Phố đi bộ Trịnh Công Sơn chính thức hoạt động trở lại từ tối nay 7/5

Được sự nhất trí của Thường trực Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, tối nay (7/5), quận Tây Hồ long trọng tổ chức sự kiện tái khởi động Không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ - Phố đi bộ Trịnh Công Sơn và chương trình nghệ thuật “Có những con đường”.
Tái khởi động phố đi bộ Trịnh Công Sơn qua chương trình hấp dẫn "Có những con đường..." Sẵn sàng tái khởi động phố đi bộ Trịnh Công Sơn vào ngày 7/5 Hà Nội: Phố đi bộ Trịnh Công Sơn trước giờ mở cửa lại

Đến dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Thành phố: Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Lan Hương - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố; Bùi Huyền Mai, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố; Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

Phố đi bộ Trịnh Công Sơn chính thức hoạt động trở lại từ tối nay 7/5
Các đại biểu tham dự chương trình.

Về phía lãnh đạo quận Tây Hồ có các đồng chí: Lê Thị Thu Hằng, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận; Nguyễn Anh Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy; Nguyễn Đình Khuyến, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận.

Sự kiện còn có sự tham dự của đại diện các tổ chức quốc tế, ngoại giao và đại diện gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Phát biểu tại chương trình, đồng chí Nguyễn Đình Khuyến, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ cho biết, không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ - Phố đi bộ Trịnh Công Sơn là tuyến phố đi bộ thứ hai của Thành phố, đã được quận Tây Hồ triển khai thực hiện từ năm 2018. Nơi đây đã bước đầu hình thành các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, du lịch, ẩm thực đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí của người dân Tây Hồ, du khách trong và ngoài nước.

Sau một thời gian tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19, quận Tây Hồ đã khẩn trương triển khai công tác đầu tư chỉnh trang cơ sở hạ tầng khu vực, mở rộng thêm không gian đi bộ, trang trí tạo cảnh quan đẹp phục vụ tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật và ẩm thực đường phố.

Phố đi bộ Trịnh Công Sơn chính thức hoạt động trở lại từ tối nay 7/5
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu chỉ đạo tại chương trình.

Cụ thể, điều chỉnh mở rộng không gian bao gồm tuyến phố Trịnh Công Sơn, đường Vũ Tuấn Chiêu, đường đôi mới nối đường Vũ Tuấn Chiêu đến đường dạo xung quanh Hồ Tây; kết nối với khu vực Công viên Vầng trăng, Công viên nước Hồ Tây, Thung lũng Hoa nhằm mở rộng không gian và các hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực hướng ra Hồ Tây.

Bên cạnh đó, quận Tây Hồ cũng đầu tư chỉnh trang cơ sở vật chất, trang trí làm đẹp cảnh quan, tạo các điểm nhấn để thu hút người dân đến tham quan như: Con đường nghệ thuật nằm giữa hai hồ nước trên phố Trịnh Công Sơn với bức tranh 3D - những đường sóng uốn lượn mềm mại được thể hiện bằng những gam màu chủ đạo của mùa thu. Cổng chào hình trái tim và các bức tường được gắn hoa tươi với tranh chân dung nhạc sỹ Trịnh Công Sơn; con đường nghệ thuật với hàng nghìn chiếc ô lụa rực rỡ sắc màu...

Vào mỗi buổi tối cuối tuần, trên sân khấu chính và các địa điểm biểu diễn xung quanh tuyến phố đi bộ sẽ diễn ra nhiều nội dung, chương trình phong phú, hấp dẫn từ các loại hình nghệ thuật dân gian đến đương đại như: Ca trù, chầu văn, hát văn, hòa tấu nhạc trẻ, nhạc dân tộc, nhạc Trịnh...

Phố đi bộ Trịnh Công Sơn chính thức hoạt động trở lại từ tối nay 7/5
Đồng chí Nguyễn Đình Khuyến, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ phát biểu tại chương trình.

Các loại hình nghệ thuật như biểu diễn múa rối, xiếc, triển lãm tranh ảnh, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật và các hoạt động giải trí như tổ chức các trò chơi dân gian, sân chơi thanh niên, giao lưu văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao của các hội đoàn thể, các phường và nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật khác... cũng sẽ được tổ chức với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ chuyên nghiệp trên cả nước cùng các câu lạc bộ, hội nhóm văn nghệ của nhân dân.

Bên cạnh đó là các gian hàng văn hóa - ẩm thực gồm đồ lưu niệm thủ công, hoa quả tươi, ẩm thực truyền thống... sẽ được duy trì, là nơi giới thiệu các sản phẩm thủ công, làng nghề và văn hoá ẩm thực với những món ngon đặc trưng của Tây Hồ như xôi Phú Thượng, bánh tôm Hồ Tây, bún ốc Hồ Tây, trà Sen Quảng An... kết nối với không gian ẩm thực đường phố đa dạng, phong phú, hấp dẫn tại phố Trịnh Công Sơn và các quán cafe, khu ẩm thực của Nhà hàng Sen Tây Hồ, Công viên nước Hồ Tây, Thung lũng hoa Hồ Tây sẽ mang tới cho du khách nhiều sự lựa chọn phong phú, hấp dẫn, chất lượng và phù hợp với nhu cầu.

Phố đi bộ Trịnh Công Sơn chính thức hoạt động trở lại từ tối nay 7/5
Các đại biểu nhấn nút tái khởi động không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ.

"Giờ đây, không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ đã khoác lên mình một tấm áo mới rực rỡ, lung linh sắc màu sẵn sàng chào đón du khách tới thăm quan, trải nghiệm và tham gia vào các hoạt động nghệ thuật đường phố phong phú, hấp dẫn.

Đặc biệt trong không gian này, cất lên những giai điệu sâu lắng của nhạc Trịnh, để nơi đây sẽ là điểm đến của những người yêu nhạc Trịnh, cùng lan toả những giá trị tốt đẹp về tình yêu và cuộc sống đến với mọi người", Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ cho hay.

Với mong muốn xây dựng không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ trở thành một địa điểm sinh hoạt cộng đồng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đời sống tinh thần của nhân dân. Đồng thời, xây dựng nơi đây trở thành một không gian văn hóa, không gian sáng tạo của quận Tây Hồ, phù hợp với định hướng phát triển hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội.

Quận Tây Hồ sẽ tiếp tục tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, nâng cao sức sáng tạo và mức hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần cho người dân, đồng thời tạo bản sắc và sức hấp dẫn riêng cho Không gian biểu diễn nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, lan truyền cảm hứng để thu hút sự tham gia của các tập thể, cá nhân hoạt động sáng tạo nghệ thuật kết nối cộng đồng, phục vụ cộng đồng.

Phố đi bộ Trịnh Công Sơn chính thức hoạt động trở lại từ tối nay 7/5
Người dân háo hức vui chơi tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn.

Không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ - Phố đi bộ Trịnh Công Sơn, được bắt đầu từ ngày hôm nay (7/5); thời gian hoạt động từ 17h00 đến 23h00 ngày thứ Bảy; từ 8h00 đến 23h00 ngày Chủ nhật hàng tuần.

Lãnh đạo quận Tây Hồ cho biết, các hoạt động trên tuyến phố đi bộ phải tuân thủ phương châm: "Tôn trọng, gìn giữ cảnh quan chung, không gây ảnh hưởng tới kết cấu các công trình kiến trúc, cây xanh và các hoạt động khác của người dân. Sử dụng bao bì sản phẩm, trang thiết bị bằng chất liệu thân thiện với môi trường. Gìn giữ nét đẹp văn hóa Thủ đô Hà Nội trong không gian Phố đi bộ Trịnh Công Sơn".

Phát biểu chỉ đạo tại chương trình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đánh giá, quận Tây Hồ đã rất tích cực trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để hôm nay có thể chính thức tái khởi động Không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố - Phố đi bộ Trịnh Công Sơn.

Đây sẽ là dấu ấn, tiền đề bứt phá, khơi dậy tiềm lực to lớn cho sự phát triển của quận Tây Hồ, đặc biệt là phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá tiêu biểu của hệ thống di tích xung quanh Hồ Tây và vùng phụ cận, kết nối với các điểm du lịch của Thành phố.

Để phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của quận Tây Hồ, đưa phố đi bộ Trịnh Công Sơn và Không gian biểu diễn nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ trở thành một sản phẩm văn hóa, nghệ thuật và du lịch độc đáo của Thủ đô, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu quận Tây Hồ tiếp tục nhất quán chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận, đưa các sản phẩm làng nghề và sản phẩm quà tặng du lịch mang đậm màu sắc dân gian để giới thiệu cho bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.

Chủ động phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, thường xuyên khảo sát, lắng nghe và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của người dân và du khách để tổ chức thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác công tư; đầu tư phát triển, làm mới các sản phẩm du lịch, khai thác có hiệu quả lợi thế sẵn có của Tây Hồ.

Tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn phòng, chống cháy nổ, duy trì an ninh, trật tự tạo cho người dân và du khách cảm giác yên tâm khi đến tham quan, vui chơi. Chủ động tổ chức nghiên cứu tổng thể và đề xuất phương án khai thác phố đi bộ Trịnh Công Sơn và các khu vực lân cận nhằm phát huy tối đa hiệu quả của giá trị quần thể Hồ Tây.

Đối với các Sở, ban, ngành Thành phố, đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị tiếp tục quan tâm, hỗ trợ quận xây dựng, triển khai các sản phẩm du lịch độc đáo, có tính chất đặc thù, hấp dẫn; tăng cường truyền thông, mở rộng phạm vi xúc tiến, quảng bá để giới thiệu về du lịch Tây Hồ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng và tổ chức hợp lý không gian du lịch trên địa bàn quận, đảm bảo sự liên kết giữa các điểm đến nhằm thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến với Tây Hồ nói riêng và Thủ đô nói chung.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao vai trò chỉ đạo của Công đoàn trong ký kết Thỏa ước lao động tập thể

Nâng cao vai trò chỉ đạo của Công đoàn trong ký kết Thỏa ước lao động tập thể

Từ góc nhìn của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã cho thấy vai trò nổi bật của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc chỉ đạo, hỗ trợ Công đoàn cơ sở (CĐCS) thương lượng và ký kết Thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT) hiệu quả.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương truy tố, xét xử vụ buôn ma túy ở Quảng Ninh để răn đe

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương truy tố, xét xử vụ buôn ma túy ở Quảng Ninh để răn đe

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 45/CĐ-TTg về vụ án đối tượng mua bán trái phép chất ma túy tấn công lực lượng thi hành công vụ tại tỉnh Quảng Ninh.
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, tại điểm cầu chính nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
15 đội bóng sôi nổi tham gia Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng năm 2025

15 đội bóng sôi nổi tham gia Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng năm 2025

Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang (LLVT) quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025 do Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng và Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao quận phối hợp tổ chức đang diễn ra sôi nổi tại sân bóng Trường THCS Nguyễn Phong Sắc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài do Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư, chính thức khởi công từ tháng 2/2023. Tuyến đường có tổng chiều dài 2,67km, tổng mức đầu tư khoảng 705 tỉ đồng. Dự án được kỳ vọng là trục giao thông huyết mạch kết nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông và nhiều khu đô thị phía Tây Thủ đô.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động