Quận Đống Đa: Tuyên truyền, triển khai kế hoạch khảo sát, kiểm định chi tiết chung cư cũ

Sáng 26/3, quận Đống Đa đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến Nghị định 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và triển khai kế hoạch khảo sát, kiểm định chi tiết chung cư cũ trên địa bàn phường Trung Tự.
LĐLĐ quận Đống Đa đồng hành cùng doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Giao hữu bóng đá giữa Đoàn Thanh niên hai cơ quan báo Lao động Thủ đô và Công an quận Đống Đa Đền bù giải phóng mặt bằng vẫn là vướng mắc lớn nhất trong cải tạo chung cư cũ

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Hà Anh Tuấn cho biết, quận Đống Đa có số lượng các nhà chung cư cũ cao nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên địa bàn quận có 14 khu tập thể lớn với 461 nhà, đơn nguyên; tổng diện tích đất tự nhiên của các nhà chung cư là 215ha với dân số khoảng 108,594 người. Đa phần, các nhà chung cư, tập thể cũ trên địa bàn quận được xây dựng từ những năm 1960-1980 của thế kỉ trước. Đến nay, cơ bản đã hết niên hạn sử dụng và xuống cấp.

Các nhà chung cư, tập thể cũ trải dài trên 21 phường thuộc quận Đống Đa. Trong đó, các phường có tỉ lệ các nhà tập thể, chung cư cũ lớn nhất là: Trung Tự, Kim Liên, Phương Mai… Do đó, Thành phố xác định, ở giai đoạn 1 (2021-2025) sẽ thực hiện các quy trình theo đúng pháp luật để từng bước tổ chức thực hiện xây dựng, cải tạo lại nhà chung cư ở 3 tập thể: Trung Tự, Khương Thượng, Kim Liên.

“Công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ cũng đã được xác định là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm của các Chương trình công tác số 03, 05 về xây dựng, phát triển, chỉnh trang đô thị của Quận ủy Đống Đa nhiệm kỳ 2020-2025. Theo đó, quận đã phân công đến các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và hệ thống chính trị tại cơ sở cùng vào cuộc để phát huy được sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân; huy động các nguồn lực của xã hội tham gia”, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết.

Quận Đống Đa: Tuyên truyền, triển khai kế hoạch khảo sát, kiểm định chi tiết chung cư cũ
Toàn cảnh Hội nghị.

Cụ thể, trên địa bàn phường Trung Tự, đặc điểm các tòa nhà chung cư được xây dựng từ những thập niên 70, theo mẫu thiết kế của Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức, vật liệu bê tông lắp ghép, số tầng 4-5 tầng, không có thang máy, bình quân mỗi tòa nhà có 60-120 căn hộ, mỗi căn hộ có diện tích từ 24-32m2, tòa nhà không có các tiện ích như nơi gửi xe, phòng sinh hoạt chung...

Đầu năm 2001, UBND thành phố Hà Nội cho phường thí điểm việc cải tạo 10 tòa nhà khu vực Trung Tự theo hình thức xây ốp theo 1 đơn nguyên phía sau, cải thiện diện tích cho mỗi căn hộ từ 18-24m2. Đầu năm 2004 kết thúc giai đoạn cải tạo thí điểm việc xây ốp.

Do các công trình xây dựng đã trên 40 năm nên nhiều hạng mục đã xuống cấp như mái ngấm, dột, tường bong tróc. Mặt khác, do công năng của căn hộ không đáp ứng được như cầu sinh hoạt của nhiều hộ gia đình có 2-3 thế hệ chung sống nên đã có những hiện tượng cơi nới ba lô, lồng cọp, gây mất mĩ quan đô thị, ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình.

Trước thực trạng đô thị tại phường Trung Tự hiện nay cho thấy công tác khảo sát, kiểm định chi tiết nhà chung cư là 1 nội dung rất cấp thiết. Qua công tác khảo sát, kiểm định, đánh giá sẽ làm tiền đề, căn cứ cho việc phân loại cấp độ nhà để áp dụng hiệu quả Nghị định 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ của Chính phủ.

Tại Hội Nghị, ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Kinh tế Xây dựng Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) cũng đã trình bày kế hoạch khảo sát kiểm định chi tiết hiện trạng công trình. Theo đó, Viện Khoa học Công nghệ và Kinh tế Xây dựng Hà Nội được UBND thành phố Hà Nội và Sở xây dựng Hà Nội giao nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm định chi tiết chung cư cũ có tình trạng kỹ thuật ở Mức 2 theo Chỉ thị 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có 38 công trình thuộc phường Trung Tự.

Quận Đống Đa: Tuyên truyền, triển khai kế hoạch khảo sát, kiểm định chi tiết chung cư cũ
Công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ cũng đã được xác định là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm tại quận Đống Đa.

Mục đích kết quả kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng chung cư cũ là cơ sở để thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, xuống cấp, đảm bảo an toàn sử dụng. Đồng thời, lập kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo quy định tại Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư của Chính phủ.

Tiến độ dự kiến thực hiện khảo sát, kiểm định 38 công trình chung cư cũ trên địa bàn phường Trung Tự được thực hiện từ ngày 25/3-30/5/2022. Trong điều kiện thuận lợi, thời gian khảo sát chung cư cũ trung bình từ 3-5 ngày/công trình. Tiến độ thực hiện thí nghiệm sẽ được thông báo sau khi kết thức công tác khảo sát, kiểm định tại hiện trường (dự kiến thời gian triển khai từ 1/6-30/9/2022).

Hội nghị cũng đã được nghe ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) triển khai, phổ biến những nét mới của Nghị định 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Theo đó, Nghị định quy định rõ nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại, hoặc xây dựng công trình khác theo quy hoạch cũng như quy định về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Nghị định này được kỳ vọng sẽ là hành lang pháp lý tăng tốc tiến độ cải tạo lại các nhà chung cư cũ.

Ông Nguyễn Văn Thắng (68 tuổi), Khu tập thể Khương Thượng (phường Trung Tự) rất phấn khởi và nhiệt tình ủng hộ sau khi nghe những kế hoạch về việc xây dựng, cải tạo các chung cư cũ tại Hội nghị. “Nhân dân chúng tôi rất phấn khởi về chủ trương , chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc cải tạo, xây dựng chung cư cũ để đem lại cuộc sống mới cho nhân dân. Chúng tôi sẽ vận động toàn thể nhân dân phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để thực hiện sớm kế hoạch của Thành phố”, ông Thắng bày tỏ.
K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động