Phụ nữ Tây Hồ hỗ trợ tiêu thụ nông sản thông qua mô hình “Đi chợ hộ”

Với tinh thần tương thân, tương ái, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) quận Tây Hồ đã triển khai hoạt động “Chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản, chia sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch”. Đây là những việc làm thiết thực và ý nghĩa của Hội LHPN quận, giúp người nông dân tiêu thụ nông sản trong thời điểm khó khăn.
Không để đứt gãy chuỗi cung ứng thực phẩm từ “vùng xanh” Tăng tốc khôi phục sản xuất hướng về “vùng đỏ” Kỳ 2: Thay đổi tư duy, khơi thông "điểm nghẽn"

Để việc tiêu thụ nông sản đạt kết quả, Hội LHPN quận Tây Hồ thông qua các nhóm Zalo, Facebook của các chi, tổ, Hội cơ sở để triển khai hiệu quả tới hội viên phụ nữ. Hội LHPN quận đã phối hợp với Hội cơ sở bố trí các điểm tiếp nhận nông sản hợp lý tại các địa bàn dân cư để đảm bảo thuận tiện cho chị em hội viên mà không mất công vận chuyển.

Phụ nữ Tây Hồ hỗ trợ tiêu thụ nông sản thông qua mô hình “Đi chợ hộ”
Các sản phẩm được các hội viên phân chia thành từng túi.

Hội LHPN quận đã linh hoạt kết hợp cùng với mô hình “Đi chợ hộ”. Thông qua mô hình này, chỉ cần một cuộc điện thoại hay một thao tác đơn giản trên máy tính, người tiêu dùng có thể “đi chợ”, vừa không mất thời gian lại đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và góp phần chung tay tiêu thụ nông sản cho các địa phương.

Theo đó từ ngày 9-14/9, Hội LHPN quận Tây Hồ triển khai đợt hỗ trợ tiêu thụ nông sản lần thứ 4, kết nối tiêu thụ nông sản cho nông dân huyện Chương Mỹ, Hoài Đức. Cụ thể, các cấp Hội phụ nữ quận đã tiêu thụ được 3.295 kg mướp, 2.240 kg nhãn, 73.000 quả trứng cút, gần 20.000 quả trứng gà, 1.855 mớ rau cải mơ, 1.865 kg đậu đũa, 750 kg gà ta lai, với tổng số tiền gần 190 triệu đồng.

Chia sẻ về hoạt động chung tay hỗ trợ này bà Bùi Thị Ngọc Thúy, Chủ tịch Hội LHPN quận Tây Hồ cho biết: Nhằm hỗ trợ những hộ dân mua lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm sử dụng hàng ngày, ngay từ những ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội, Hội LHPN quận Tây Hồ đã chỉ đạo Hội phụ nữ các cơ sở triển khai mô hình “Đi chợ hộ” giúp phụ nữ và người dân yên tâm chấp hành tốt Chỉ thị giãn cách xã hội của Thành phố.

Phụ nữ Tây Hồ hỗ trợ tiêu thụ nông sản thông qua mô hình “Đi chợ hộ”
Các sản phẩm đa dạng gồm rau, củ quả, các loại trứng gia cầm.

“Thông qua mô hình “Đi chợ hộ”, các mặt hàng chúng tôi mua cho các hội viên đều là các sản phẩm nông sản của nông dân ở các khu vực ngoại thành. Do đó, mô hình đã giúp kết nối tiêu thụ nông sản cho nông dân giúp cho họ có thu nhập vượt qua đại dịch. Đồng thời các mặt hàng nông sản tại các địa phương được Hội phụ nữ tiêu thụ đều có nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm giúp người dân an tâm khi sử dụng. Đó cũng là biện pháp đáp ứng thực hiện mục tiêu kép vừa sản xuất an toàn và vừa chống dịch hiệu quả”, Chủ tịch Hội LHPN quận Tây Hồ chia sẻ.

Box: Bên cạnh hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản, “Đi chợ hộ” cho các hội viên, để tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 trong các cấp Hội, Hội LHPN quận Tây Hồ đã thực hiện mô hình “Chi, tổ phụ nữ an toàn” với các tiêu chí: “3 không” và “3 có”. Đến nay có 91 chi hội và 303 tổ phụ nữ đã đăng ký cam kết xây dựng mô hình “Chi, tổ phụ nữ an toàn”.

Cụ thể “3 không” là không có ca F0, không có cán bộ, hội viên phụ nữ vi phạm các quy định phòng chống dịch covid 19, không có cán bộ, hội viên, phụ nữ không khai báo y tế, trốn cách ly.

“3 có” là 100% cán bộ, hội viên phụ nữ thực hiện tốt “5K” của Bộ y tế, 100% cán bộ, hội viên ủng hộ quỹ vắc xin, 80% cán bộ, hội viên phụ nữ trong độ tuổi đủ điều kiện tham gia tiêm vắc xin.

N. Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động