Phòng, chống đuối nước cho trẻ: Điểm nhấn từ một địa phương
Phòng, chống đuối nước cho trẻ em: Đến hẹn lại... lo Chương Mỹ chủ động phòng chống đuối nước cho trẻ trong dịp hè |
Rèn kỹ năng bơi để phòng đuối nước
Tai nạn đuối nước ở trẻ em là vấn đề gây nhiều bức xúc trong cộng đồng, ảnh hưởng tâm lý của mỗi gia đình và nghiêm trọng hơn là đến sự sống còn và phát triển của trẻ. Tại Hà Nội, gần đây, do nhiệt độ tăng cao nên hiện tượng người dân tìm đến các sông hồ để bơi, tắm, giải nhiệt diễn ra khá phổ biến. Không khó để bắt gặp cảnh nhiều người tìm đến khu vực bãi giữa sông Hồng để tự bơi lội, tập luyện. Đáng nói, trong số những người đi “giải nhiệt”, có không ít trẻ em. Chỉ cần vài phút bất cẩn của người lớn cộng với sự hiếu động của trẻ nhỏ, hậu quả sẽ khó lường.
![]() |
Huấn luyện kỹ năng bơi cho trẻ sẽ góp phần phòng tránh tai nạn đuối nước. Ảnh: Đinh Luyện |
Thực tế cũng chỉ ra, nguyên nhân xảy ra tình trạng đuối nước ở trẻ em là do môi trường sống thiếu an toàn, nhiều ao, hồ, sông, suối; thiên tai, lũ lụt, lũ cuốn, sạt lở, bão, giông... Đồng thời nguyên nhân một phần cũng xuất phát từ cha mẹ, người lớn chủ quan, lơ là trong việc theo dõi, giám sát, quản lý trong thời gian các em được nghỉ học, ở nhà, để các em tự do rủ nhau đi chơi, đi bơi. Đặc điểm tâm sinh lý của các em là ở độ tuổi hiếu động, chủ quan, thích thể hiện bản thân, trong khi còn thiếu kiến thức, kỹ năng an toàn khi tham gia bơi, lội dẫn đến đuối nước.
Tại thị xã Sơn Tây, nhằm trang bị cho các em có được kỹ năng bơi an toàn, phòng, chống đuối nước, đặc biệt là để không còn tình trạng thương tâm do đuối nước xảy ra, để các em học sinh có mùa Hè vui khỏe, an toàn, bổ ích, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây đã tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước và dạy bơi cho trẻ em năm 2022.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng nhận định, chương trình toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước và dạy bơi cho trẻ em năm 2022 sẽ nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, gia đình. Hoạt động này góp phần nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội đối với công tác phòng, chống đuối nước trẻ em. Qua đó giúp phát triển phong trào dạy bơi, học bơi, tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh, nâng cao sức khỏe, thể chất, tầm vóc con người và phòng, chống đuối nước cho trẻ em
Theo thống kê của Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, từ năm 2017 đến nay, địa phương đã mở 36 lớp phổ cập bơi cho gần 5.400 thanh thiếu niên trên địa bàn và các vùng phụ cận, trong đó có 1.600 học sinh tham gia lớp phổ cập bơi phòng, chống tai nạn đuối nước miễn phí. Khu bể bơi giải trí Sơn Tây tiếp đón trên 82.000 lượt người vào tập luyện, đã giảm đáng kể tình trạng tai nạn do đuối nước gây ra trên địa bàn thị xã Sơn Tây.
Chủ động các giải pháp
Để phát triển mạnh mẽ phong trào toàn dân tích cực tập luyện môn bơi và công tác phòng, chống đuối nước đạt hiệu quả, được biết thời gian qua thị xã Sơn Tây đã yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội từ thị xã đến cơ sở cũng như Ủy ban nhân dân xã, phường cùng toàn thể người dân trên địa bàn thực hiện tốt một số nhiệm vụ cấp bách như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền; chỉ đạo cơ sở giáo dục, trước hết là các trường phổ thông rà soát nội dung chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường, đặc biệt chú ý hướng dẫn kỹ năng bơi lội, kỹ năng phòng, chống, ứng phó trong hoàn cảnh bị đuối nước và cứu người bị đuối nước.
Ngoài ra, cần tăng cường công tác cảnh báo nguy cơ đuối nước cùng nhiều biện pháp giảm thiểu rủi ro từ thiên tai, vận động các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bể bơi, hồ bơi tại xã, phường, trường học, có chế độ ưu tiên, miễn giảm tiền thuê bể bơi, tiền học phí cho trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em, học sinh được học bơi và tập luyện bơi, phòng, chống đuối nước.
Đáng chú ý, thị xã Sơn Tây cũng yêu cầu các đơn vị liên quan thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chuyên môn đảm bảo vệ sinh, an toàn đối với cơ sở tổ chức bơi, lặn, vui chơi giải trí dưới nước trên địa bàn, đồng thời tiến hành rà soát, cảnh báo nguy cơ mất an toàn cho trẻ tại cộng đồng cũng như tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, hướng dẫn kỹ năng an toàn cho trẻ.
Rõ ràng, việc tăng cường tuyên truyền, cảnh báo các nguy cơ tai nạn đuối nước đã có và đang được thị xã Sơn Tây triển khai tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại sẽ không cao nếu thiếu sự chung tay từ gia đình. Theo đó, bản thân cha mẹ, người giám sát trẻ cần loại bỏ tâm lý chủ quan, xác định những yếu tố nguy cơ đuối nước cho trẻ tại những địa điểm như giếng, ao hồ, sông suối, cánh đồng lúa, các kênh, rạch thủy lợi, cống thoát nước, bồn tắm, chậu tắm, lu nước, hồ bơi, bãi biển...
Ngoài ra, cha mẹ, người chăm sóc trẻ phải luôn dạy trẻ về nguyên nhân và những nguy cơ đuối nước. Giúp trẻ nhận thức rõ để không chơi hoặc đến gần các nguồn nước mở, trừ khi được người lớn giám sát. Phụ huynh cũng cần trang bị cho trẻ những kĩ năng mềm, kĩ năng sống cần thiết, những bước sơ cứu khi xảy ra sự cố… chỉ khi đồng bộ các giải pháp và có sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội, tình trạng đuối nước ở trẻ nhỏ sẽ được đẩy lùi, góp phần giải tỏa lo lắng, bất an mỗi dịp hè./.
Mới đây, tại Chương trình giao lưu “Thắp sáng ước mơ thể thao” giữa các vận động viên môn bơi lội đạt thành tích cao tại SEA Games 31 với thanh thiếu niên thị xã Sơn Tây, ông Cấn Văn Nghĩa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam cho biết: Ở nước ta, số trẻ em bị đuối nước dù liên tục được kéo giảm suốt nhiều năm qua nhưng hiện vẫn ở mức cao trong khu vực. Bất kỳ ai cũng có thể bị đuối nước nhưng hoàn toàn có thể phòng, chống được… biện pháp cốt lõi hiện nay là trong bị các kỹ năng liên quan để phòng, chống đuối nước. Để công tác này có hiệu quả, ông Cấn Văn Nghĩa đề nghị cần tăng cường phối hợp, giáo dục công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em giữa các cơ quan ban, ngành, nhà trường, đoàn thể và gia đình; nghiêm chỉnh chấp hành các biện pháp an toàn trong môi trường sông nước; vận dụng sáng tạo và tận dụng mọi địa điểm có thể để hướng dẫn cho trẻ em những kỹ năng an toàn trong môi trường sông nước; chú trọng công tác quản lý học sinh trong sinh hoạt và khi tiếp cận với môi trường nước… |
Nên xem

“Sinh lời trúng lớn” cùng Techcombank với tổng giá trị giải thưởng lên đến 250 tỷ đồng

Thúc đẩy tinh thần thể thao, gắn kết đoàn viên, người lao động

Chùm ảnh: Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Công đoàn Viên chức Việt Nam giao ban công tác tài chính năm 2025

Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Những cầu thủ xuất sắc nhất Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X
Tin khác

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật
Luật Thủ đô 2024 21/04/2025 18:51

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới
Nhịp sống Thủ đô 21/04/2025 15:51

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:43

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 09:48

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 17:31

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 17:14