Phòng, chống dịch Covid-19: Đã xuất hiện tâm lý chủ quan!

(LĐTĐ) Sau thời gian trên 21 ngày không xuất hiện các ổ dịch mới, cách đây một tuần, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản cho phép một số lĩnh vực dịch vụ như quán gội đầu, cắt tóc, hàng ăn trong nhà, tập thể dục ngoài trời… được hoạt động trở lại (có điều kiện và quy định phòng, chống dịch đi kèm). Tuy nhiên, “lợi dụng” việc nới lỏng một số lĩnh vực đã xuất hiện tâm lý chủ quan, lơi là trong một bộ phận không nhỏ người dân, điều này dẫn đến những “hệ lụy” khó lường trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chủng Delta diễn biến hết sức phức tạp!
Hàng, quán ăn trong nhà thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 Duy trì một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới Chung sức, đồng lòng phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả

Còn nhiều vi phạm

Căn cứ tình hình thực tế và đề xuất của các đơn vị về việc nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho phép từ 0h ngày 22/6, mở cửa trở lại các dịch vụ như cắt tóc, gội đầu; dịch vụ ăn, uống trong nhà phải đảm bảo khoảng cách, có tấm chắn giữa người với người, ngồi không quá 50% công suất chỗ ngồi và không quá 20 người, đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.

Theo ghi nhận thực tế của phóng viên trong các ngày 3-4/7, tại một số tuyến đường, phố các quận, huyện như Hoàng Mai, Thanh Trì, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Long Biên… nhiều hộ kinh doanh thản nhiên vi phạm các quy định về phòng, chống dịch, lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh nhưng chưa được xử lý kịp thời.

Phòng, chống dịch Covid-19: Đã xuất hiện tâm lý chủ quan!
Tại quận Ba Đình, chợ tạm, chợ cóc vẫn ngang nhiên hoạt động (Ảnh chụp ngày 2/7/2021)

Sáng 3/7, tại vườn hoa Ngọc Lâm (phường Ngọc Lâm, quận Long Biên) có rất đông người, nhiều nhóm hoạt động trên 30 người, tụ tập cùng học khiêu vũ, tập thể dục. Nhiều người trong số này không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách theo quy định. Theo một số người dân đi tập thể dục, do thói quen khi tập thể dục mà đeo khẩu trang rất vướng, nên họ đã tháo ra; một số ý kiến lại cho rằng, đây toàn là những người thân quen, không thấy có biểu hiện ho, sốt… nên cũng yên tâm đứng gần nhau.

Mặc dù đã có sự tuyên truyền, xử lý quyết liệt của lực lượng chức năng, thế nhưng tâm lý chủ quan đã bắt đầu xuất hiện. Nhiều chợ cóc, chợ tạm tại quận Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng... hoạt động, người bán, người mua đông đúc, không đảm bảo các quy định phòng, chống dịch Covid-19.

Cụ thể, trên địa bàn quận Ba Đình, nhiều ngõ nhỏ người dân còn vô tư không đeo khẩu trang, không thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch. Chợ cóc ngõ 622 phố Minh Khai, chợ tạm tại ngõ 10, phố Quỳnh Mai (quận Hai Bà Trưng)… hoạt động nhộn nhịp từ sáng sớm tới trưa như chưa hề có lệnh cấm…

7h30 sáng 4/7, quán phở Dũng số 232 phố Quan Nhân (quận Thanh Xuân) tấp nập người ra vào, trong quán đã trang bị vách ngăn chống giọt bắn, nhưng cùng một lúc trong quán có đến vài chục người cùng tập trung. Đáng nói, cả chủ quán và nhân dân cũng không ai đeo khẩu trang theo quy định. Tương tự, tại quán phở Hồ Lợi (Phú Thượng, quận Tây Hồ), quán phở Hào (phố Nguyên Hồng, quận Đống Đa)… quy định “5K” không được thực hiện nghiêm túc.

Dọc tuyến phố Vũ Trọng Phụng (quận Thanh Xuân), hàng rong bán hoa quả, thực phẩm tràn cả xuống lòng đường gây cản trở giao thông; chợ cóc, chợ tạm hoạt động song song công khai trước cổng chợ Nhân Chính; nhiều quán trà đá vỉa hè dù chưa được phép hoạt động trở lại vẫn hoạt động công khai…

Tương tự, khu đô thị mới Định Công (quận Hoàng Mai), chợ cóc chợ tạm bủa vây ngách 218/65 phố Định Công; dọc đường ven hồ (ngõ 36A phố Định Công) nhiều quán cà phê, nước mía, trà đá vỉa hè lấn chiếm phần lớn vỉa hè kinh doanh, khách hàng ngồi không đảm bảo giãn cách… tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch Covid-19.

Nới lỏng nhưng không lơi lỏng

Những ngày qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì kiểm tra, đôn đốc, xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành các quy định về phòng, chống dịch. Ông Nguyễn Thế Đô - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Mễ Trì, cho biết, Ủy ban nhân dân phường đã cử tổ công tác phòng, chống dịch cắm chốt ở khu vực có nhiều người qua lại để nhắc nhở người dân.

Đặc biệt, trên địa bàn có phố Mễ Trì tập trung nhiều hàng quán bán đồ ăn uống. Do vậy, Ủy ban nhân dân phường yêu cầu các hàng quán ký cam kết trang bị vách ngăn và người bán hàng đeo khẩu trang nghiêm túc. Đồng thời tăng cường nhắc nhở hằng ngày để các hộ tuân thủ đúng quy định.

Theo Đại úy Đoàn Ngọc Việt - Phó Trưởng Công an phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, thời gian qua, đơn vị thường xuyên tổ chức tuần tra kiểm soát, ngăn chặn không để hàng trà đá lợi dụng khu vực vườn hoa hoạt động. Các cửa hàng cà phê, giải khát, cửa hàng ăn uống trên địa bàn phường đã ký cam kết trang bị vách ngăn giọt bắn. Công an phường cũng duy trì việc tiếp nhận thông tin “nóng” về vi phạm từ các tổ trưởng dân phố, bí thư chi bộ qua ứng dụng Zalo và Facebook để kịp thời xử lý…

Trước đó, khảo sát về việc cố tình bán hàng sau 21h hàng ngày, tại một số tuyến phố khác trên địa bàn quận Ba Đình như đoạn vỉa hè từ số 52-60 phố Yên Phụ, các cửa hàng ăn uống rất đông khách, xe máy để tràn lan dưới lòng đường. Tại ngã tư Quán Thánh - Hàng Bún hoặc tại phố Hàng Than, vẫn tồn tại các hàng trà đá vỉa hè hoạt động sau 23h.

Ông Võ Hồng Vinh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Quán Thánh, quận Ba Đình, cho biết, trước những vi phạm xảy ra trên địa bàn, lực lượng chức năng phường đã xử phạt 58 triệu đồng đối với các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch. Sau khi nhận được Công văn hỏa tốc số 2095/UBND-KGVX của Thành phố, Ủy ban nhân dân phường đã giao trách nhiệm cụ thể cho các lực lượng, gắn trách nhiệm cá nhân trong công tác phòng, chống dịch; giao địa bàn quản lý cho các tổ, nhóm Covid-19 cộng đồng;

Tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, xử lý, giám sát tại các điểm, cơ sở dễ phát sinh vi phạm, nhất là việc đảm bảo các điều kiện kinh doanh dịch vụ. Đồng thời, duy trì chế độ thông tin, phản ánh từ cơ sở đến Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, công an phường để kịp thời xử lý vi phạm.

Còn tại huyện Ứng Hòa, theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa Ngô Tiến Hoàng, huyện đã giao cơ quan công an tăng cường tuần tra, kiểm soát địa bàn, nắm chắc các di biến động của lực lượng lao động, người dân giao thương trên địa bàn và các địa phương có dịch bệnh.Bên cạnh đó, lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra việc chấp hành dừng các hoạt động dịch vụ chưa được phép mở cửa trở lại, như: Quán karaoke, quán bar, vũ trường, game online, quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè…; xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp người dân không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng.

Phòng, chống dịch Covid-19: Đã xuất hiện tâm lý chủ quan!
Chợ tạm trên đường Trần Quốc Vượng, Cầu Giấy nhộn nhịp từ sáng tới trưa. (Ảnh chụp ngày 2/7/2021)

Tính lũy kế đến nay, tổng số tiền xử phạt vi phạm trong phòng, chống dịch của toàn huyện là 133 triệu đồng, trong đó có 10 cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực y, dược; 65 trường hợp không đeo khẩu trang.

Để công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tiếp tục phát huy hiệu quả, không xuất hiện các ổ dịch, huyện Ứng Hòa đã yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các xã, thị trấn và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn rà soát, kiện toàn lại 977 tổ Covid-19 cộng đồng với 2.509 người tham gia. Huyện cũng tiếp tục giám sát, theo dõi sức khỏe đối với những trường hợp công dân hoàn thành cách ly tập trung về địa phương theo quy định.

Trách nhiệm thuộc về người đứng đầu

Mới đây, ngày 2/7, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký Công văn hỏa tốc số 2095/UBND-KGVX về việc tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Thành phố. Văn bản nêu rõ, những ngày gần đây, theo phản ánh của nhân dân và trên các phương tiện truyền thông, trên địa bàn Thủ đô đã bắt đầu xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là của một bộ phận người dân, chưa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Cụ thể là tại một số cơ sở nhà hàng ăn, uống trong nhà chưa bảo đảm khoảng cách, chưa có tấm chắn, ngồi quá số người theo quy định, chưa đóng cửa đúng giờ theo quy định; tại một số địa điểm công cộng đã xuất hiện tình trạng người dân tập trung đông người, chưa thực hiện nghiêm thông điệp “5K”; tình trạng chợ cóc, chợ tạm, trà đá vỉa hè vẫn hoạt động, gây ảnh hưởng đến các biện pháp phòng, chống dịch chung của Thành phố.

Để tiếp tục chủ động kiểm soát tình hình dịch bệnh, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, gắn trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền cơ sở với việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Thành phố trong điều kiện nới lỏng một số hoạt động.

Các đơn vị, địa phương cũng tiếp tục tuyên truyền, có biện pháp phù hợp không để tình trạng tập trung đông người tại nơi công cộng; kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, nhà hàng ăn, uống trong nhà không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thành phố (không bảo đảm giãn cách, không bố trí tấm chắn, mở cửa quá 21h hàng ngày...) khi nới lỏng các hoạt động; chỉ đạo lực lượng chức năng kiên quyết giải tỏa các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè, trà đá, cà phê vỉa hè.

Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu người đứng đầu chính quyền cơ sở, thủ trưởng các cơ quan tại cơ sở chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố nếu để phát sinh các trường hợp vi phạm thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công quản lý.

Trong khi các lực lượng tuyến đầu đang nỗ lực đối phó với dịch bệnh thì vẫn còn nhiều người dân tỏ ra chủ quan khi Hà Nội nới lỏng một số dịch vụ. Điều này cho thấy, thời gian tới, chính quyền các địa phương phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, thường xuyên kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý vi phạm. Có như thế Hà Nội và cả nước mới nhanh chóng đẩy lùi được dịch bệnh./.

Minh Phương - Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động