Quận Long Biên đề xuất di dời Nhà máy xe lửa Gia Lâm
Cấp phường cần quyết liệt trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm | |
Luôn được quan tâm hàng đầu | |
Ngọc Lâm: Xử phạt 9 trường hợp với số tiền hơn 3,8 triệu đồng |
Chủ tịch UBND quận Long Biên cho hay, Nhà máy xe lửa Gia Lâm có diện tích 20 ha, thuộc quyền quản lý của Chi nhánh Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - Liên hiệp sức kéo đường sắt.
Nhà máy xe lửa Gia Lâm được thành phố Hà Nội gắn biển Di tích cách mạng kháng chiến năm 2007. |
Theo bà Hà, nhà máy nằm ở vị trí trung tâm quận, vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nhưng hiện việc sử dụng đất tại nhà máy chủ yếu để cho thuê, sử dụng sai mục đích, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Về cơ sở pháp lý của đề xuất, lãnh đạo quận Long Biên cho biết, trong báo cáo về các cơ sở ô nhiễm cần di dời của Sở TN&MT có ghi “Nhà máy xe lửa Gia Lâm là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”. UBND TP Hà Nội cũng đã có văn bản giao Sở TN&MT chủ trì, lập kế hoạch và tổ chức di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch đô thị trước năm 2020. "Theo quy hoạch phân khu, vị trí đất nhà máy đang sử dụng thuộc ô quy hoạch có chức năng đất công cộng của thành phố" - bà Hà cho biết.
Thống nhất với đề xuất trên, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Vũ Văn Viện cho rằng, quận Long Biên nên gắn việc di dời Nhà máy xe lửa với xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 thì sẽ dễ được chấp thuận hơn.
Đồng tình với việc di dời nhà máy, nhưng Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Phan Lan Tú lại cho rằng, quận Long Biên nên dành một phần diện tích làm bảo tàng để lưu giữ kỷ vật của công trình này. Bởi theo bà Phan Lan Tú, tên Nhà máy xe lửa Gia Lâm đã gắn với đời sống cư dân địa phương và trong lịch sử, Bác Hồ cũng đã từng về đây thăm.
Nhà máy xe lửa Gia Lâm (còn gọi là Nhà máy hỏa xa Gia Lâm) được thành lập năm 1905. Thời điểm này, Gia Lâm là giao điểm của 4 tuyến đường sắt phía Bắc do Công ty Hỏa xa Vân Nam cai quản, khai thác, do vậy Nhà máy xe lửa Gia Lâm được thành lập để sửa chữa đầu máy hơi nước và các loại toa xe. Lúc bấy giờ, Nhà máy chiếm diện tích 50 ha ruộng đất của nông dân. Diện tích nhà xưởng khoảng gần 4.500 m2 có 14 vị trí lắp ráp đầu máy. Phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân Nhà máy Xe lửa Gia Lâm diễn ra mạnh mẽ từ khi thành lập cho đến năm 1945. Sau đó, nhà máy phục vụ tích cực cho kháng chiến và xây dựng đất nước qua các thời kỳ. Ngày 19 tháng 5 năm 1955, Nhà máy vinh dự được Bác Hồ về thăm. Năm 2007, Nhà máy xe lửa Gia Lâm được thành phố Hà Nội gắn biển Di tích cách mạng kháng chiến. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42