Quên mang giấy phép lái xe, bị phạt đến 12 triệu đồng
Người dùng giấy phép lái xe quá hạn bị phạt tới 12 triệu đồng Tạo điều kiện cấp Giấy phép lái xe khu vực áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ |
Ảnh minh họa. |
Theo quy định, từ năm 2022, người điều khiển phương tiện không có hoặc không mang theo các loại giấy tờ, người lái xe sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, người lái xe ôtô không có giấy phép lái xe bị phạt từ 10 - 12 triệu đồng thay cho mức phạt từ 4 - 6 triệu đồng tại Nghị định 100/2019, bị tịch thu bằng lái xe. Trường hợp không mang giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền từ 300 - 500 nghìn đồng.
Ngoài ra, người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, bị tẩy xóa hoặc không hợp lệ hiện bị phạt 1 - 2 triệu đồng. Trường hợp quên không mang giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng.
Cùng đó, người điều khiển xe ôtô không có đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng. Nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu phương tiện sung vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Liên quan đến giấy chứng nhận kiểm định xe ô tô, người điều khiển xe không có loại giấy này sẽ bị phạt tiền từ 4 đến 6 triệu đồng, bị tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng. Trường hợp không mang theo chứng nhận đăng kiểm sẽ bị phạt tiền từ 300 - 500 nghìn đồng.
Bà Hoàng Hồng Hạnh, đại diện Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, theo quy định điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe là một trong các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Giao thông đường bộ.
Khi người không có bằng lái sẽ thiếu hiểu biết pháp luật an toàn giao thông và kỹ năng điều khiển phương tiện, tiềm ẩn rất lớn nguy cơ tai nạn giao thông. Nghị định 123 sửa đổi Nghị định 100 đã tăng nặng mức phát đối với hành vi này đảm bảo tính răn đe.
Do đó, việc xử phạt đối với các hành vi không có giấy phép lái xe cũng để ngăn chặn tình trạng người vi phạm không xuất trình giấy phép, chấp nhận nộp phạt thay vì phải tước giấy phép lái xe.
Theo bà Hạnh, một số hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao, thời gian tước quyền sử dụng giấy phép lái xe dài. Do đó, trong nhiều trường hợp, người vi phạm cố tình không xuất trình giấy phép lái xe, khai báo mất để trốn tránh việc bị tước giấy phép lái xe.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
“Làm sạch” môi trường gia đình vì tương lai thế hệ trẻ
Tư vấn luật 07/11/2024 07:02
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Tư vấn luật 05/11/2024 19:33
Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới
Infographic 16/10/2024 06:59
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ
Tư vấn luật 07/10/2024 07:36
Đề xuất mới: Vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung sẽ trừ 12 điểm giấy phép lái xe
Tư vấn luật 03/10/2024 15:29
Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi
Tư vấn luật 03/10/2024 15:10
Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”
Tư vấn luật 03/10/2024 10:48
Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách
Tư vấn luật 26/09/2024 08:54
Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới
Infographic 17/09/2024 07:31
Lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng có thể bị xử lý hình sự, phạt tù
Tư vấn luật 13/09/2024 06:44