Phòng bệnh truyền nhiễm đường hô hấp thường gặp khi giao mùa

(LĐTĐ) Ngoài Covid-19, khi thời tiết giao mùa, nhiều trẻ em và người lớn có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác như cúm, viêm phổi, viêm màng não do mô cầu khuẩn… biến chứng nguy hiểm nếu không chủ động phòng ngừa.
Không lơ là, chủ quan trước dịch sốt xuất huyết Hợp tác thúc đẩy nghiên cứu lâm sàng và đào tạo cán bộ y tế Tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Việc thay đổi thời tiết thất thường khiến cơ thể của nhiều người không kịp thích nghi, hệ miễn dịch suy giảm khiến các bệnh hô hấp như cúm, viêm phổi, viêm phế quản… tăng cao.

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính (Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC): Khi thời tiết thay đổi thất thường, sự giảm nhiệt đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi, dễ đổ bệnh, đặc biệt là những nhóm nguy cơ cao như trẻ em, người già, người có bệnh mãn tính. Bên cạnh đó, số ca mắc mới Covid-19 đang tăng trở lại, chủ yếu ở nhóm người cao tuổi, người có nguy cơ cao như tim mạch, đái tháo đường, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)... khiến nguy cơ bệnh nặng tăng cao.

Phòng bệnh truyền nhiễm đường hô hấp thường gặp khi giao mùa
Tiêm vắc xin phòng bệnh hiệu quả. (Ảnh: Hệ thống tiêm chủng VNVC)

Các bác sĩ và chuyên gia y tế khuyến cáo một số bệnh người dân thường mắc vào thời điểm này và cách phòng tránh:

Cúm mùa

Cúm mùa xảy ra quanh năm. Cúm là bệnh dễ mắc, dễ lây và dễ bị bỏ qua những triệu chứng ban đầu dẫn tới người bệnh thường không được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời. Cúm có thể gây ra các biến chứng như như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, tổn thương tim, viêm não/màng não, suy hô hấp... Các đối tượng dễ gặp biến chứng là trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh nền.

Các bệnh do phế cầu khuẩn

Phế cầu khuẩn thường khu trú tại vùng mũi họng con người và thường tấn công hệ hô hấp khi sức đề kháng suy giảm gây nên tình trạng viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, thậm chí nhiễm khuẩn huyết. Phế cầu khuẩn có tỉ lệ đề kháng kháng sinh cao. Bệnh nhân đồng nhiễm phế cầu với Covid-19 hoặc các bệnh khác có nguy cơ bệnh nặng và tử vong cao hơn.

Trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn được khuyến cáo nên tiêm vắc xin phòng phế cầu. Đây là biện pháp giảm thiểu biến chứng, giảm việc dùng kháng sinh khi chưa thực sự cần thiết. Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, hiện Việt Nam lưu hành hai loại vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) và Synflorix (Bỉ) có thể phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn.

Sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan rất cao. Vi rút sởi Polinosa morbillarum có thể tồn tại trong không khí và trên các bề mặt trong tối đa 3 giờ. Một người bị nhiễm bệnh có thể truyền vi rút trong vòng 4 ngày trước và sau khi phát ban.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sởi là bệnh nguy hiểm cho mọi đối tượng, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người trưởng thành, đến người lớn tuổi, song bệnh đã hoàn toàn phòng ngừa được bằng vắc xin. Hiện nay, các bệnh hô hấp cũng đang tăng cao, người bệnh dễ nhầm lẫn triệu chứng sởi với các triệu chứng bệnh hô hấp thông thường khác nên dễ trở nặng.

Tiêu chảy cấp do vi rút Rota

Tiêu chảy cấp do vi rút Rota là bệnh viêm dạ dày ruột cấp do vi rút Rota gây ra với triệu chứng là tiêu chảy, nôn mửa, sốt. Trong 5 năm đầu đời, hầu hết trẻ em đều bị nhiễm loại vi rút này. Tại Việt Nam, tiêu chảy cấp thuộc top 10 bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Hiện tiêu chảy cấp chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tiêu chảy nặng, mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng... thậm chí tử vong.

Viêm màng não do não mô cầu khuẩn

So với một số bệnh truyền nhiễm đang lưu hành tại nước ta, viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu có số ca mắc không nhiều nhưng là một trong những bệnh nguy hiểm và để lại nhiều di chứng nặng nề nhất. Bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 24 giờ từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên nếu không được điều trị kịp thời.

Khoảng 20% bệnh nhân còn sống mắc các di chứng như chậm phát triển thần kinh, bại liệt, hoại tử nghiêm trọng phải cắt cụt chi… Bệnh có triệu chứng ban đầu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh cúm, nhiễm siêu vi thông thường nên thường không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, biện pháp quan trọng nhất là người dân cần tăng sức đề kháng nói chung, thông qua dinh dưỡng, tập luyện, duy trì thuốc và đi viện kịp thời khi có dấu hiệu trở nặng.

Đồng thời, các gia đình cần đặc biệt quan tâm tới trẻ nhỏ và người già, do khả năng điều hòa thân nhiệt kém; tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, lưu ý các vắc xin phòng cúm, phòng phế cầu, sởi - quai bị - rubella... Bên cạnh đó, người dân cũng cần giữ gìn vệ sinh cá nhân; hạn chế tiếp xúc với những người có nguy cơ lây nhiễm bệnh đường hô hấp.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

(LĐTĐ) Trong 3 ngày liên tiếp từ 12-14/9, ngày hội hiến máu Trung thu cho em 2024 đã tiếp nhận 2.077 đơn vị máu từ người dân Thủ đô.
VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

(LĐTĐ) Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tăng cường của Thành phố Hồ Chí Minh, 39 Trung tâm tiêm chủng VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần 1.000 mũi vắc xin dịch vụ có thành phần chống sởi.
Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

(LĐTĐ) Bệnh whitmore có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh whitmore có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%.
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.
Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

(LĐTĐ) Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Bởi vậy, khi mưa lũ rút, người dân đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, bao gồm các bệnh đường hô hấp, truyền nhiễm, tiêu hóa... đặc biệt là các bệnh về da liễu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

(LĐTĐ) Vừa qua, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn công tác đã đến xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trao quà cho người dân nơi đây.
Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

(LĐTĐ) Đau lưỡi lâu ngày và tự uống thuốc không đỡ, bệnh nhân đi khám và được phát hiện ung thư bờ lưỡi nguy hiểm. Để điều trị, phương pháp tối ưu là cắt bỏ toàn bộ vị trí khối u và các vùng có liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động