Quận Bắc Từ Liêm nỗ lực bảo tồn di sản

Nhiều năm qua, công tác quản lý di tích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội được quan tâm sát sao và ngày một đi vào nền nếp, hiệu quả. Đặc biệt, quận đã kiện toàn 12 Ban Quản lý di tích phường và 31 Tiểu Ban quản lý di tích tổ dân phố. Chỉ đạo xây dựng các bộ phim khoa học, video, phóng sự tuyên truyền, quảng bá về các di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống tiêu biểu.
Nâng tầm và gìn giữ di sản Hoàng thành Thăng Long Nhiều hiện vật quý tại trưng bày “Đông Kinh - Lam Kinh thời Lê” Phát huy giá trị di sản bằng công nghệ số

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ 17 (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2022 và giao lưu các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống.

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương, quận Bắc Từ Liêm là nơi hội tụ nhiều di sản văn hoá của người Việt cổ, phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại với 136 di tích, 35 di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, 63 di tích được xếp hạng gồm: 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 48 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp Thành phố.

Quận Bắc Từ Liêm nỗ lực bảo tồn di sản
Lãnh đạo Thành phố và quận khen tặng các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong công tác bảo tồn, phát huy di sản trên địa bàn.

Có 29 lễ hội truyền thống, với 3 lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Lễ hội Đình Chèm, phường Thụy Phương; Lễ hội Bơi Đăm, phường Tây Tựu; Lễ hội kết chạ Kiều Mai - Phú Mỹ, phường Phúc Diễn. Ngoài ra, quận Bắc Từ Liêm có 26 di tích cách mạng kháng chiến (trong đó có 23 di tích đã được UBND ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định gắn biển).

Công tác quản lý di tích trên địa bàn nhiều năm qua đã được quan tâm sát sao chỉ đạo và ngày một đi vào nền nếp, hiệu quả. Quận đã kiện toàn 12 Ban Quản lý di tích phường và 31 Tiểu Ban quản lý di tích tổ dân phố.

Chỉ đạo xây dựng các bộ phim khoa học, video, phóng sự tuyên truyền, quảng bá về các di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống tiêu biểu như: Di tích quốc gia đặc biệt Đình Chèm, làng cổ Đông Ngạc, Miếu Đồng Cổ, Lễ hội Bơi Đăm gắn với làng nghề truyền thống trồng hoa Tây Tựu... Thường xuyên tổ chức kiểm kê, đánh giá tình trạng hiện vật tại các di tích xếp hạng. Niêm yết Quy tắc ứng xử nơi công cộng, nội dung giới thiệu về di tích, nội quy khi tham quan, nghiên cứu tại 100% các di tích.

Công tác tu bổ tôn tạo chống xuống cấp di tích được quận đặc biệt chú trọng và quan tâm; thường xuyên khảo sát, đánh giá hiện trạng tại các di tích để thống nhất lên phương án chống xuống cấp kịp thời theo thứ tự ưu tiên.

Năm 2022, quận Bắc Từ Liêm có 5 di tích được tiến hành tu bổ tôn tạo với tổng kinh phí khoảng hơn 70 tỷ đồng. Nhiều di tích trong quá trình tu bổ tôn tạo đã kêu gọi được nguồn kinh phí xã hội hóa trong nhân dân. Giai đoạn 2021-2025 Hội đồng nhân dân quận đã thông qua danh mục 40 di tích được đề nghị tu bổ tôn tạo chống xuống cấp với tổng kinh phí trên 240 tỷ đồng.

Quận Bắc Từ Liêm nỗ lực bảo tồn di sản
Giao lưu các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian tại buổi lễ.

Để phát huy tốt hơn nữa việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, Phó Chủ tịch UBND quận Lê Thị Thu Hương đề nghị, thời gian tới các phòng, ban chuyên môn thuộc quận, chính quyền và nhân dân cần quan tâm hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa. Theo đó, cần nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống quản lý di tích quận và phường. Tăng cuờng hiệu quả quản lý Nhà nước từ cấp cơ sở. Không để xảy ra hiện tượng lấn chiếm, vi phạm trong khu vực bảo vệ di tích.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các hội nghị tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về vai trò và giá trị để bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Đồng thời, đẩy mạnh việc tuyên truyền sâu rộng các quy định của pháp luật nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích.

Tổ chức tổng kiểm kê toàn bộ di tích trên địa bàn quận; Tiến hành số hóa dữ liệu quản lý, phiên âm dịch nghĩa các tư liệu Hán Nôm trong các di tích lịch sử văn hóa để quản lý, giới thiệu tới Nhân dân và du khách.

Bên cạnh đó, cần tiến hành lập dự án quy hoạch tổng thể các di tích. Gắn công tác quản lý với công tác phát triển du lịch tại một số di tích có giá trị tiêu biểu trên địa bàn đặc biệt là di tích đình Chèm. Tiếp tục giải quyết tồn tại của các di tích đang gặp vướng mắc. Tập trung gắn biển di tích cách mạng kháng chiến, di tích lưu niệm trên địa bàn...

Tại hội nghị, UBND quận Bắc Từ Liêm cũng đã khen thưởng cho 33 tập thể, 29 cá nhân đã có thành tích trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn năm 2022.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thúc đẩy tinh thần thể thao, gắn kết đoàn viên, người lao động

Thúc đẩy tinh thần thể thao, gắn kết đoàn viên, người lao động

Với tinh thần quyết tâm và nỗ lực tập luyện, tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm tiếp tục giữ vững ngôi vương khi liên tiếp 2 năm liền giành chức vô địch.
Chùm ảnh: Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Chùm ảnh: Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Ngày 22/4, tại sân vận động quận Hoàng Mai đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 và kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải. Giải bóng khép lại với nhiều dư âm đẹp, đội bóng đến từ Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm giành ngôi vô địch mùa giải 2025.
Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Lúc 14h00 hôm nay (22/4), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 122 - 124 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 6 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Đây cũng là mức đỉnh mới mà doanh nghiệp này niêm yết.
Công đoàn Viên chức Việt Nam giao ban công tác tài chính năm 2025

Công đoàn Viên chức Việt Nam giao ban công tác tài chính năm 2025

Ngày 22/4, Công đoàn Viên chức Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác tài chính năm 2025.
Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Với việc các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng như một số trường đại học lớn của Việt Nam mong muốn tỉnh Hưng Yên dành quỹ đất để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, tương lai không xa sẽ biến tỉnh này thành một trong những trung tâm đào tạo lớn của cả nước.
Những cầu thủ xuất sắc nhất Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X

Những cầu thủ xuất sắc nhất Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X

Sáng 22/4, tại Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 và kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải, Ban Tổ chức đã tặng Bằng khen và trao giải cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc nhất. Trong đó, có giải Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất, giải, Thủ môn xuất sắc nhất giải...
Hà Nội: Nhanh chóng khống chế đám cháy tại tầng tum khách sạn

Hà Nội: Nhanh chóng khống chế đám cháy tại tầng tum khách sạn

Khoảng 10h ngày 22/4, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại khách sạn trong ngõ Trạm (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đáng chú ý, vụ cháy sát bên trường tiểu học nên phải sơ tán học sinh ra ngoài.

Tin khác

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động