Quận Tây Hồ siết chặt quản lý mô hình “vùng xanh” an toàn

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Thường trực Thành ủy Hà Nội, quận Tây Hồ đang nỗ lực từng ngày để việc siết chặt quản lý “vùng xanh” an toàn là bước đi vững chắc, là giải pháp kịp thời trong thời điểm giãn cách xã hội hướng tới mục tiêu giữ vững, mở rộng “vùng xanh”, thu hẹp “vùng đỏ” và “vùng cam”, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người dân, duy trì hiệu quả công tác phòng, chống dịch tại địa bàn.
Chung tay xây dựng và bảo vệ “vùng xanh doanh nghiệp” Người dân phường Bưởi chung tay giữ gìn, bảo vệ “vùng xanh” Huyện Ứng Hòa điều chỉnh phù hợp để quyết tâm giữ vững "vùng xanh"

Đẩy nhanh tiến độ, siết chặt quản lý

Bà Lê Thị Thu Hằng, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Tây Hồ cho biết, trước những nỗ lực, sự chủ động và kết quả bước đầu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tây Hồ, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã ghi nhận và đánh giá cao sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị quận trong việc triển khai các mô hình mới, cách làm sáng tạo, đạt hiệu quả. Tiêu biểu như triển khai nhanh chóng Nghị Quyết 68 hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; triển khai thẻ vào chợ, phân chia thời gian người dân đi chợ...

Quận Tây Hồ siết chặt quản lý mô hình “vùng xanh” an toàn
Chốt kiểm soát "vùng xanh" trên địa bàn phường Bưởi

Việc triển khai “vùng xanh” an toàn trên địa bàn quận Tây Hồ là nét mới, sáng tạo gắn với văn hóa người Hà Nội, gắn liền với phong trào xây dựng các tổ dân phố an toàn, khu dân cư an toàn chung tay đẩy lùi Covid-19. Đồng thời, quận Tây Hồ cũng được Trung ương, Thành phố ghi nhận, khen thưởng về việc tích cực vận động ủng hộ Quỹ vắc xin phòng Covid-19. Đây chính là khởi nguồn của Kế hoạch số 44-KH/QUTH ngày 13/8/2021 của Ban Thường vụ Quận ủy: siết chặt quản lý các “vùng xanh” an toàn đảm bảo thực chất, hiệu quả, xác định xây dựng các tổ dân phố xanh an toàn trong tổ dân phố có nhiều “vùng xanh” an toàn.

Theo đó mục tiêu quan trọng mà quận Tây Hồ tiếp tục hướng tới đó là giữ vững và mở rộng các “vùng xanh” an toàn, triển khai nhanh tiêm vắc xin theo hướng khoanh vùng, tập trung tiêm vắc xin ở những “vùng đỏ”, “vùng cam”, giữ vững các “vùng xanh” để đạt miễn dịch cộng đồng.

Tính đến thời điểm này, toàn quận có 106 tổ dân phố xanh an toàn, 35 chung cư an toàn, lập 274 chốt với thời gian thực hiện từ 6h đến 22h hàng ngày. Sở Chỉ huy quận đã phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương Hà Nội triển khai 7 điểm cung cấp thực phẩm an toàn tại địa bàn dân cư (Nhật Tân, Bưởi, Xuân La, Yên Phụ, Phú Thượng, Thụy Khuê, Tứ Liên), tiếp tục đề xuất 12 điểm bán hàng bằng xe lưu động để đáp ứng nhu cầu của người dân trong các “vùng xanh”.

Khắc phục khó khăn, xác định đúng “vùng xanh”, đảm bảo thực chất

Các phường trên địa bàn quận Tây Hồ đã chủ động rà soát, lập các chốt cứng đảm bảo đáp ứng điều kiện thực tế với các địa bàn dân cư. Các “vùng xanh” xây dựng nội quy dựa trên quy ước của tổ dân phố đảm bảo nhân dân phát huy quyền làm chủ, tự kiểm tra, giám sát, tiến tới tạo nhiều “vùng xanh” an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Trước mắt, quận chỉ đạo triển khai khẩn trương tại 3 phường Yên Phụ, Bưởi, Thụy Khuê; từ đó rút kinh nghiệm triển khai đồng bộ tại 8 phường.

Quận Tây Hồ siết chặt quản lý mô hình “vùng xanh” an toàn
Quận Tây Hồ triển khai xây dựng "vùng xanh" tại các khu chung cư nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa dịch

Ông Hoàng Xuân Sáng, Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ cho biết, ngay sau khi nhận được kế hoạch, phường Yên phụ đã xây dựng và triển khai thành lập ngay 28 chốt “vùng xanh” an toàn, 2 chốt “vùng đỏ”, trong đó có 2 chốt chợ, 4 chốt cứng đảm bảo nghiêm tại các vùng giáp ranh phường Tứ Liên và phường Phúc Xá (quận Ba Đình).

“Thực tế địa bàn phường có nhiều ngõ ngách nhỏ, do vậy Sở Chỉ huy phường đã phân công rõ trách nhiệm cho các Tổ trưởng dân phố tiếp tục rà soát điểm chốt, hoàn thiện nội quy và cách thức quản lý các “vùng xanh” an toàn. Công tác xét nghiệm và tiêm vắc xin được triển khai nhanh chóng tới các khu vực có nguy cơ lây nhiễm. Công tác đảm bảo an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm, phường đã hỗ trợ, trao tặng trên 7.000 suất quà. Bước đầu thực hiện siết chặt “vùng xanh” an toàn được người dân trên địa bàn đồng tình, ủng hộ”, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND phường Yên Phụ chia sẻ.

Tại phường Bưởi, Sở Chỉ huy phường đã rà soát và thành lập 25 chốt; đảm bảo ghi chép sổ sách quản lý người ra, vào theo mẫu quy định. Rà soát 192 thợ xây còn đang ở lại tại địa bàn đã được hỗ trợ lương thực, thực phẩm.

Ông Phạm Xuân Đức, Bí thư Đảng ủy phường Bưởi cho biết: Trên địa bàn có dân số đông, đường làng, ngõ xóm nhỏ, vì vậy việc triển khai “một ngõ - một cửa” còn gặp khó khăn trong việc xử lý rác thải của người dân. Khu vực chợ Bưởi còn có sự đan xen, giáp ranh với phường Nghĩa Đô nên việc quản lý cần phải chặt chẽ hơn. Bài học kinh nghiệm mà phường đúc rút ra là sự quyết đoán, truyền tải nhanh chóng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Quận ủy; phát huy trách nhiệm của người đứng đầu và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phòng, chống dịch; phát huy sức mạnh đoàn kết của nhân dân, tinh thần tương thân tương ái, góp công, góp sức cùng Đảng bộ, chính quyền trong công tác phòng, chống dịch.

Tại phường Thụy Khuê, sau khi rà soát thực tế tại địa bàn, phường đã thành lập 58 chốt trong đó có 53 chốt tổ dân phố, 5 chốt trong khu dân cư; thành lập và huy động lực lượng tại chỗ tham gia thực hiện nhiệm vụ tại các chốt. Sở Chỉ huy phường đã chỉ đạo rà soát số lượng người lao động ngoại tỉnh ở lại địa bàn, số lượng doanh nghiệp, cửa hàng ngừng hoạt động theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, đồng thời phối hợp cung cấp số liệu để các chốt quản lý theo“vùng xanh” an toàn.

Quận Tây Hồ siết chặt quản lý mô hình “vùng xanh” an toàn
Chợ Phú Gia triển khai "vùng xanh" an toàn, ngăn chặn dịch bệnh phát sinh tại chợ

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tây Hồ khẳng định quận cần xây dựng nhiều “vùng xanh” an toàn trong tổ dân phố an toàn. Trên địa bàn quận thống nhất thiết lập 274 “vùng xanh” an toàn, duy trì một đường ra - vào, chặn chốt cứng ngăn cách các địa bàn “vùng xanh”; tổ chốt trực ghi chép đầy đủ, kiểm soát và quản lý chặt chẽ số người ra - vào. Đồng thời quản lý chặt chẽ các chợ dân sinh trên địa bàn, tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm quy tắc 5K, hạn chế tình trạng tụ tập đông người, tránh nguồn lây nhiễm từ các chợ.

Bên cạnh đó, UBND các phường đẩy nhanh việc tiêm vắc xin, phấn đấu đạt tỷ lệ 70% người dân trên địa bàn được tiêm vắc xin. Cùng với việc triển khai thực hiện kế hoạch siết chặt “vùng xanh”, các đơn vị cần tiến hành rà soát các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó đề ra giải pháp hoàn thành mục tiêu kép vừa chống dịch vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội.

Song song với công tác phòng, chống dịch, UBND các phường cần rà soát kỹ các đối tượng người có công, các đối tượng chính sách, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn; nắm chắc số người lao động ngoại tỉnh đang phải ở lại địa bàn để hỗ trợ nhằm mục tiêu “không bỏ ai lại phía sau”.

Từ những kết quả quận Tây Hồ đã đạt được cho thấy dù không phải là địa phương đầu tiên tổ chức mô hình “vùng xanh” an toàn trên địa bàn Thành phố nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo, hướng đến lợi ích của nhân dân, mô hình “vùng xanh” an toàn tại quận thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động