Phát triển văn hóa góp phần thi đua yêu nước

Song hành với phát triển kinh tế, các phong trào thi đua yêu nước tại các quận, huyện trên lĩnh vực văn hoá - xã hội đã và đang phát triển khá toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa và tinh thần cho nhân dân.
Tạo động lực từ phong trào thi đua yêu nước
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức: Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước

Điểm qua một số huyện tiêu biểu như Thạch Thất, Mê Linh, Thường Tín, Sóc Sơn… có thể thấy các địa phương đã và đang chú trọng phát triển, đưa văn hóa vào các mục tiêu phát triển chung của toàn huyện.

Trong 5 năm quan, giai đoạn 2015-2020, huyện Thạch Thất đã xây dựng các thiết chế văn hóa và bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa, có 46 di tích được tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp với kinh phí 110 tỷ đồng; đến nay toàn huyện có 208 di tích văn hóa, trong đó 99 di tích đã được xếp hạng từ cấp tỉnh đến cấp quốc gia. 100% các thôn có nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng; các loại hình văn hóa phi vật thể như: múa rối nước; cồng chiêng; hát chèo được quan tâm bảo tồn; các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, câu lạc bộ hát dân ca, câu lạc bộ thơ… được duy trì, hoạt động ngày càng phong phú, đa dạng.

Tại Đại hội đại biểu lần thứ XXIV Đảng bộ huyện Thạch Thất, ông Phạm Quí Tiên – Bí thư huyện ủy Thạch Thất cho biết, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được triển khai sâu rộng và đạt nhiều kết quả tích cực, đến năm 2020 tỷ lệ gia đình đạt và giữ vững danh hiệu văn hóa ước đạt 88,5%, tỷ lệ làng thôn đạt và giữ vững danh hiệu văn hóa là 80%; có 90,5% cơ quan đơn vị giữ vững và đạt đơn vị văn hóa.

Huyện quan tâm, chăm lo xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng dân cư và các cơ quan, đơn vị; triển khai thực hiện có hiệu quả 2 bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và ứng xử nơi công cộng; đồng thời tăng cường công tác giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân, giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho các tầng lớp nhân dân, nhất là học sinh trong các trường học trên địa bàn. Chú trọng việc xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng thôn, làng, cơ quan, đơn vị văn hóa; thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ.

Mục tiêu 5 năm tiếp theo, giai đoạn 2020-2025, Thạch Thất đẩy mạnh phát triển văn hóa, xây dựng người Thạch Thất phát triển toàn diện, thanh lịch, văn minh, giàu truyền thống quê hương. Trong đó chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; tạo bước chuyển biến mạnh về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu sâu sắc, tự hào, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hóa của huyện, Thành phố và văn hóa dân tộc. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa gắn với phát huy các giá trị văn hóa nghìn năm văn hiến, đưa văn hóa thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực quan trọng để huyện phát triển theo hướng đô thị xanh.

Phát triển văn hóa góp phần thi đua yêu nước
Huyện Thường Tín chú trọng quảng bá văn hóa hàng nghề, du lịch sinh thái, xây dựng người Thường Tín văn minh – thanh lịch

Là một trong những huyện đi đầu về di tích văn hóa của Thành phố, huyện Thường Tín đã đầu tư 177 tỷ đồng cho phát triển văn hóa giai đoạn 2015-2020. Giai đoạn này, huyện đã cải tạo nâng cấp và xây dựng 46 công trình văn hóa nông thôn. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đạt nhiều kết quả tích cực. Tính đến tháng 6/2020 đã có 88% tổng số hộ trên toàn huyện đạt gia đình văn hóa; 87,87% cơ quan, đơn vụ được công nhận danh hiệu cơ quanm đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đạt được nhiều kết quả, nhiều di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia, cấp thành phố. Huyện cũng thường xuyên tổ chức giới thiệu, quảng bá văn hóa du lịch con người trên nhiều phương tiện thông tin, đặc biệt là quảng bá văn hóa hàng nghề, du lịch sinh thái…

Công tác quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ văn hóa thông tin được tăng cường. Phong trào xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch – Văn minh” gắn với phong trào “Toàn dân xây đoàn kết dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thông mới, đô thị văn minh” có nhiều chuyển biến tích cực. Việc thực hiện 02 Bộ quy tắc ứng xử của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội được triển khai tuyên truyền dâu rộng, tổ chức nhiều hội thi, hội diễn văn nghệ. Việc cưới, việc tang và lễ hội thực hiện theo nếp sống văn minh.

Tại Đại hội Đại biểu lần thứ XXIV huyện Thường Tín, ông Kiều Xuân Huy – Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín đã khẳng định: Trong mục tiêu phát triển văn hóa xã hội từ nay đến năm 2025, huyện Thường Tín quyết tâm thực hiện, quán triệt và tận dụng sáng tạo các nghị quyết của Trung ương về phát triển văn hóa, giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ vào tình hình thực tế của địa phương. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, từ huyện tới cơ sở trong việc chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trong chương trình số 10-CTr/HU của huyện và Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy; bố trí kinh phí hàng năm 8-10% ngân sách huyện chi dầu tư xây dựng lĩnh vực văn hóa – xã hội, nâng cao nguồn nhân lực, xây dựng người Thường Tín văn minh – thanh lịch

Tiếp tục phát huy vai trò của văn hóa trong đời sống nhân dân, huyện Mê Linh chú trọng phát tiển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh tiếp tục được quan tâm và đạt nhiều kết quả tích cực. 5 năm qua, văn hóa tiếp tục phát tiển, có nhiều chuyển biến tích cực, thực hiện tốt các chủ chương về nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa cơ sở; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai mạnh mẽ với nhiều nội dung thiết thực, trong đó tập trũng ây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa và gia đình văn hóa. Đến nay đã có 90% gia định được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa; 85,3% thôn, tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu văb hóa; hệ thống thiết chế văn hóa được quan âtm đầu tư, thực hiện xây mới 33 nhà văn hóa.

Trong nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2020-2025, Mê Linh tiếp tục kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống phù hợp với yêu cầu của nếp sống đô thị, nông thôn hiện đại; triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng ử trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trên địa bàn. Phát huy hiệu quả phong trào văn hóa xã hội tôn vinh nhưng danh hiệu thi đua, điển hình tiên tiến.

Cùng mục tiêu phát triển văn hóa chung của thành phố, huyện Sóc Sơn cũng đã và đang đẩy mạnh các chỉ tiêu văn hóa. Đến hết năm 2019, tỷ lệ “Gia đình văn hóa” của huyện đạt 91%; tỷ lệ thôn (làng) được công nhận “Làng văn hóa” đạt 81,3% và tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 91,6%; Huyện xây dựng, thẩm định, phê duyệt 204 bản quy ước, hương ước của 100% thôn làng, tổ dân phố. Triển khai có hiệu quả các bộ quy tắc ứng xử văn hóa nơi công cộng, nơi công sở. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao tiếp tục được duy trì và phát triển. Thiết chế văn hóa được tăng cường đầu tư, nhất là từ huy động xã hội hóa.

Trong những năm kế tiếp, Sóc Sơn lấy mục tiêu phát triển sự nghiệp văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh để làm tiền đề tạo chuyển biến mạnh về nhận thức, ý thức chấp hành và trách nhiệm thực thi pháp luật của người dân. Qua đó, huyện quyết tâm thực hiện hiệu quả và thực chất “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức người lao động” và “Quy tắc ứng xử nơi công cộng”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, các di tích lịch sử; khai thác hiệu quả phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn.

Cùng với sự phát triển chung của thành phố Hà Nội, nhiều quận, huyện đã chung tay đẩy mạnh phát triển văn hóa, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII và Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố đã phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.
Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không cần đầu tư các phòng lab, mà cần tư duy đổi mới và văn hóa đổi mới. Đây chính là con đường khả thi hơn cho các nước chưa đủ tiềm lực nghiên cứu sâu, nhưng có năng lực tổ chức, thích nghi và sáng tạo xã hội.
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Chiều 21/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín. Tang vật thu giữ lên tới khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.

Tin khác

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không cần đầu tư các phòng lab, mà cần tư duy đổi mới và văn hóa đổi mới. Đây chính là con đường khả thi hơn cho các nước chưa đủ tiềm lực nghiên cứu sâu, nhưng có năng lực tổ chức, thích nghi và sáng tạo xã hội.
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 313-KH/TU về tuyên truyền thực hiện Kết luận số 137-KL/TƯ ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” thuộc chuỗi sự kiện, hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.
Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030 được quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Xem thêm
Phiên bản di động