Phúc Thọ: Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phúc Thọ vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân và Bưu điện thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Ba Vì trên chặng đường phát triển bứt phá Hà Nội đã huy động trên 30.820 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới Công nhận huyện Phú Xuyên đạt chuẩn nông thôn mới

Thông tin tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn cho biết, lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được xác định là nền tảng, giữ vai trò, vị trí quan trọng và là nhiệm vụ ưu tiên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phúc Thọ. Việc ứng dụng công nghệ số được xem là chìa khóa mở ra tương lai mới cho nông nghiệp, chấm dứt mô hình sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị kéo dài nhiều năm qua.

Phúc Thọ: Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
Đại biểu tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của huyện Phúc Thọ.

Được sự quan tâm của Trung ương, Thành phố, sự hướng dẫn của các sở, ngành và sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo sát thực tế, tinh thần học hỏi không ngừng của người dân, đến nay huyện Phúc Thọ có 20/20 xã được Thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; huyện được Trung ương công nhận Huyện nông thôn mới năm 2020.

Từ năm 2019-2021, huyện có 50 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao; nhiều mô hình sản xuất an toàn được triển khai, nhân rộng như: vùng sản xuất rau an toàn 480 ha tại các xã Võng Xuyên, Thanh Đa, Thọ Lộc và Vân Phúc; 30 ha bưởi sản xuất theo hướng VietGAP tại các xã Vân Hà, Hiệp Thuận; 15,2 ha rau VietGAP tại các xã Xuân Đình, Hát Môn, Thanh Đa, Võng Xuyên, Thọ Lộc và 6 ha chuối VietGap tại Vân Nam; hình thành 8 chuỗi liên kết sản xuất nông sản an toàn; nhiều nông sản sạch địa phương đã được công nhận nhãn hiệu...

Tuy nhiên, những kết quả trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của huyện, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn xây dựng huyện nông thôn mới điển hình tiên tiến với môi trường xanh, nông nghiệp sạch, văn hóa đẹp, đưa Phúc Thọ trở thành vành đai xanh của Thủ đô Hà Nội.

Xuất phát từ thực tiễn đó, đòi hỏi phải có nhận thức, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao hơn nữa cả về quy mô, chất lượng, nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm tiêu biểu của huyện. Để đạt được mục tiêu đó, ngoài ứng dụng khoa học công nghệ, người sản xuất còn phải tiếp cận, cập nhật kiến thức mới, cách nghĩ mới, cách làm mới để hòa nhập với xu thế phát triển của kinh tế thị trường. Chính vì vậy, chuyển đổi số và liên kết sản xuất rất cần được chú trọng và phát triển.

Tại hội nghị, đại biểu đã nghe các chuyên gia giới thiệu về chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; chuyển đổi số trong hợp tác xã nông nghiệp, trang trại; giới thiệu về nông nghiệp thông minh; ứng dụng công nghệ số trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm; giới thiệu, hướng dẫn tạo tài khoản bán hàng trên sàn thương mại điện tử; chia sẻ, phát biểu về việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp…

Trong khuôn khổ Hội nghị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân Thành phố, đại diện lãnh đạo huyện Phúc Thọ và các đơn vị có liên quan đã thực hiện ký kết và trao biên bản ghi nhớ hợp tác giữa sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp với 12 Hợp tác xã Nông nghiệp, cơ sở sản xuất tiêu biểu trên địa bàn huyện Phúc Thọ.

Mạnh Quân - Phương Huế

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động