Quán triệt cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Sáng 29/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Báo cáo viên thành phố tháng 10/2024. Phó Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đào Xuân Dũng chủ trì hội nghị.
Triển khai sâu rộng, có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của Thủ đô Tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền về hoạt động công tác đối ngoại

Tại hội nghị, các đại biểu nghe Phó Giám đốc, Phó Tổng biên tập Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia Sự thật Phạm Thị Thịnh quán triệt những nội dung chính cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây là tác phẩm có giá trị lý luận và thực tiễn quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong thời kỳ mới.

Quán triệt cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Quang cảnh hội nghị.

Cuốn sách gồm 928 trang, tuyển chọn 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, trong đó bài viết sớm nhất là năm 1968.

Nội dung cốt lõi của cuốn sách gồm 3 phần. Trong đó, phần thứ nhất: “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc”: Gồm 19 bài viết, bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hội nghị công tác tư tưởng, văn hóa toàn quốc,… tập trung làm rõ nội hàm khái niệm, nội dung, mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa; khái quát những thành tựu, hạn chế, phân tích, chỉ rõ nguyên nhân; xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa Việt Nam.

Phần thứ hai: “Phát triển toàn diện, đồng bộ để văn hóa thật sự là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước bền vững”: Gồm 73 bài phát biểu, bài viết, thư,… của đồng chí Nguyễn Phú Trọng đối với các lĩnh vực văn hóa (văn học, nghệ thuật; giáo dục, đào tạo; báo chí, xuất bản;…); quá trình xây dựng, phát triển của các cơ quan văn hóa.

Phần thứ ba: “Từ luận điểm văn hóa của đồng chí Nguyễn Phú Trọng đến thực tiễn cuộc sống”: Tuyển chọn 32 bài viết, trả lời phỏng vấn của cán bộ, đảng viên và Nhân dân qua nghiên cứu, học tập và triển khai cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng; xác định các giải pháp thiết thực, hiệu quả để xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam.

Cuốn sách cũng tuyển chọn hơn 90 bức ảnh tư liệu quý, ghi lại những hình ảnh của Tổng Bí thư trong các hoạt động văn hóa; các chuyến đi thăm, làm việc với các địa phương, các cơ quan, đơn vị trong ngành Văn hóa; các buổi gặp gỡ văn nghệ sĩ, trí thức trên mọi miền Tổ quốc.

Quán triệt cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Các đại biểu dự hội nghị.

Theo đồng chí Phạm Thị Thịnh, cuốn sách không chỉ là sản phẩm trí tuệ, tâm huyết của riêng Tổng Bí thư, mà quan trọng hơn là một công trình khoa học có tính chất hệ thống, tập hợp những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng về vai trò, sứ mệnh của văn hóa như nguồn lực nội sinh cho phát triển - sự gắn kết của văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội.

Cuốn sách là tài liệu nghiên cứu quý giá; hệ thống hoá, khái quát hoá các chủ trương, nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo, phương châm, phương thức triển khai đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Nội dung của tác phẩm là sự chắt lọc, đúc kết từ nghiên cứu lý luận sâu sắc và hoạt động thực tiễn cách mạng phong phú của đồng chí Nguyễn Phú Trọng; góp phần phát triển tư duy lý luận của Đảng ta về văn hóa.

Cuốn sách đã phân tích, làm rõ quá trình vận động, phát triển và những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đúc rút những vấn đề có tính quy luật khách quan, có giá trị định hướng sâu sắc về xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc trong thời kỳ mới; trọng tâm là xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam; là một công trình có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn, là “cẩm nang” về công tác xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam.

Cuốn sách bao gồm những chỉ đạo cụ thể, những thông điệp sâu sắc đối với các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa; đồng thời khắc họa sâu sắc tầm văn hóa cao rộng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng; có sức lay động lớn, truyền cảm hứng và niềm tin, nhân lên quyết tâm xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (3/12): Giá dầu thế giới ổn định

Giá xăng dầu hôm nay (3/12): Giá dầu thế giới ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay (3/12), giá dầu thế giới không biến động nhiều vì hy vọng về nhu cầu mạnh hơn xuất phát từ hoạt động sản xuất nhà máy ở Trung Quốc. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,15 USD/thùng, tăng 0,21%; giá dầu Brent ở mốc 71,9 USD/thùng, tăng 0,08%.
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

(LĐTĐ) Vì sức khỏe thanh, thiếu niên; vì tương lai giống nòi; vì trách nhiệm trước cử tri và đồng bào cả nước, chiều ngày 30/11 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất thông qua Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.
Sẽ làm “sống lại” những dòng sông của Thủ đô

Sẽ làm “sống lại” những dòng sông của Thủ đô

(LĐTĐ) Những mét khối nước thải đầu tiên đã được thu gom về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá để các thiết bị chạy vận hành thử nghiệm trong 6 tháng. Với việc nước thải sinh hoạt hai bờ sông Tô Lịch được thu gom đưa về xử lý mang đến kỳ vọng cải thiện môi trường cho các dòng sông đang ô nhiễm nghiêm trọng tại Thủ đô.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hai doanh nghiệp hơn 530 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hai doanh nghiệp hơn 530 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, đã ban hành các quyết định xử phạt hành chính số tiền 395 triệu đồng đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia, và phạt tiền 137,5 triệu đồng đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I. do các vi phạm về công bố thông tin; không ký kết hợp đồng bằng văn bản khi tiến hành giao dịch với người có liên quan; vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan của các đối tượng này.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Nhiều chính sách về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ tháng 12

Nhiều chính sách về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ tháng 12

(LĐTĐ) Hướng dẫn mới về xếp lương viên chức ngành giáo dục nghề nghiệp; tăng chế độ bồi dưỡng cho người rà phá bom mìn... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12 này.
Phát huy vai trò của Công đoàn trong ngành Giáo dục và Đào tạo

Phát huy vai trò của Công đoàn trong ngành Giáo dục và Đào tạo

(LĐTĐ) Thời gian qua, bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, của Thị ủy - UBND thị xã Sơn Tây, LĐLĐ Thị xã phối hợp với Phòng GD&ĐT Thị xã chỉ đạo các nhà trường và các Công đoàn cơ sở triển khai đổi mới phương pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, kết quả đánh giá cán bộ giáo viên. Qua công tác phối hợp, vai trò của Công đoàn trong ngành Giáo dục và Đào tạo từng bước được khẳng định.

Tin khác

“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

(LĐTĐ) Đối với công tác bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã quyết định triển khai dự án khẩn cấp; giao Sở Xây dựng chủ trì với các sở, ngành, ban quản lý dự án và các địa phương đẩy nhanh tiến độ dự án. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu đến 2/9/2025 phải hoàn thành, trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào. Quá trình thực hiện phải đặc biệt chú ý phương án bảo vệ môi trường sinh thái, hệ sinh thái Hồ Tây bổ cập nước hồ về sông Tô Lịch.
Sáng nay (2/12), Hà Nội tổ chức Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á năm 2024

Sáng nay (2/12), Hà Nội tổ chức Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á năm 2024

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 2-3/12, Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 với chủ đề: “Đô thị thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững” diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội.
Lãnh đạo Thành phố trải nghiệm "Phở số Hà thành"

Lãnh đạo Thành phố trải nghiệm "Phở số Hà thành"

(LĐTĐ) Ngày 30/11, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã tham quan và trải nghiệm "Phở số Hà thành" tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024.
Công bố quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Công bố quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(LĐTĐ) Tối 29/11, trong khuôn khổ Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã công bố Quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Hà Nội: Xem xét điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn

Hà Nội: Xem xét điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND Thành phố thường kỳ tháng 11/2024 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp cuối năm của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và theo Chương trình công tác năm 2024 của UBND Thành phố.
Nông dân Thủ đô phải tạo ra sự khác biệt từ cách nghĩ đến cách làm

Nông dân Thủ đô phải tạo ra sự khác biệt từ cách nghĩ đến cách làm

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị, trước yêu cầu mới đòi hỏi phải xây dựng nông dân Thủ đô khác biệt về tư duy và nhận thức. Nông dân Hà Nội sản xuất không chỉ để phục vụ thị trường khoảng 10 triệu dân của Thủ đô mà còn hướng tới thị trường toàn cầu.
Cử tri quận Hoàn Kiếm kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong việc cấp sổ đỏ, sổ hồng

Cử tri quận Hoàn Kiếm kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong việc cấp sổ đỏ, sổ hồng

(LĐTĐ) Sáng 29/11, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đại biểu HĐND Thành phố đơn vị bầu cử số 2 đã tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm trước Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đối thoại, hỗ trợ nông dân Thủ đô chuyển đổi số và liên kết hợp tác

Đối thoại, hỗ trợ nông dân Thủ đô chuyển đổi số và liên kết hợp tác

(LĐTĐ) Sáng 29/11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Tổ chức các phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp

Tổ chức các phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trên tất cả lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thi đua quyết tâm cao nhất hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và kế hoạch 5 năm (2020-2025) theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động