Phòng, ngừa biến chứng bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng gia tăng nhanh, TP.HCM lên kịch bản ứng phó TP.HCM tiếp cận được thuốc Immunoglobulin điều trị bệnh tay chân miệng |
Chủ quan khi con mắc bệnh tay chân miệng
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương: Từ đầu năm 2023 đến nay, Bệnh viện đã tiếp nhận hơn 1.200 trẻ mắc bệnh tay chân miệng đến khám với gần 500 trẻ phải nhập viện điều trị. Trong số đó có 20% - 30% trường hợp là nhiễm chủng vi rút EV71. Tiến sĩ Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin, hai nhóm tác nhân gây bệnh tay chân miệng thường gặp là Coxsackie vi rút A16 (CA16) và Entero virút 71 (EV71). Trong khi các trường hợp nhiễm CA16 thường biểu hiện bệnh nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà, thì EV71 sẽ gây bệnh nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, phù phổi, suy hô hấp, suy tuần hoàn, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thị Thuý Nga - Phó Trưởng Khoa Nội tổng quát, Trung tâm Bệnh nhiệt đới đang khám lại cho một trẻ mắc tay chân miệng. |
Điển hình như trường hợp bé A.N (26 tháng, ở Bắc Giang) được chẩn đoán mắc tay chân miệng, có biến chứng viêm não.Trẻ được gia đình đưa vào Trung tâm Bệnh Nhiệt đới trong tình trạng sốt cao không hạ, nhiều nốt ban đỏ ở tay, chân và miệng, giật mình nhiều. Mẹ bệnh nhi chia sẻ: “Đầu năm con đã mắc tay chân miệng một lần với biểu hiện sốt, lở loét miệng, nhưng điều trị tại nhà vài ngày là khỏi, nên lần này khi bé mắc lại, tôi không nghĩ là con bị nặng như vậy. Cũng may, con được các bác sĩ điều trị kịp thời, nên hiện tại đã tỉnh táo và chuẩn bị được ra viện”.
Đang nằm điều trị cùng phòng với bé A.N là bé M.Q (12 tháng, ở Vĩnh Phúc). Được biết, trước khi nhập viện 2 ngày, bé M.Q có biểu hiện sốt cao, quấy khóc, chảy dãi, ăn uống kém. Nhưng cha mẹ chỉ nghĩ, con sốt mọc răng nên không đưa đi khám. Đến khi trẻ bắt đầu giật mình, nôn trớ nhiều, gia đình mới vội vàng đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương thì được chẩn đoán mắc tay chân miệng chủng vi rút EV71, có biến chứng viêm não.
Phát hiện sớm, điều trị kịp thời
Theo bác sĩ Đỗ Thị Thuý Nga -Phó Trưởng Khoa Nội tổng quát, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, có hai biến chứng thường gặp với bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, năm nay khoa tiếp nhận nhiều trẻ biến chứng thần kinh hơn, trong đó điển hình nhất là viêm não. Các bệnh nhi vào viện thường trong tình trạng tỉnh táo, không rối loạn tri giác nhiều, nhưng có biểu hiện giật mình, đặc biệt là giật mình ở đầu giấc ngủ và cuối giấc ngủ. Ngoài ra còn có biểu hiện là run chi, đi lại loạng choạng,…
Bệnh tay chân miệng thường bắt đầu với triệu chứng sốt, kém ăn, khó chịu và đau họng. Từ một đến hai ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở xuất hiện trong miệng gây đau rát. Ban đầu là những nốt phồng rộp màu đỏ và thường phát triển thành các vết loét. Các vết loét này chủ yếu ở trên lưỡi, lợi và bên trong má. Phát ban thường tập trung nhiều trong lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện ở mông hoặc ở cơ quan sinh dục. Bệnh nhi cũng có thể không có triệu chứng điển hình hoặc có thể chỉ bị phát ban hoặc loét miệng.
Theo các chuyên gia y tế, với trường hợp bệnh nhẹ có thể chăm sóc tại nhà, còn bệnh nặng, cần nhập viện điều trị. Bệnh được đánh giá là nặng khi có các biểu hiện như: Sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt; mệt mỏi, không chơi, bỏ ăn, ngủ nhiều, lơ mơ; giật mình nhiều (hơn 2 lần trong 30 phút). Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc ở tay, chân. Do bệnh tay chân miệng chuyển biến nhanh, khó lường nên khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, để được tư vấn và kịp thời điều trị. Cha mẹ không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm.
Để phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả, các bậc phụ huynh cần chú ý rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày. Đồng thời, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không nên cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi.
Bệnh cạnh đó, thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Chú ý, không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác điều trị bệnh tay chân miệng. Để hạn chế đến mức thấp nhất số tử vong do bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.Trọng tâm là lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn. Kiểm tra, đánh giá về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc bảo đảm sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh tay chân miệng. |
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%
Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%
Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông từ trường học
Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp
Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm
Xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh
Nghiệm thu toàn bộ tuyến metro số 1 trong tháng 12/2024
Tin khác
Hà Nội đặt mục tiêu tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu đạt tỷ lệ 90% trở lên
Y tế 27/11/2024 06:20
Gia tăng nguy cơ bệnh nặng và tử vong vì kháng thuốc
Y tế 26/11/2024 08:01
Hà Nội tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 25/11/2024 14:23
Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi
Y tế 25/11/2024 14:17
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39