Phát triển nhà ở xã hội ở TP.Hồ Chí Minh: Cần cơ chế để khơi thông nguồn lực

(LĐTĐ) Chính sách quốc gia về xây dựng nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội (NƠXH) là chủ trương đúng đắn, cấp thiết và đậm tính nhân văn. Tuy nhiên, thành quả và hiệu quả đạt đươc thời gian qua chưa cao, nhất là tại các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều công nhân, người lao động nhập cư.
Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng thêm 5 khu nhà ở xã hội tập trung Hà Nội thúc đẩy đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phục vụ công nhân, sinh viên Chính phủ cho ý kiến về sử dụng nhà chung cư và phát triển nhà ở xã hội

Làm rõ nhu cầu thuê và sở hữu NƠXH

Để có chiến lược phát triển nhà ở nói chung, NƠXH nói riêng cần có sự tách biệt giữa nhu cầu thuê và nhu cầu sở hữu NƠXH. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa có thể tập trung nguồn lực đầu tư vừa tránh tình trạng đầu tư tràn lan, lãng phí.

Tại Hội nghị sơ kết công tác phát triển nhà ở giai đoạn 2016 - 2020 và công bố chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021 - 2030 do Ủy ban nhân dân TP.HCM tổ chức mới đây, ông Phạm Thanh Trực - Phó Trưởng Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp TP.HCM cho biết: Thời gian qua đã 16 nhà lưu trú công nhân đưa vào sử dụng, tạo chỗ ở cho 21.000 người lao động, chiếm 15% lao động trong các khu công nghiệp - khu chế xuất của Thành phố. Qua khảo sát 96.000 người lao động ở 212 doanh nghiệp, nhu cầu thuê NƠXH là hơn 51.000 người, trong khi nhu cầu mua là 29.000 người.

Phát triển nhà ở xã hội ở TP.Hồ Chí Minh: Cần cơ chế để khơi thông nguồn lực
Nguồn cung nhà ở xã hội tại TP.HCM vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Ảnh: Thành Đồng

Theo ông Trần Đoàn Trung - Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TPHCM: Hiện nay đang có sự nhầm lẫn giữa nhu cầu và mong muốn về NƠXH. Khi được khảo sát, đa số người lao động đều mong muốn có nhà ở xã hội nhưng việc có sở hữu được hay không lại là chuyện khác.

“Hơn 70% người lao động tại TP.HCM là nhập cư, thời gian gắn bó với doanh nghiệp cụ thể, địa bàn cụ thể là không cao. Vì thế khi việc xác định nhu cầu về chỗ ở và nhu cầu về sở hữu nhà ở chưa được làm rõ thì sẽ khó giải quyết bền vững vấn đề”, ông Trần Đoàn Trung cho biết thêm.

Trong khi đó, theo ông Huỳnh Thanh Khiết - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM: Hiện Thành phố có khoảng 60.000 nhà trọ với khoảng 500.000 phòng, đáp ứng cho hơn 1,4 triệu công nhân thuê. Qua khảo sát, phần lớn những người này không có nhu cầu sở hữu nhà ở bởi việc thường xuyên di chuyển và biến động công việc liên tục nên ưu tiên chọn ở trọ.

Trong khi chính sách hiện nay đang đi theo hướng xây dựng NƠXH, nhà lưu trú công nhân sau đó chuyển sở hữu luôn cho công nhân, người lao động. Do đó cần định hướng lại trong tương lai những người thu nhập thấp là để cho thuê chứ không phải đối tượng để bán NƠXH.

Vốn từ đâu?

Một bài toán nan giải hiện nay là vấn đề tìm nguồn vốn xây dựng NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân. Theo lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM, bên cạnh doanh nghiệp còn có những tổ chức chính trị xã hội như LĐLĐ TP.HCM có nguồn lực, kinh phí nhưng hiện nay không có quy định giao đất công để làm nhà lưu trú công nhân, thậm chí nếu xây lên cũng không giao cho họ quản lý vận hành được liên quan đến quản lý chuyên ngành. Do đó, Sở Xây dựng TP.HCM sẽ thực hiện chuyên đề riêng này, báo cáo UBND TP.HCM xem xét, quyết định và có hướng giải quyết căn cơ.

Đồng quan điểm, đại diện LĐLĐ TP.HCM cho rằng, hiện cơ quan này có nguồn lực để tham gia vào chương trình NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân tuy nhiên cần phải có cơ chế cho phép tổ chức Công đoàn tham gia.

Để tiếp tục phát triển NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân, đại diện LĐLĐ TP.HCM kiến nghị UBND Thành phố tạo điều kiện về quỹ đất để xây dựng thiết chế Công đoàn để phục vụ nhu cầu nhà ở cho công nhân lao động nhất là khu kế cận các khu công nghiệp - khu chế xuất, khu công nghệ cao Thành phố để cho thuê dài hạn.

UBND TP.HCM ban hành Nghị quyết số 30/NQ-UBND về Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021 - 2030 trong đó xác định, giai đoạn 2021 - 2025 Thành phố dự kiến phát triển khoảng 2,5 triệu m2 sàn NƠXH tương ứng khoảng 35.000 căn; giai đoạn 2026 - 2030 phát triển khoảng 4,08 triệu m2 sàn NƠXH, tương đương 58.000 căn. Nguồn vốn ngân sách để đầu tư phát triển NƠXH giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 3.770 tỷ đồng và khoảng 8.640 tỷ đồng trong giai đoạn 2026 - 2030 nhằm xây dựng NƠXH thuộc sở hữu Nhà nước để cho thuê, cho thuê mua.

Không mua bán, chuyển quyền sở hữu đảm bảo nhu cầu chỗ ở và biến động việc làm tại Thành phố; tránh đầu cơ và phải có linh hoạt về diện tích sử dụng phù hợp với cá nhân hộ gia đình… Ngoài ra cần có chính sách hỗ trợ về nguồn vốn, lãi vay, thủ tục hành chính để khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng NƠXH, các khu nhà lưu trú cho công nhân của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của người công nhân. Khi quy hoạch, triển khai các khu công nghiệp - khu chế xuất, khu công nghệ cao mới cần quy định phải có phần diện tích đất để NƠXH, nhà lưu trú phục vụ người lao động làm việc.

Theo đại diện Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM: Cần có quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất phù hợp dành cho các chương trình NƠXH ở các quy mô khác nhau, tương tác với quy hoạch chung đô thị. Đồng thời cần chính sách đặc thù hỗ trợ, đảm bảo cho các khu NƠXH kết nối hạ tầng kỹ thuật đô thị thuận lợi, nhất là giao thông công cộng, thu hút đầu tư hạ tầng xã hội, thương mại dịch vụ có mức giá phù hợp.

“Những khu đô thị như vậy có lý do để tồn tại qua nhiều thế hệ trong đời sống đô thị. Nó đóng vai trò nâng đỡ bước đầu cho nhiều lớp công nhân, sinh viên, người lao động nhập cư, trí thức trẻ khởi nghiệp…Cùng với thời gian, hết lớp này đến lớp khác, sẽ thành đạt và chuyển giao cùng với nhịp sống đô thị. Khi đô thị văn minh, phát triển liên tục, những khu đô thị này cũng sẽ dần thay da đổi thịt theo hướng văn minh hơn”, đại diện Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM nêu quan điểm.

Trong khi đó, dưới góc độ ngân hàng, ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM cho rằng, NƠXH dù có mức giá dưới 1 tỉ đồng vẫn ngoài tầm với đối với người thu nhập thấp. Mặc dù hiện nay Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 70 - 80% giá trị căn hộ, nghĩa là một căn hộ giá 1 tỉ đồng thì người mua phải có ít nhất 200 triệu đồng. Nhưng số tiền này không hề nhỏ đối với công nhân lao động. Vì vậy về lâu dài nên cung ứng hình thức NƠXH theo hình thức cho thuê hơn là việc sở hữu.

Trần Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

(LĐTĐ) Ngày 19/9 tại trụ sở, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm khóa XIX nhiệm kỳ 2023-2028 đã tổ chức kỳ họp thứ 6, để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác công đoàn quận 9 tháng năm 2024, đề ra phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Lê Hoàng Thủy Vân, Quận ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ quận chủ trì hội nghị.
Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu phải có các phương án để Thành phố xử lý ngay, hỗ trợ kịp thời cho người dân, cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn khắc phục sau bão số 3 và mưa, lũ sau bão gây ra.
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trước những ảnh hưởng của cơn bão số 3 tớiđời sống của đoàn viên Công đoàn, người lao động, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã có sự thăm hỏi, hỗ trợ, động viên kịp thời.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

(LĐTĐ) Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Quận ủy Nam Từ Liêm đã tổ chức vòng chung khảo Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi với chủ đề "70 năm Ngày giải phóng Thủ đô".

Tin khác

Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng E5 RON 92 tăng 50 đồng/lít, còn xăng RON 95 tăng 130 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 18 lần, giảm 20 lần.
“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

(LĐTĐ) Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) gắn kết với trải nghiệm du lịch tại vườn đã mang lại hiệu quả kép cho người nông dân thành phố Hà Nội mà còn giúp “nâng tầm” giá trị các sản phẩm nông sản Thủ đô.
Bình Dương: Kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2024 đạt 15 chỉ tiêu kế hoạch

Bình Dương: Kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2024 đạt 15 chỉ tiêu kế hoạch

(LĐTĐ) Trong 9 tháng năm 2024, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực đã dần phục hồi và có đơn hàng xuất khẩu trở lại.
TNR Holdings thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

TNR Holdings thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

(LĐTĐ) Mặc dù thị trường bất động sản những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, nhưng TNR Holdings vẫn duy trì tốt hoạt động và đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho nhà đầu tư.
Đề xuất lương Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước cao nhất là 80 triệu đồng/tháng

Đề xuất lương Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước cao nhất là 80 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước đang được lấy ý kiến góp ý đã đề xuất mức lương cơ bản cao nhất của Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước (nhóm 1) là 80 triệu đồng/tháng.
Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Bão số 3 (bão Yagi) đã gây hậu quả nặng nề, gây ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và làm giao thông đứt gãy, dẫn đến một số thời điểm đã xuất hiện khan hiếm lương thực, rau củ quả. Trên thực tế, một số thương nhân đã lợi dụng tình hình này tăng giá một số mặt hàng nhu yếu phẩm.
Giá vàng nhẫn tiếp đà cao kỷ lục

Giá vàng nhẫn tiếp đà cao kỷ lục

(LĐTĐ) Sáng nay (19/9), giá vàng nhẫn trong nước tiếp tục duy trì mức 79,2 triệu đồng/lượng, mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Giá vàng SJC bán ra 82 triệu đồng/lượng.
Giá xăng, dầu có thể tăng trở lại vào chiều nay

Giá xăng, dầu có thể tăng trở lại vào chiều nay

(LĐTĐ) Giá xăng dầu được dự báo đảo chiều tăng trở lại vào kỳ điều hành chiều nay (19/9) sau 4 kỳ điều hành liên tiếp được điều chỉnh giảm.
Vẫn nóng chuyện “quản” kinh doanh thương mại điện tử

Vẫn nóng chuyện “quản” kinh doanh thương mại điện tử

(LĐTĐ) Dù đã có quy định pháp lý về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), cũng như bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường TMĐT… Tuy nhiên, thời gian qua, vấn đề hàng giả, hàng nhái, lợi dụng TMĐT để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng vẫn diễn ra khá phổ biến.
“Khoan sức dân” vùng bị bão, lũ

“Khoan sức dân” vùng bị bão, lũ

(LĐTĐ) Để giúp người dân “gượng dậy” sau tàn phá cơn bão số 3 để lại, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, mới đây, Tổng cục Thuế đã có công văn hướng dẫn giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp sau bão lũ.
Xem thêm
Phiên bản di động