Quan hệ Việt Nam - Pháp: Dấu ấn 50 năm hợp tác và phát triển

(LĐTĐ) Từ ngày 13 - 16/4, tại Hà Nội sẽ diễn ra Hội nghị hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Pháp lần thứ 12 với chủ đề "Hợp tác địa phương: Động lực thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững, toàn diện sau đại dịch Covid-19”.
Hà Nội sẽ tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Pháp “Sắc màu Việt Nam”: Không gian trải nghiệm văn hóa đầy màu sắc sắp diễn ra tại Hà Nội Hội nghị hợp tác địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12: Cơ hội để quảng bá văn hóa và con người Thủ đô

Tăng cường mối quan hệ và tình đoàn kết giữa hai nước

Hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp được đặt nền móng từ năm 1989 với việc thành lập quan hệ đối tác giữa thành phố Hà Nội và vùng Ile-de-France. Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1996 tại thành phố Lille (Pháp).

Đến nay, đã có trên 33 tỉnh, thành phố của Việt Nam và 24 địa phương của Pháp hợp tác với 55 dự án và thỏa thuận hợp tác cấp địa phương. Các dự án hợp tác tập trung vào các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu của địa phương Việt Nam và thế mạnh của Pháp như văn hóa, ngôn ngữ, du lịch, bảo tồn - bảo tàng di sản, nước và vệ sinh môi trường, quy hoạch đô thị, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, đào tạo nghề, y tế, phát triển bền vững, môi trường, phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Kể từ khi thiết lập quan hệ song phương đến nay, Việt Nam và Pháp luôn tạo dấu ấn trong quan hệ thương mại với những số liệu khả quan. Đặc biệt, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA) đi vào thực thi đã tạo đà cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường châu Âu, trong đó có Pháp.

Quan hệ Việt Nam - Pháp: Dấu ấn 50 năm hợp tác và phát triển
Hội nghị hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam - Pháp lần thứ 12 được tổ chức tại Hà Nội.

Hiện nay, Pháp là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU). Kim ngạch thương mại Việt Nam - Pháp có tốc độ tăng trưởng bình quân 15,7%/năm trong giai đoạn năm 2011 - 2019. Riêng trong lĩnh vực xuất khẩu, Pháp hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam trong EU, chỉ đứng sau Hà Lan, Đức, Áo.

Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Pháp đã tăng hơn 3 lần từ khoảng 1,6 tỷ USD vào năm 2009 lên 5,3 tỷ USD vào năm 2019. Hiện có hơn 300 doanh nghiệp của Pháp hoạt động trong rất nhiều ngành, lĩnh vực tại Việt Nam, trong khi đó nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tiên phong triển khai hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Pháp. Thương mại song phương giữa hai nước liên tục tăng trưởng, đạt gần 7 tỷ euro (7,45 tỷ USD) vào năm 2021 và ước tính lên tới 8 tỷ euro (8,5 tỷ USD) vào năm 2022.

Pháp là nhà tài trợ châu Âu song phương ODA hàng đầu cho Việt Nam và Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước hưởng ODA của Pháp tại châu Á với tổng số vốn cam kết lên đến 18,4 tỷ USD tính từ năm 1993. Việt Nam cũng là một trong số ít nước được hưởng cả ba kênh viện trợ tài chính của Pháp là viện trợ phát triển chính thức từ ngân khố, cho vay ưu đãi từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Quỹ Đoàn kết ưu tiên (FSP).

Về đầu tư, các nhà đầu tư Pháp tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất, phân phối điện; các lĩnh vực dịch vụ, bán buôn và bán lẻ, kinh doanh bất động sản... Đặc biệt, dự án Metro số 3 là dự án nhận được sự tài trợ lớn từ phía Pháp, góp phần quan trọng vào việc cải thiện tình hình giao thông của thành phố Hà Nội, cũng như giảm thiểu phát thải gây hiệu ứng nhà kính trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với sự đe dọa của biến đổi khí hậu. Ở chiều ngược lại, tính đến tháng 3/2022, Việt Nam đầu tư sang Pháp 18 dự án với tổng số vốn hơn 38 triệu USD.

Giao lưu văn hóa giữa hai nước ngày càng phát triển. Hằng năm, Chính phủ Pháp dành khoảng 5 triệu euro cho ngân sách hợp tác văn hóa với Việt Nam, điển hình là việc hỗ trợ hoạt động của Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội, Viện Trao đổi văn hóa Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Đà Nẵng. Đây là nơi tổ chức và diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước.

Về hợp tác y tế, hai nước hiện có 30 dự án hợp tác đào tạo y học và cận y học như đào tạo bác sĩ nội trú tại các bệnh viện Pháp. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vừa qua, Việt Nam đã hỗ trợ khẩu trang cho các địa phương của Pháp, Pháp hỗ trợ 5,5 triệu liều vắc xin cùng nhiều trang thiết bị y tế cho Việt Nam…

Cơ hội quảng bá văn hóa và con người Thủ đô

Với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Châu Âu và Ngoại giao Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Hiệp hội các địa phương Pháp, thành phố Hà Nội chủ trì tổ chức Hội nghị hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam - Pháp lần thứ 12 từ ngày 13 - 16/4/2023.

Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12 dự kiến có sự tham gia của trên 800 đại biểu của cả phía Việt Nam và Pháp, bao gồm lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan, lãnh đạo các chính quyền địa phương, đại diện các Hội hữu nghị, cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, nhân sỹ trí thức Việt kiều yêu nước tại Pháp, đại diện các dự án hợp tác giữa Việt Nam - Pháp, một số tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, các trường đại học và cộng đồng doanh nghiệp của hai nước Việt Nam và Pháp.

Quan hệ Việt Nam - Pháp: Dấu ấn 50 năm hợp tác và phát triển
UBND thành phố Hà Nội họp báo về Hội nghị hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam - Pháp lần thứ 12.

Để chuẩn bị tốt nhất cho Hội nghị này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã lên phương án chuẩn bị kĩ lưỡng. Công tác chuẩn bị nội dung, được triển khai hết sức tích cực với nền tảng kinh nghiệm các sự kiện quốc tế đã được tổ chức trên địa bàn thành phố. Website hội nghị (https://vf12.vn/) được đưa vào hoạt động từ ngày 16/2/2022, đăng tải những thông tin về quan hệ Việt Nam - Pháp, giới thiệu về các địa phương và hợp tác song phương.

Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Nội Ngô Minh Hoàng cho biết, hội nghị là dịp tổng kết, đánh giá kết quả những nội dung đã triển khai hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Pháp; trao đổi những khó khăn, thách thức và đưa ra giải pháp nhằm tăng cường thúc đẩy, triển khai thực hiện chính sách quan hệ hợp tác, liên kết và thiết lập quan hệ đối tác cùng có lợi giữa các địa phương hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ “hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, lâu dài, tin cậy” giữa Việt Nam và Pháp; củng cố và tăng cường mối quan hệ sẵn có, đồng thời mở rộng các mối quan hệ đối tác mới.

Công tác lễ tân, hậu cần, đón đưa các đoàn đã có sự phối hợp rất chặt chẽ với kế hoạch đề ra. Công tác chuẩn bị nội dung, được triển khai tích cực với nền tảng kinh nghiệm các sự kiện quốc tế đã được tổ chức trên địa bàn Thành phố… Công tác đảm bảo an ninh trật tự quanh thời gian diễn ra hội nghị hợp đã được chuẩn bị.

Với chủ đề “Hợp tác địa phương: Động lực thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững, toàn diện sau đại dịch Covid-19”, Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12 tập trung trao đổi, thảo luận xoay quanh 4 phiên hội thảo chuyên đề: Đô thị bền vững; Môi trường, nước và xử lý nước; Văn hóa, Di sản và Du lịch; Thành phố thông minh và số hóa.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động bên lề cũng được tổ chức nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, giao lưu giữa các địa phương, đối tác của hai nước như: Không gian quảng bá các địa phương với quy mô hơn 80 gian hàng quảng bá, giới thiệu về văn hóa, địa điểm du lịch, các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của các địa phương Việt Nam; Lễ hội “Balade en France” với quy mô 50 gian hàng của các doanh nghiệp Pháp - Việt hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, nông nghiệp, thực phẩm, được tổ chức dưới hình thức hội chợ nhằm giới thiệu đến công chúng về ngành nông nghiệp, công nghệ thực phẩm Pháp và nghệ thuật văn hóa ẩm thực Pháp;

Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Pháp; Các hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc giữa chính quyền với chính quyền (G2G), chính quyền với doanh nghiệp (G2B), doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B); Tiệc chiêu đãi chính thức của UBND thành phố Hà Nội; Chương trình nghệ thuật chào mừng Hội nghị;

Triển lãm ảnh về quan hệ Việt Nam - Pháp và hợp tác cấp địa phương Việt Nam - Pháp; Chương trình tham quan các khu danh thắng trong và ngoài Hà Nội, nhất là các địa điểm, công trình dự án hợp tác Hà Nội với Pháp như: Bảo tàng về khảo cổ học tại khu di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long, các địa điểm du lịch di sản tại Khu phố cổ Hà Nội (do Hà Nội và Toulouse hợp tác thực hiện), Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Vườn hoa Diên Hồng, Dự án bảo tồn, trùng tu Biệt thự Pháp cổ 49 Trần Hưng Đạo (do Hà Nội và Ile-de-France hợp tác thực hiện).

Đinh Luyện - Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải mã năng lực vượt trội của Masterise trên hành trình kiến tạo đô thị bền vững

Giải mã năng lực vượt trội của Masterise trên hành trình kiến tạo đô thị bền vững

(LĐTĐ) Được vinh danh ở hai hạng mục “Nhà phát triển BĐS tiêu biểu” (lần thứ 4 liên tiếp) và “Dự án bất động sản xanh tiêu biểu” dành cho dự án trọng điểm The Global City tại giải thưởng Bất động sản (BĐS) tiêu biểu 2024, Masterise tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực vượt trội trên hành trình kiến tạo những công trình kiến trúc đẳng cấp và trải nghiệm xứng tầm cho khách hàng.
Vạn Phúc City là một trong ba điểm bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch 2025 tại TP.HCM

Vạn Phúc City là một trong ba điểm bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch 2025 tại TP.HCM

(LĐTĐ) Dịp Tết Dương lịch năm nay, Khu đô thị Vạn Phúc sẽ là một trong 3 địa điểm bắn pháo hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Quận Thanh Xuân công bố sáp nhập 4 phường  Kim Giang và Hạ Đình, Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam

Quận Thanh Xuân công bố sáp nhập 4 phường Kim Giang và Hạ Đình, Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam

(LĐTĐ) Ngày 26/12, quận Thanh Xuân tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15, ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, giai đoạn 2023-2025; quyết định thành lập Đảng bộ phường Hạ Đình và Đảng bộ phường Thanh Xuân Bắc.
Quận Đống Đa: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, triển khai Chi bộ bốn tốt

Quận Đống Đa: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, triển khai Chi bộ bốn tốt

(LĐTĐ) Năm 2024, Đảng bộ quận Đống Đa có 22 đơn vị xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 88 đơn vị xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; không có tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành nhiệm vụ và yếu kém. Đảng bộ quận kết nạp 312/291 đảng viên mới, đạt 107% chỉ tiêu Thành phố giao.
“Be The Celebration” - Chốt lịch đến ngay lễ hội đón năm mới 2025 tại trung tâm mới

“Be The Celebration” - Chốt lịch đến ngay lễ hội đón năm mới 2025 tại trung tâm mới

(LĐTĐ) Sau 02 năm liên tiếp lễ hội đón năm mới diễn ra vô cùng thành công tại The Global City, trung tâm mới của TP.HCM tiếp tục chào đón năm 2025 rực rỡ với Lễ hội đón năm mới hoàn toàn khác biệt, nơi khai mở mọi niềm vui và truyền cảm hứng khám phá bất tận cho hàng triệu người dân, du khách trong và ngoài nước, với tên gọi “The Global Celebration Party”.
Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất với chủ đề “độc lạ miền Viễn Tây"

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất với chủ đề “độc lạ miền Viễn Tây"

(LĐTĐ) Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm 2024 để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) không thể bỏ lỡ sự kiện lễ hội hoa hướng dương lớn nhất và “độc lạ” nhất từ trước tới nay sẽ được tổ chức tại Vạn Phúc City từ ngày 21/12/2024 đến 1/1/2025 với nhiều hoạt động vô cùng hấp dẫn và độc đáo.
Nhận định kết quả trận đấu giữa Singapore và Việt Nam: 3 điểm cho các "chiến binh sao Vàng"?

Nhận định kết quả trận đấu giữa Singapore và Việt Nam: 3 điểm cho các "chiến binh sao Vàng"?

(LĐTĐ) Trận đấu bán kết lượt đi giữa Singapore và Việt Nam sẽ diễn ra lúc 20h tối nay (26/12) hứa hẹn sẽ không kém phần gay cấn.

Tin khác

Quận Đống Đa: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, triển khai Chi bộ bốn tốt

Quận Đống Đa: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, triển khai Chi bộ bốn tốt

(LĐTĐ) Năm 2024, Đảng bộ quận Đống Đa có 22 đơn vị xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 88 đơn vị xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; không có tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành nhiệm vụ và yếu kém. Đảng bộ quận kết nạp 312/291 đảng viên mới, đạt 107% chỉ tiêu Thành phố giao.
Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực

Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực

(LĐTĐ) Với tầm nhìn đến 2050 Thủ đô Hà Nội trở thành “Nơi đáng đến và lưu lại, nơi đáng sống và cống hiến”, Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Thủ đô) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã mang đến những tư duy hành động mới với quan điểm cốt lõi “con người là trung tâm của sự phát triển”. Từ tâm thế này, đô thị Hà Nội với mô hình chùm đô thị trung tâm và các thành phố trong Thủ đô cũng đã được định hình theo các nhiệm vụ, chức năng đặc thù nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế riêng.
Đô thị bừng sáng từ “Tuyến đường hoa nhân dân”

Đô thị bừng sáng từ “Tuyến đường hoa nhân dân”

(LĐTĐ) Mới đây, huyện Thanh Trì đã tổ chức gắn biển công trình “Tuyến đường hoa nhân dân” tại thôn Yên Ngưu, xã Tam Hiệp. “Tuyến đường hoa nhân dân” là một trong những mô hình mới làm đẹp đô thị tại huyện Thanh Trì.
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024

Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024

(LĐTĐ) Tại hội nghị, có 4 tập thể, 3 cá nhận được nhận Bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội; 17 tập thể, 15 cá nhân được Ủy ban nhân dân quận tặng giấy khen...
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

(LĐTĐ) Giáng sinh là ngày lễ lớn được mong chờ. Tại Thủ đô, những ngày này, nhiều tuyến phố được trang trí cờ hoa rực rỡ, nhất là khu vực Nhà thờ Lớn Hà Nội.
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”

Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”

(LĐTĐ) Việc chuyển đổi sang phương tiện sử dụng năng lượng sạch không chỉ giúp giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính mà còn thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển vận tải hành khách công cộng. Thông qua đó, sẽ thúc đẩy chuyển đổi xanh trong giao thông đô thị, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, chỉ có định hướng là chưa đủ, doanh nghiệp vẫn cần thêm những chính sách hỗ trợ để hiện thực hóa những mục tiêu đề ra.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

(LĐTĐ) Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên khắp các tuyến phố Hà Nội đã thấp thoáng sắc đào, quất - những biểu tượng quen thuộc của mùa Xuân đang về.
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

(LĐTĐ) Vừa bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ năm 2024, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng đang khẩn trương hoàn tất các khâu cuối cùng sắp xếp các đơn vị hành chính mới, sẵn sàng vận hành từ ngày 1/1/2025. Theo đánh giá, sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, công tác quản lý cũng như dư địa phát triển trên địa bàn sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động