Phụ nữ Thủ đô tô đẹp thêm truyền thống ngàn năm văn hiến

(LĐTĐ) Để lan tỏa và ngày càng có thêm nhiều những bông hoa người tốt, việc tốt của phụ nữ Thủ đô, tô đẹp thêm truyền thống ngàn năm văn hiến của Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hoà bình, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương mô hình, điển hình làm theo lời Bác và "Gia đình 5 không - 3 sạch" tiêu biểu Thủ đô, giai đoạn 2016-2021.
Phụ nữ Thủ đô xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình thời 4.0 Phụ nữ Thủ đô nâng cao kỹ năng nhận biết phòng, chống ma tuý tại cộng đồng

Nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu

Từ các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân, mô hình điển hình tiên tiến, xuất sắc, là những bông hoa đẹp, những tấm gương trong lao động, sản xuất, công tác và học tập, trong xây dựng gia đình; bằng chứng sinh động khẳng định vai trò, tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ Hà Nội, đóng góp tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị-kinh tế- xã hội, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Phụ nữ Thủ đô tô đẹp thêm truyền thống ngàn năm văn hiến
Bà Trần Thu Thủy - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chánh Văn phòng Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao Bằng khen cho các tập thể điển hình làm theo lời Bác tiêu biểu Thủ đô giai đoạn 2016- 2021. (Ảnh: Thanh Thanh)

Trong những tấm gương đó, có chị Bạch Thị Nga - hội viên phụ nữ người dân tộc Mường, xã Ba Trại, huyện Ba Vì đã tiên phong hiến 700m2 để làm đường, gồm 300m2 đất thổ cư và gần 400m2 đất canh tác. Khi có con đường đẹp, chị em tổ chức trồng hoa tạo diện mạo mới cho quê hương.

Hay chị Nguyễn Thị Mùi xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ khởi nghiệp bằng mô hình nông nghiệp hữu cơ. Được sự hỗ trợ của Hội Phụ nữ, chị đã chuyển đổi sang mô hình từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, liên kết các hội viên thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến. Hiện HTX đã xây dựng và được công nhận quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ cho 12ha bưởi, 55ha lúa; đã có 5ha rau, 20ha bưởi, 5ha thuỷ sản được công nhận đảm bảo tiêu chuẩn Vietgap. 100% nông sản của xã viên được HTX bao tiêu, cung cấp cho các trường học, siêu thị với giá thu mua ổn định - là đơn vị đầu tiên được UBND thành phố Hà Nội cho phép sử dụng địa danh Nam Phương Tiến để xác lập nhãn hiệu tập thể đăng ký bảo hộ cho thương hiệu gạo hữu cơ…

Hội nghị biểu dương mô hình, điển hình làm theo lời Bác và “Gia đình 5 không – 3 sạch” tiêu biểu Thủ đô, giai đoạn 2016-2021 do Hội LHPN Hà Nội tổ chức là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 67 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10; thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu phụ nữ thành phố Hà Nội lần thứ XVI tiến tới Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, chào mừng kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10/2021.

Bên cạnh đó là những tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, điển hình như: Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của chị em phụ nữ xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm do chị Nguyễn Thị Ngư là tổ trưởng được Thành phố công nhận là mô hình dân vận khéo tiêu biểu năm 2019.

Năm 2017, nắm bắt nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch của thị trường, chị Ngư đã vận động một số chị em cùng thôn tham gia sản xuất rau an toàn. Từ kinh nghiệm và nguồn vốn tích lũy, năm 2019, chị em đã mở rộng quy mô, thành lập tổ hợp tác sản xuất tiêu thụ rau an toàn với 30 thành viên, hình thành chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất, sơ chế đến tiêu thụ. Mỗi ngày HTX cung cấp 1 - 2 tấn rau củ quả cho hệ thống siêu thị Vinmart, giải quyết việc làm cho 20 chị em. Hàng năm, gia đình chị thu nhập từ 200 đến 250 triệu đồng trở lên.

Các mô hình hay cũng được phụ nữ Thủ đô thực hiện rộng khắp. Điển hình như mô hình “Tuần lễ tấm lòng vàng” của Hội LHPN quận Ba Đình. Đây là mô hình được triển khai từ năm 2016 đến nay. Qua 6 năm thực hiện mô hình, Hội LHPN quận đã kêu gọi được trên 774 triệu đồng, tặng quà cho 964 hội viên phụ nữ, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn. Mô hình “Bách hóa yêu thương” của Hội LHPN huyện Sóc Sơn đã tặng được cho 572 hộ nghèo với tổng trị giá 525 triệu đồng.

Thông qua chương trình ý nghĩa này, đã giúp cho các hộ nghèo của các xã được đón những cái Tết đầm ấm và hạnh phúc hơn. Hay như mô hình Quỹ Thiện nguyện “Vòng tay nhân ái” của Hội LHPN phường Phúc La quận Hà Đông được thành lập trên cơ sở tập hợp 6 nhóm thiện tâm tại các chi hội phụ nữ, với tiêu chí mỗi năm hỗ trơ xây sửa ít nhất 1 trường học hoặc tổ chức 01 chương trình thăm, tặng quà, học bổng cho phụ nữ, trẻ em nghèo vùng cao. Từ năm 2016 đến nay đã ủng hộ xây sửa 3 mái ấm tình thương trị giá 80 triệu đồng, ủng hộ chương trình hướng về biển đảo, đồng hành cùng phụ nữ biên cương với số tiền 70 triệu đồng…

Phụ nữ Thủ đô tô đẹp thêm truyền thống ngàn năm văn hiến
Các đại biểu tham gia chương trình giao lưu tại hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh)

Ngoài ra còn có các mô hình như: Thu gom phế liệu gây quỹ vòng tay nhân ái” - Hội LHPN huyện Phú Xuyên; Mô hình “Hũ gạo tình thương” của Hội LHPN xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa; “Thu lượm dây buộc hàng đan thành làn nhựa” của Hội LHPN phường Xuân La, quận Tây Hồ; “Bữa cơm nhân ái cho bệnh nhân chạy thận” của Chi hội phụ nữ số 10 Hội LHPN phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng; “Biến rác thành tiền – Thu gom phế liệu gây quỹ từ thiện” của Chi hội 5 Hội LHPN phường Tân Mai, quận Hoàng Mai; “Tuyến ngõ xanh” ­của Chi hội phụ nữ 14 Hội LHPN phường Đức Giang, quận Long Biên…

Tô đẹp thêm truyền thống ngàn năm văn hiến

Phát biểu tại Hội nghị biểu dương mô hình, điển hình làm theo lời Bác và "Gia đình 5 không - 3 sạch" tiêu biểu Thủ đô, giai đoạn 2016-2021", bà Lê Kim Anh – Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN thành phố Hà Nội cho biết: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng, là niềm vinh dự đối với toàn Đảng, toàn dân ta, trong đó có phụ nữ. 5 năm qua, nhiều cách làm sinh động, sáng tạo, nhiều mô hình thiết thực của các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã được nhân rộng, có sức lan tỏa và mang lại hiệu quả thiết thực, rõ nét đối với bản thân người phụ nữ cũng như cho gia đình và cộng đồng.

Từ các mô hình làm theo Bác, các cấp Hội phụ nữ đã tiết kiệm được trên 50 tỷ đồng trích 15,047 tỷ đồng; 101.695 kg gạo; 4.033 sổ tiết kiệm; xây, sửa 619 mái ấm tình thương; hàng triệu suất cơm nghĩa tình, chăn ấm, xe đạp cho em đến trường, giúp đỡ gần 40 nghìn phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Phong trào “Vì môi trường trong sạch phụ nữ và nhân dân Thủ đô không đổ rác và phế thải ra đường và nơi công cộng” với các mô hình tiêu biểu như đoạn đường phụ nữ tự quản Xanh - Sạch - Đẹp, đoạn đường nở hoa, biến điểm chân rác thành điểm hoa, vườn hoa, tiết kiệm đồ tái chế trồng cây xanh; mô hình “Gia đình tình nguyện - Cộng đồng tình nguyện”; mô hình “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”... thu hút đông đảo phụ nữ và gia đình tham gia. góp phần xây dựng Hà Nội Xanh - Sạch - Đẹp, văn minh…

Năm 2018, Hội LHPN Hà Nội đã phát động Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” góp phần thực hiện 02 Quy tắc ứng xử của Thành phố, xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh. Ba năm qua, cuộc vận động đã được các cấp Hội phụ nữ Thành phố triển khai sâu rộng thông qua nhiều hình thức phong phú.

Phụ nữ Thủ đô tô đẹp thêm truyền thống ngàn năm văn hiến
Ông Đào Xuân Dũng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội trao Bằng khen cho các tập thể điển hình trong thực hiện cuộc vận động "Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp". (Ảnh: Thanh Thanh)

5 năm qua, các cấp Hội tiếp tục tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên thực hiện Cuộc vận động xây dựng gia đình "5 không - 3 sạch”. Trọng tâm là thi đua giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo, làm giàu chính đáng; thi đua nuôi dạy con tốt, không để trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; giáo dục các thành viên gia đình chấp hành tốt pháp luật, ứng xử có văn hóa trong gia đình, tạo sự gắn kết giữa các thành viên, không bạo lực gia đình, không vi phạm chính sách dân số; hỗ trợ giúp đỡ người thân trong gia đình có lầm lỡ trở về; tích cực tham gia bảo vệ môi trường, sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ, sạch phố, sạch đồng ruộng.

Cũng trong 5 năm qua, tổ chức Hội đã giúp đỡ thêm 21.887 gia đình đạt tiêu chí “5 không - 3 sạch”; 10.070 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo, 7.152 hộ ra khỏi diện cận nghèo, trao 10.020 suất học bổng, đỡ đầu hàng tháng 122 con em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có thêm điều kiện học tập, trên 700 cháu thanh thiếu niên chậm tiến có tiến bộ…

Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống, việc làm của phụ nữ, từ năm 2020 đến nay, với tình cảm tương thân tương ái, yêu thương sẻ chia, nhiều cán bộ, hội viên đã hăng hái, tình nguyện tham gia công tác phòng chống dịch tại địa phương; các cấp Hội luôn đồng hành, hỗ trợ với hàng trăm ngàn phần quà an sinh giúp phụ nữ, trẻ em bớt khó khăn, góp phần tích cực xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, văn minh, hạnh phúc.

Tại Hội nghị, Hội LHPN Hà Nội đã khen thưởng cho các tập thể và cá nhân xuất sắc tiêu biểu, trong đó có 14 tập thể, 11 mô hình, 14 cá nhân trong thực hiện Chỉ thị 05; 10 tập thể trong thực hiện Cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp và 100 gia đình 5 không 3 sạch tiêu biểu.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động