn du khách tại một số làng nghề như gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc, điêu khắc gỗ Sơn Đồng... bước đầu đạt được những kết quả tích cực.

Đơn cử như làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây) là một bức tranh tiêu biểu, khắc họa rõ nét nhất những đặc trưng của làng cổ xưa xứ Bắc. Bên cạnh những bức tường đá ong sứt sẹo dấu ấn mưa nắng, khắc họa thời gian thì nhiều ngôi nhà cổ trong làng cho đến nay vẫn còn đậm nét kiến trúc cổ kính.

Hiệu quả từ việc phát triển nền du lịch xanh ở Thủ đô
Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây) vẫn còn lưu giữ những nét cổ kính, hàng năm thu hút rất đông khách tới tham quan

Trong những năm gần đây, người dân Đường Lâm đã dần biết khai thác các tiềm năng sẵn có để phát triển du lịch. Hướng tới mục tiêu 70% hộ dân sống bằng dịch vụ du lịch, thị xã Sơn Tây và Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ, đào tạo người dân làm du lịch.

Cụ thể, nhằm hỗ trợ người dân được hưởng lợi từ dịch vụ du lịch, thời gian qua Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây và Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm đã triển khai nhiều giải pháp để đánh thức tiềm năng, nâng cao nhận thức và trình độ làm du lịch cho người dân như mời các hộ đi tham quan mô hình làm du lịch cộng đồng; tập huấn cho người dân tiếp khách, đón khách một cách chuyên nghiệp; tổ chức thi làm các sản phẩm bánh kẹo của địa phương; mở chợ quê vào những ngày lễ, hội; tạo ra những sản phẩm lưu niệm phong phú từ mây tre đan, gốm sứ, tranh thêu, rơm…

Tương tự, là địa bàn có cảnh quan, di tích, làng nghề độc đáo, quận Tây Hồ có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Với 71 di tích lịch sử văn hóa, 42 di tích đã xếp hạng trong đó nhiều di tích nổi tiếng như: Phủ Tây Hồ, Chùa Trấn Quốc, Đền Đồng Cổ… đây là tiềm năng, lợi thế lớn để quận phát triển dịch vụ du lịch văn hóa, đặc biệt là du lịch tâm linh.

Cùng với đó Tây Hồ có những làng nghề truyền thống như nghề trồng hoa, quất cảnh ở Quảng Bá, Tứ Liên; nghề trồng đào truyền thống ở Nhật Tân... và nhiều sản vật nổi tiếng như bánh Tôm Hồ Tây, Chè sen Tây Hồ, xôi chè Phú Thượng… Các sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quận.

Với những tiềm năng đó, thời gian qua quận Tây Hồ luôn quan tâm đầu tư tuyên truyền, quảng bá giá trị của các di tích, làng nghề trên địa bàn quận. Tiêu biểu như quận đã tổ chức các đoàn khảo sát du lịch với sự tham gia của đơn vị lữ hành để các đơn vị tiếp tục khai thác, đưa các di tích, làng nghề trên địa bàn vào danh sách tour du lịch.

Bên cạnh đó, nhằm góp phần thúc đẩy, phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh trên địa bàn quận Tây Hồ, từ năm 2020, Đoàn Thanh niên quận Tây Hồ đã triển khai ứng dụng quét mã QR Code tại các điểm di tích đã được xếp hạng trên địa bàn quận. Mô hình này đã giúp du khách dễ dàng tra cứu thông tin và khám phá điểm đến, mang đến trải nghiệm mới theo hướng du lịch thông minh.

N. Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.

Tin khác

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.
Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu phải có các phương án để Thành phố xử lý ngay, hỗ trợ kịp thời cho người dân, cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn khắc phục sau bão số 3 và mưa, lũ sau bão gây ra.
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Quận ủy Nam Từ Liêm đã tổ chức vòng chung khảo Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi với chủ đề "70 năm Ngày giải phóng Thủ đô".
26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Tiếp tục thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID đến hết ngày 30/6/2025

Tiếp tục thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID đến hết ngày 30/6/2025

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 859/TB-UBND về việc tiếp tục thực hiện thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Xem thêm
Phiên bản di động