Phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030: Cần tuân thủ Luật Thủ đô và đảm bảo cảnh quan, kiến trúc đô thị

Phản biện Dự thảo Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030, các chuyên gia cho rằng, cần phải tuân thủ Luật Thủ đô, quy hoạch dân số, quy hoạch đất đai và những vấn đề liên quan đến quản lý kiến trúc đô thị để tạo quy chuẩn về không gian môi trường, điều kiện sống, hạ tầng kỹ thuật và điểm nhấn đô thị...
Lập Tổ giám sát theo dõi việc mua bán, cho thuê nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội Sau tiền lương, nhà ở là nhu cầu bức thiết nhất với công nhân lao động Tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh xây dựng nhà ở công nhân

Sáng 14/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030. Các đồng chí: Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố; Phạm Quí Tiên - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố; Dương Đức Tuấn - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố dự hội nghị.

Phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030: Cần tuân thủ Luật Thủ đô và đảm bảo cảnh quan, kiến trúc đô thị
Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030.

Trình bày về Dự thảo Chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030, lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: Phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, gắn liền với việc phát triển đô thị, nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại; giải quyết nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp dân cư với mức thu nhập khác nhau, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014 nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.

Theo đó, Thành phố đặt mục tiêu: Đến năm 2025: Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn Thành phố phấn đấu đạt 29,5m2/người, trong đó, khu vực đô thị đạt 31m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người.

Về nhà ở xã hội: Phát triển mới khoảng 1,25 triệu m2 sàn nhà ở; chuẩn bị đầu tư xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung; tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê, mua phải đạt tối thiểu 5% diện tích nhà ở xã hội tại dự án…

Về nhà ở thương mại: Phát triển mới khoảng 19,69 triệu m2 sàn nhà ở; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ 14 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ và ưu tiên cải tạo, xây dựng lại 6 khu có nhà nguy hiểm cấp D.

Về chất lượng nhà ở: Cơ bản hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà đơn sơ; nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn Thành phố đạt 90%, trong đó, khu vực đô thị đạt 95%, khu vực nông thôn đạt 85%.

Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị hình thành mới có quy mô sử dụng đất từ 20ha trở lên phải được quy hoạch xây dựng theo xu hướng nhà ở xanh, thông minh, ứng dụng công nghệ số.

Phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030: Cần tuân thủ Luật Thủ đô và đảm bảo cảnh quan, kiến trúc đô thị
Ông Lê Đức Bính - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội góp ý vào Dự thảo.

Đến năm 2030: Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn Thành phố đạt 32m2 sàn/người, trong đó, khu vực đô thị đạt 33m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người.

Về chất lượng nhà ở: Hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà đơn sơ tại khu vực đô thị, trong đó, tập trung xóa bỏ nhà tạm, nhà đơn sơ tại khu nhà “ổ chuột” trong nội đô dọc theo các sông, kênh trên địa bàn Thành phố; nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố khu vực nội đô thị đạt 95%, khu vực nông thôn đạt 85%.

Cơ bản đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố; phấn đấu 100% các Khu Công nghiệp và chế xuất của Thành phố đều có khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 5% diện tích nhà ở xã hội tại dự án…

Đa dạng hóa loại hình sản phẩm nhà ở thương mại để bán, cho thuê, cho thuê mua, theo đó tối thiểu đạt tỷ lệ % đối với từng loại hình trên tổng diện tích sàn nhà ở chung cư tại dự án: 5% nhà ở cho thuê, 10% nhà ở cho thuê mua. Tăng tỷ trọng nhà ở có diện tích trung bình và giá cả hợp lý phù hợp với khả năng chi trả của đa số người dân.

Phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030: Cần tuân thủ Luật Thủ đô và đảm bảo cảnh quan, kiến trúc đô thị
KTS Bùi Xuân Tùng - Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội phản biện Dự thảo.

Góp ý vào Dự thảo, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đề nghị, Dự thảo cần phân tích khoa học hơn để định hướng cụ thể cho từng loại: Nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở riêng lẻ, nhà ở thương mại, nhà ở công vụ. Trong nghiên cứu sửa đổi Luật Thủ đô có đề cập đến chính sách đặc thù là nhà ở cho cán bộ, viên chức của cả Trung ương và Thành phố, nhà ở cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Do đó, đề nghị nên xem xét yếu tố này trong chương trình phát triển nhà ở, đây cũng là kinh nghiệm từ nước ngoài khi thực hiện mô hình chùm đô thị.

Khẳng định chương trình phát triển nhà ở là chương trình lớn, nằm trong nhóm những nhu cầu thiết yếu (như ăn, ở, mặc, đi lại) của người dân, ông Lê Đức Bính - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng, cần đánh giá hiện trạng các loại nhà ở hiện có của Hà Nội. Ngoài các nhà biệt thư, chung cư, nhà ở xã hội còn có các nhà đặc chủng, nhà công vụ... vì vậy, cần đánh giá hết mới có thể nhìn rõ bức tranh nhà ở của Thủ đô một cách ổn định nhất.

Cũng theo ông Bính, dự báo về nhu cầu nhà ở của Thành phố có thể gia tăng, nhất là khi vùng Thủ đô được mở ra, các loại đường vành đai được kết nối. Theo đó, ông Bính đề nghị nghiên cứu lại diện tích bình quân đầu người. Về nguồn vốn thực hiện, ngoài nguồn sách của Thành phố, xã hội hóa... cần xem xét, kết nối nguồn vốn của người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư ở địa phương.

Cơ bản thống nhất với dự thảo, KTS Bùi Xuân Tùng - Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội cho rằng: Nếu tình hình phát triển kinh tế - xã hội diễn ra đúng như các dự báo trong điều kiện kinh tế phục hồi không chịu ảnh hưởng của các rủi ro tiềm ẩn, tuy nhiên, đối với chỉ tiêu diện tích nhà ở cho các năm 2025 và 2030 cũng cần làm rõ. Theo Dự thảo Chương trình phát triển nhà ở đề xuất, dự kiến đến năm 2025 chỉ tiêu diện tích sàn nhà ở bình quân toàn Thành phố đạt 29,5m2/ng; đến năm 2030 đạt 32m2/ng. Như vậy, trong 5 năm và 10 năm tới sẽ tăng từ 3,4 đến 5,9m2/ng. Sự tăng trưởng nhanh như vậy cũng cần có những phân tích thấu đáo để đảm bảo tính khả thi.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cảm ơn và tiếp thu toàn bộ các ý kiến đóng góp xác đáng, toàn diện của các đại biểu.

Trao đổi, làm rõ thêm một số ý kiến của các đại biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, Ủy ban nhân dân sẽ hoàn chỉnh các nội dung và hoàn thiện Dự thảo Chương trình để trình Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, thông qua tại kỳ họp giữa năm 2022 (tháng 7/2022).

Phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030: Cần tuân thủ Luật Thủ đô và đảm bảo cảnh quan, kiến trúc đô thị
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương phát biểu kết luận hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương cảm ơn các ý kiến đóng góp tại hội nghị. Đồng chí đề nghị Sở Xây dựng, các cơ quan chuyên môn làm rõ, bổ sung các thông tin cần thiết trong quá trình xây dựng Dự thảo về điều tra xã hội học, rà soát tính toán các nhóm số liệu cụ thể như đối tượng thụ hưởng, đối tượng chính sách xã hội, người già, người có công, người khuyết tật để đề xuất phân khúc nhà ở cho các đối tượng hợp lý. Bên cạnh đó, cần cập nhật nội dụng cụ thể các kế hoạch, đề án đã ban hành trong lĩnh vực này.

Từ những ý kiến đóng góp tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội cho rằng, quá trình xem xét cần phải tuân thủ Luật Thủ đô, Quy hoạch về dân số, đất đai và những vấn đề liên quan đến quản lý kiến trúc đô thị để tạo quy chuẩn về không gian môi trường, điều kiện sống, hạ tầng kỹ thuật và điểm nhấn đô thị… Mục tiêu phải góp phần bình ổn thị trường bất động sản, người dân phải có điều kiện sống tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới tuần qua tăng mạnh. Dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới đồng loạt tăng.
Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Trên thị trường tiền tệ, hôm nay (20/4) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.898 đồng/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần lần lượt là 23.654 - 26.142 đồng.
“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Dịch vụ xem phim trên mạng thông qua tài khoản Netflix giờ đã quá quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá thuê theo tháng cho một tài khoản (TK) còn khá cao. Lợi dụng tâm lý của người xem khi muốn có kho phim giải trí phong phú nhưng không phải trả phí cao nên nhiều đối tượng đã bằng nhiều cách tiếp cận khách hàng để chào mời các gói xem phim lậu, bẻ khoá. Không ít khách hàng tiền mất còn bực mang khi mua tài khoản phim dạng này.
Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030 được quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động