Phục dựng Chính điện Kính Thiên trong tương lai gần
Hà Nội đẩy nhanh quá trình phục dựng điện Kính Thiên Hoàng thành Thăng Long phải trở thành công viên di sản đẹp nhất Hà Nội |
Kết quả sau 10 năm khai quật
Các cuộc khai quật khảo cổ học tại khu vực Chính điện Kính Thiên 10 năm qua là sự thực hiện nghiêm túc của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đối với các khuyến nghị của UNESCO, cam kết thứ nhất (trong 8 cam kết) của Thủ tướng Chính phủ với ICOMOS.
Tổng cộng đến năm 2021, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội đã phối hợp với viện Khảo cổ học và Hội Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật khoảng 8.372m2 ở khu vực Chính điện Kính Thiên. Những cuộc khai quật đã thu được kết quả to lớn trong việc tìm hiểu các giá trị của Di sản Thế giới Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, đồng thời thu được nhiều tư liệu mới mang tính xác thực cao góp phần nghiên cứu và khôi phục Chính điện Kính Thiên.
Phối cảnh dựng 3D bộ mái điện Kính Thiên thời Lê Sơ |
Theo PGS.TS Tống Trung Tín, Hội Khảo cổ Việt Nam, kết quả 10 năm khai quật nghiên cứu khảo cổ học khu Trung tâm bước đầu có thể xác định khá rõ một phần kết cấu không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê sơ và Lê Trung hưng gồm Chính điện Kính Thiên - Ðoan Môn - Ðan Trì - Ngự Đạo được bao quanh bởi tường vây, hành lang và các cổng ra vào có chiều Ðông - Tây tính từ mép ngoài của tường bao đã xác định chính xác rộng 120m (thời Lê sơ), chiều Bắc - Nam tính từ Ðoan Môn có thể dài gấp đôi hoặc gấp ba chiều Ðông – Tây, nếu bao gồm cả không gian điện Cần Chánh.
Đây là nguồn tư liệu vô cùng quan trọng cho phép hiểu được cấu trúc không gian Chính điện Kính Thiên và không gian điện Cần Chánh. Đó cũng chính là nguồn tư liệu xác thực cho phép phục dựng Chính điện Kính Thiên trong tương lai không xa bởi tất cả các thành phần kiến trúc ở khu vực này đều có tầm quan trọng đặc biệt như sân Đại Triều, Ngự đạo cùng các loại hình vật liệu kiến trúc đặc sắc như những cấu kiện gỗ sơn son thếp vàng, ngói rồng men xanh lục, men vàng lợp mái kiến trúc, mô hình tháp đất nung men xanh lục…
PGS.TS Tống Trung Tín, Hội Khảo cổ Việt Nam cho biết: Có thể nói, các đợt khai quật thăm dò, bước đầu làm rõ được một phần các dấu tích kiến trúc Lý - Trần - Lê từ Ðoan Môn đến thềm rồng điện Kính Thiên. Kết quả khai quật đã nhận thấy tầm quan trọng to lớn và sự thay đổi chồng xếp vô cùng phức tạp của các di tích khu vực Trung tâm.Tổng thể không gian Chính điện Kính Thiên đều liên quan đến ước vọng Quốc thái dân an, Quốc gia trường tồn, Dân tộc vĩnh cửu của Đại Việt và là tổ hợp kiến trúc quan trọng bậc nhất của Hoàng cung Thăng Long, tiêu biểu cho lịch sử và văn hiến của cả nước.
Những nghiên cứu mới
Từ kết quả khai quật khảo cổ học, trong những năm gần đây, các nhà khoa học trẻ đã tiến hành nghiên cứu, diễn giải, ứng dụng công nghệ vào nghiên cứu phục dựng, giúp truyền tải kết quả nghiên cứu đến công chúng một cách đầy đủ, dễ tiếp cận.Các công trình ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu phục dựng công trình kiến trúc cổ đã được triển khai thực hiện và gây được tiếng vang trong công chúng có thể kể đến kiến trúc Bảo tháp tại Thái Lăng (Quảng Ninh), một số di tích trong quần thể di tích triều Nguyễn ở Huế, phỏng dựng VR3D - AR quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu - Một Cột (Hà Nội), một vài hình ảnh 3D kinh thành Thăng Long - Hà Nội của nhóm 3D Hà Nội và một số kết quả nghiên cứu phỏng dựng mô hình kiến trúc tại Hoàng thành Thăng Long…
TS. Trần Việt Anh, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết: “Bằng việc mở rộng nghiên cứu so sánh, sưu tầm tư liệu và nghiên cứu những dấu tích khảo cổ, các cán bộ Trung tâm đã từng bước tái hiện không gian Điện Kính Thiên trên phối cảnh 3D. Hình ảnh điện Kính Thiên dần hiện lên với từng mảnh ghép từ nền móng, kiến trúc và bộ mái. Tuy còn nhiều vấn đề phải bổ sung nghiên cứu, lấp đầy khoảng trống nhưng cho thấy khả năng khôi phục được công trình này là rất cao”.
Đặc biệt, trong đợt khai quật năm 2021, các nhà khảo cổ có phát hiện mới là một di vật mô hình kiến trúc đất nung tráng men xanh. Nghiên cứu bước đầu cho thấy đó là các mảnh vỡ một tầng mái của mô hình đất nung nhiều tầng thời Lê sơ (thế kỷ XV - XVI). Di vật đã bị vỡ mất hết tầng đế và tầng trên, phần còn lại may mắn gần đầy đủ một tầng mái. Mô hình được làm bằng đất sét mịn màu đỏ tươi, toàn bộ mặt ngoài được phủ men màu xanh đối với bộ mái và màu vàng đối với phần khung gỗ, mặt trong mô hình cũng được tráng men vàng.
Đây là một loại di vật quý có giá trị cung cấp những tư liệu mới mang tính xác thực cao quý hiếm cho việc nghiên cứu kiến trúc và mỹ thuật trang trí kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Về tổng thể, các chi tiết ngói lợp, bộ khung, cấu trúc đấu củng thể hiện rất tỉ mỉ, công phu, các cấu kiện phần khu gỗ được làm riêng từng bộ phận rồi mới được lắp ghép nên mô hình có tỷ lệ cho thấy người tạo tác rất am hiểu về kiến trúc.
Do đó giá trị tư liệu mà di vật mang lại rất cao. Cho đến nay, đây là mô hình kiến trúc đất nung duy nhất thời Lê sơ, cho phép tìm hiểu đôi nét về kiến trúc thời Lê sơ cũng như kiến trúc Thăng Long xưa./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tin khác
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Văn hóa 24/11/2024 08:32
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46