Quận Hai Bà Trưng: Tăng cường quản lý, xử phạt nhiều cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

(LĐTĐ) Nhằm thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân, thời gian qua, chính quyền quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, xử phạt nhiều cơ sở vi phạm, từng bước nâng cao nhận thức của người sản xuất kinh doanh cũng như người tiêu dùng.
Quận Hai Bà Trưng: Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 Quận Hai Bà Trưng: Sôi nổi các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động

Tăng cường tuyên truyền

Với tổng số trên 30,6 vạn dân, di biến động lớn, toàn quận Hai Bà Trưng đang quản lý 2.885 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại 18 phường, 5 trung tâm thượng mại, 16 siêu thị, 3 chợ hạng I, 4 chợ hạng 3. Thông thường, vào cuối năm, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cho năm tiếp theo.

Quận Hai Bà Trưng: Tăng cường quản lý, xử phạt nhiều cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Thu Hiền (đứng ngoài cùng, bên phải) cùng Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm xét nghiệm nhanh mẫu cá hồi tươi tại một nhà hàng Isushi.

Năm nay, UBND 18/18 phường đặc biệt tăng cường kiểm tra thực hiện quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, phòng dịch Covid-19. Triển khai nhiệm vụ an toàn thực phẩm 2022, lãnh đạo UBND quận Hai Bà Trưng đã tập trung chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm cho thành viên Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm, đoàn liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm quận, phường và lãnh đạo cơ sở giáo dục công lập, ban quản lý chợ, trung tâm thương mại với trên 120 người tham dự.

Ngày 19/4, Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm quận Hai Bà Trưng đã triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022” với nhiều hoạt động như hướng dẫn, ký cam kết sử dụng rau, củ, quả, thực phẩm an toàn; triển khai những địa điểm kinh doanh rau, củ, quả, thực phẩm an toàn… Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm quận, phường cũng chú trọng kiểm tra, phân loại cơ sở ngành nông nghiệp quản lý và công khai kết quả tại bảng tin phường.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng an toàn thực phẩm, cuối tháng 3/2022, UBND quận Hai Bà Trưng phối hợp Thanh tra Sở Y tế và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tổ chức tập huấn nghiệp vụ an toàn thực phẩm cho 405 người là thành viên Ban Chỉ đạo, đoàn liên ngành an toàn thực phẩm quận và phường, cán bộ y tế, phụ trách bếp ăn của các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục…

Quận Hai Bà Trưng: Tăng cường quản lý, xử phạt nhiều cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn liên ngành về an thực phẩm quận Hai Bà Trưng phối hợp với UBND phường Vĩnh Tuy kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Nửa đầu năm nay, các cấp, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức nói chuyện lồng ghép công tác an toàn thực phẩm cho hội viên, cán bộ, học sinh, sinh viên và nhân dân. Qua đó, nâng cao kiến thức thực hành đúng về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm an toàn…

Riêng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (15/4-18/5), toàn quận Hai Bà Trưng đã viết, đăng 3 bài trên Cổng thông tin điện tử quận và 53 tin, bài trên các Trang thông tin điện tử phường; treo nhiều pano và hướng dẫn 18 phường tuyên truyền chuyên đề mô hình điểm chuỗi cơ sở kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm…

Chú trọng công tác thanh, kiểm tra

Năm 2022, từ quận đến 18 phường tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả 23 đoàn kiểm tra liên ngành công tác quản lý về an toàn thực phẩm tại 18/18 phường, ban quản lý chợ, trung tâm thương mại. Riêng trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm các đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất 460 cơ sở, qua đó xử phạt 71 cơ sở vi phạm với số tiền gần 259 triệu đồng, tiêu hủy sản phẩm không rõ nguồn gốc giá trị trên 14 triệu đồng.

Triển khai các mô hình điểm an toàn thực phẩm, năm nay, quận Hai Bà Trưng tập trung thực hiện Đề án “Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn giai đoạn 2022-2025”; duy trì mô hình cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân do dịch Covid-19 qua trực tuyến và tại siêu thị, cửa hàng tiện ích; nhân rộng mô hình điểm “Cơ sở (chuỗi cơ sở) đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại các tuyến phố của 18 phường”… Đến nay, toàn quận có 54 siêu thị Vinmart, Vinmart(+) và chuỗi thịt lợn sạch Meat Deli tại phường Bách Khoa, Quỳnh Mai, Nguyễn Du.

Vi phạm chủ yếu là tường, trần, nền khu vực sản xuất, kinh doanh, kho bảo quản bị nứt, ẩm mốc; không lưu mẫu thức ăn, chế độ kiểm thực 3 bước. Ngoài ra, còn vi phạm về không bố trí riêng nơi bảo quản nguyên liệu, thành phẩm, sơ chế, chế biến, khu phụ trợ… người trực tiếp chế biến không đủ trang phục; không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện…

Khắc phục các hạn chế, quận Hai Bà Trưng đề ra nhiệm vụ bám sát chỉ đạo và tranh thủ nguồn lực để triển khai hiệu quả hơn công tác đảm bảo an toàn thực phẩm gắn liền phòng, chống dịch. Trong đó, tăng tuyên truyền quy định, chỉ sử dụng nguyên liệu nguồn gốc rõ ràng, phụ gia thực phẩm được sử dụng; nói không với thực phẩm giả, kém chất lượng...

Đồng thời, công khai tên, địa chỉ vi phạm an toàn thực phẩm và quy định phòng, chống dịch và nêu gương mô hình sản xuất, quản lý an toàn thực phẩm tốt; cung cấp đường dây nóng của quận tiếp nhận phản ánh. “Cùng với đó, chúng tôi chú trọng kiểm tra định kỳ, đột xuất thực hiện quy định an toàn thực phẩm và phòng, chống dịch, kiên quyết đình chỉ cơ sở không đủ điều kiện, xử lý nghiêm vi phạm”, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Thu Hiền khẳng định.

Công khai nhiều cơ sở vi phạm

Mới đây, UBND quận Hai Bà Trưng đã công khai danh sách các cơ sở vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm trong thời gian từ 16/6/2022 đến 30/7/2022. Trong danh sách này, có 7 cơ sở bị UBND quận kiểm tra và ra quyết định xử phạt, tổng số tiền 74 triệu đồng.

Quận Hai Bà Trưng: Tăng cường quản lý, xử phạt nhiều cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Nhà hàng Khiêm ở 38 Hòa Mã - một trong số các cơ sở bị xử phạt. (Ảnh: Sông Bùi)

Đáng chú ý, nhà hàng Khiêm ở 38 Hòa Mã, bị phạt 2 triệu đồng vì “sử dụng người trực tiếp chế biến thực phẩm mà không cắt ngắn móng tay”. Bên cạnh đó, các cơ sở, nhà hàng khác bị xử phạt với nhiều lý do khác nhau.

Cụ thể, cơ sở Pizza 4PS số 2, địa chỉ tại 114 Mai Hắc Đế, bị phạt 4 triệu đồng với nội dung vi phạm “nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập”. Cơ sở Cơm gà Hải Nam, địa chỉ tại số 3 Lê Đại Hành, bị phạt 8 triệu đồng do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn.

Cùng lý do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn, cơ sở Nhân Sushi (101 Triệu Việt Vương), bị phạt 8 triệu đồng; cơ sở Chi nhánh Công ty cổ phần Inks Asia tại Hà Nội (50 Triệu Việt Vương), kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bị phạt 25 triệu đồng; cơ sở Trường Hải (109 Triệu Việt Vương) kinh doanh dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, mức phạt 12,5 triệu đồng.

Cơ sở hộ kinh doanh K.I.R.A.K.U (85 Triệu Việt Vương), kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, mức phạt 12,5 triệu đồng. Nhà hàng Chops (119 Triệu Việt Vương), không bảo đảm ngăn ngừa chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến trong bố trí bếp ăn, mức phạt 4 triệu đồng.

Trong danh sách cũng nêu 32 cơ sở do UBND cấp phường kiểm tra và ra quyết định xử phạt, tổng tiền phạt hơn 56 triệu đồng. Mức phạt với từng cơ sở cao nhất 4 triệu đồng, thấp nhất 750 nghìn đồng.

Đáng chú ý, trong số các cơ sở bị xử phạt, có một số địa chỉ như: Garden Coffee (55 Võ Thị Sáu); Bia hơi Hiệp Béo (46 Thanh Nhàn); Bánh tôm (1/25, 8/25 Lê Đại Hành); Bún móng (37 Thái Phiên); quán Ok Con dê (75 Đại Cồ Việt); Cafe Nắng (50 Nguyễn Bỉnh Khiêm); nhà hàng Coco Á (13 Lê Đại Hành); Bánh tráng cuốn thịt heo (33 Thái Phiên); Ưu đàm chay (55 Nguyễn Du); bia hơi Sơn Vàng (69 Trần Khát Chân)…

Có nhiều lý do khiến các cơ sở này bị xử phạt, như thiếu đăng ký kinh doanh; không có đăng ký kinh doanh; không mang găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn ngay, thực phẩm chín; nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập; thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn...

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Xem thêm
Phiên bản di động