Phòng, chống mua bán người “thời đại 4.0”
Cảnh báo nạn mua bán người thông qua di cư trái phép ra nước ngoài | |
Tích cực hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về | |
Việt Nam khẳng định quyết tâm trong phòng chống mua bán người |
Những con số báo động
Tại Hội thảo “Bàn về giải pháp phòng, chống mua bán người qua di cư trái phép ra nước ngoài” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Cục Tham mưu Cảnh sát – Bộ Công an, tổ chức mới đây đã tập trung thảo luận, đánh giá được đúng thực trạng tình hình hoạt động tội phạm mua bán người nói chung và thông qua di cư trái phép nổi lên tại địa phương mình, khó khăn, vướng mắc trong đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này...
Theo số liệu, Việt Nam là một nước trong các nước tiểu vùng sông Mê – Kông được đánh giá là điểm nóng về tình trạng mua bán người. Chỉ tính từ tháng 11/2015 đến tháng 5/2018, toàn quốc đã phát hiện xảy ra 868 vụ, với 1.140 đối tượng, lừa bán 2.355 nạn nhân, tăng 7% số nạn nhân so với giai đoạn 2011-2015 (là 2.200 người).
Tuy nhiên, đây chỉ mới là phần nổi của “tảng băng chìm”, con số thực tế lớn hơn nhiều, tình trạng mua bán người trên thế giới và khu vực ngày càng trở nên phức tạp, các đối tượng hình thành nhiều đường dây, băng nhóm liên tỉnh, xuyên quốc gia với tính chất, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, lừa ép bán hoạt động mại dâm, bán làm vợ, đẻ thuê, bán nội tạng…
Lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin và thông qua các trang mạng xã hội, các đối tượng mua bán người đã nhắn tin kết bạn, giả vờ yêu đương rồi rủ rê lôi kéo, hay vẽ ra viễn cảnh về sự giàu sàng, xa hoa của những “vùng đất hứa” để lừa bán ra nước ngoài hay cho các nhà hàng, quán karaoke, động mại dâm, làm vợ, cưỡng bức lao động...
Nạn nhân của các đối tượng mua bán người nhắm đến là chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và tập trung ở những nhóm người có sự khó khăn về kinh tế, nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác về tục lệ cưới hỏi của đồng
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
Để nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm mua bán người, theo các cơ quan chức năng, kiên quyết điều tra khám phá, xử lý nghiêm các vụ án mua bán người, đấu tranh triệt phá các đường dây tội phạm mua bán người xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài, bắt, xử lý các đối tượng phạm tội.
Bộ đội Biên phòng Việt Nam và Trung Quốc phối hợp giúp đỡ nạn nhân trở về (Ảnh: Báo Quảng Ninh) |
Trong quá trình đấu tranh cần kết hợp linh hoạt các biện pháp nhằm điều tra mở rộng vụ án, thu thập chứng cứ, tài liệu có liên quan để làm cơ sở xử lý đối tượng phạm tội; tập trung lực lượng giải quyết dứt điểm các vụ mua bán người còn tồn đọng, cơ quan điều tra kịp thời hoàn chỉnh hồ sơ chuyển Viện kiểm sát nhân dân truy tố, Tòa án nhân dân đưa ra xét xử nghiêm minh các đối tượng phạm tội.
Bên cạnh đó, Bộ Công an kịp thời chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính cùng các ngành chức năng khác thực hiện có hiệu quả Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 của Chính phủ quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
Đồng thời, Bộ Công an chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên ngành hướng dẫn thực hiện Điều 119, 120 Bộ luật Hình sự để triển khai thực hiện thống nhất trong toàn quốc.
Còn đại diện Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) đưa ra giải pháp: Trước hết, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật và sự nguy hại của tội phạm mua, bán người... để từ đó các cấp, ngành xác định rõ nhiệm vụ, thống nhất nhận thức, tăng cường chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, tạo sức mạnh tổng hợp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các tổ chức, đường dây mua bán người xuyên quốc gia.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cần tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ địa bàn, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặt tình trạng di cư trái phép ra nước ngoài ngay từ cơ sở như: bản, làng, xã và thôn bản.
Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác Quốc tế, nhất là với Trung Quốc và các nước trong khu vực về phòng chống mua, bán người thông qua di cư trái phép và giải quyết các vấn đề nạn nhân bị mua bán liên quan hai biên giới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người
Chung kết giải Đông Nam Á 2024: Tuyển Futsal Việt Nam thua Indonesia
Giá xăng dầu hôm nay (11/11): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm mạnh
Barcelona nhận thất bại 0-1 trước Real Sociedad khi vắng Lamine Yamal
Sáng nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn về quản lý thị trường vàng
Tỷ giá USD hôm nay (11/11): Đồng USD thị trường tự do tăng
Giá vàng hôm nay (11/11): Giá vàng sẽ tiếp tục giảm trong tuần mới?
Tin khác
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng
Điều tra - bạn đọc 12/06/2024 16:05