Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội: Huyện Chương Mỹ phải về đích nông thôn mới trong năm nay

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu, huyện Chương Mỹ phải nỗ lực, tranh thủ sự hỗ trợ tối đa của các sở, ngành Thành phố, quyết tâm hoàn thành 3 tiêu chí chưa đạt, đặc biệt là tiêu chí môi trường để về đích nông thôn mới trong năm nay.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội: Huyện Đan Phượng cần hướng tới đô thị kiểu mẫu Rà soát kỹ từng cử tri để ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân

Sáng 7/4, bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU, làm việc với cán bộ chủ chốt huyện Chương Mỹ về kết quả thực hiện nhiệm vụ thời gian qua, phương hướng phát triển trong thời gian tới, trọng tâm là công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội: Huyện Chương Mỹ phải về đích nông thôn mới trong năm nay
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm mô hình sản xuất tại Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn (thị trấn Chúc Sơn)

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Đình Hoa, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ, cho biết, trong giai đoạn 2016-2020, tổng kinh phí huy động thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện là 4.011.920 triệu đồng.

Theo ông Hoa, 30/30 xã của huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới. Qua đối chiếu, huyện Chương Mỹ đã đạt 95/100 điểm và đạt 6/9 tiêu chí huyện nông thôn mới; còn 3 tiêu chí cơ bản đạt là: Giao thông, Y tế - Văn hóa - Giáo dục, Môi trường.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ dồn điền đổi thửa, huyện Chương Mỹ đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đến nay đã chuyển đổi được 355,8 ha sang các loại hình sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao; từ đó hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung, ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm...

"Huyện có 59 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 47 sản phẩm được phân hạng bốn sao; 11 sản phẩm được phân hạng ba sao", ông Hoa nói.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận buổi làm việc
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận buổi làm việc

Những kết quả xây dựng nông thôn mới đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo từ 10,24% năm 2015 giảm xuống chỉ còn 0,64% năm 2020.

"Mục tiêu đến năm 2025, huyện Chương Mỹ phấn đấu có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; thu nhập bình quân đầu người đạt 85 - 95 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%; tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch đạt 100%...", ông Nguyễn Đình Hoa cho biết.

Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo huyện Chương Mỹ, ông Nguyễn Đình Hoa nêu 3 nhóm kiến nghị với Thành phố, mong được tháo gỡ để tạo điều kiện cho địa phương phát triển.

Đáng chú ý, huyện Chương Mỹ đề nghị Thành phố khẩn trương triển khai các dự án công trình trọng điểm trên địa bàn huyện, đặc biệt là Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp và chỉnh trang Quốc lộ 6 từ Ba La đi Xuân Mai; Dự án xây dựng tuyến đường Hà Đông - Xuân Mai; Dự án đường Tố Hữu kéo dài; dự án đường trục phát triển kinh tế huyện; sớm phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Cải tạo nâng cấp đê tả Bùi, hữu Đáy (trên địa bàn huyện Chương Mỹ)...

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa báo cáo tại buổi làm việc.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa báo cáo tại buổi làm việc.

Sau khi nghe đại diện các sở, ngành Thành phố trao đổi, thảo luận, phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, Chương mỹ là huyện lớn ở ngoại thành Hà Nội, có truyền thống văn hóa lịch sử tốt đẹp. Huyện đang trong quá trình phát triển và đã đạt được những kết quả tích cực, đặc biệt là những thành tựu trong xây dựng nông thôn mới, từ đó góp phần vào sự phát triển chung của Thành phố.

Chia sẻ với những khó khăn của huyện Chương Mỹ, đó là 1/3 diện tích của huyện nằm trong vùng phân lũ, chậm lũ, bà Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, trách nhiệm của các cấp, các ngành là phải có tính toán đầu tư về hạ tầng cho người dân, từ hạ tầng giao thông, trường học, y tế đến hạ tầng sản xuất… để nâng cao đời sống cho người dân.

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, thực tế huyện Chương Mỹ vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế. Do đó, trong thời gian tới, lãnh đạo huyện cần phải có tính toán để tổ chức sản xuất phù hợp, tiếp tục thay đổi cơ cấu nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, công tác quy hoạch phải xác định đi trước một bước; từ đó huyện Chương Mỹ cần chủ động rà soát lại quy hoạch vùng huyện, tích hợp song trùng với việc rà soát quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đang được triển khai.

Đặc biệt cần nâng cao chất lượng thực hiện quy hoạch; làm tốt công tác quản lý đất đai; đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, nỗ lực hoàn thành là tuyến Quốc lộ 6; khẩn trương hoàn thành việc mở rộng khu công nghiệp Phú Nghĩa và cụm công nghiệp Đông Phú Yên, để trở thành động lực phát triển cho huyện, phấn đấu mục tiêu trở thành đô thị sinh thái, hiện đại.

Về xây dựng nông thôn mới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu, huyện Chương Mỹ phải nỗ lực, tranh thủ sự hỗ trợ tối đa của các sở, ngành Thành phố, quyết tâm hoàn thành 3 tiêu chí chưa đạt, đặc biệt là tiêu chí môi trường. "Huyện Chương Mỹ dứt khoát phải về đích nông thôn mới trong năm nay", bà Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu, huyện Chương Mỹ cần tập trung xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai hiệu quả 10 Chương trình công tác của Thành ủy vừa ban hành; đồng thời chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động